Nghiên cứu nồng độ Pepsinogen I, II huyết thanh ở bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến dạ dày
Nghiên cứu nồng độ Pepsinogen I, II huyết thanh ở bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến dạ dày.Ung thư dạ dày (UTDD) với chủ yếu là ung thư biểu mô dạ dày, là một trong các loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Theo GLOBOCAN 2012 thì UTDD đứng thứ hai trong các ung thư đường tiêu hóa, xếp thứ năm trong các loại ung thư và khoảng 70% các trường hợp mới mắc xảy ra ở các nước đang phát triển [1]. Việt Nam thuộc khu vực nguy cơ ung thư dạ dày trung bình cao, với tỷ lệ mắc mới chuẩn hóa theo tuổi là 21,8 ở nam và 10,0 ở nữ mỗi 100000 dân [2].
Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán, trong hầu hết các trường hợp, khối u chỉ được phát hiện khi đã có xâm lấn lớp cơ niêm và tiên lượng thường không tốt ngay cả sau khi đã phẫu thuật cắt dạ dày và hóa trị liệu, với tỉ lệ sống thêm 5 năm chỉ khoảng 28% [3]. Nếu khối u được chẩn đoán khi mới chỉ giới hạn trong lớp niêm mạc và dưới niêm mạc (thường được gọi là ung thư dạ dày sớm), tỉ lệ sống thêm 5 năm là hơn 90% [4]. Do tính phổ biến và ác tính của ung thư dạ dày và việc cải thiện hiệu quả điều trị rõ rệt khi được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn sớm, nhu cầu chẩn đoán sớm ung thư dạ dày là một nhu cầu bức thiết.
Hiện nay phương pháp chính để chẩn đoán ung thư dạ dày vẫn là qua nội soi dạ dày, và tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định ung thư dạ dày vẫn là xét nghiệm mô bệnh học. Tuy nhiên, việc áp dụng rộng rãi nội soi dạ dày như một biện pháp sàng lọc là không khả thi do những vấn đề về giá thành, thiết bị và các khâu chuẩn bị bệnh nhân. Do đó hiện nay các nước trong khu vực và trên thế giới đang nghiên cứu sử dụng những phương pháp chẩn đoán sàng lọc mới. Một trong những chất chỉ điểm sinh học thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới hiện nay là nồng độ Pepsinogen huyết thanh. Pepsinogen huyết thanh không chỉ là một chất chỉ điểm có vai trò trong việc phát hiện sớm ung thư dạ dày mà nó còn rất hữu ích để áp dụng vào chương trình sàng lọc sớm ung thư, vốn cần những yêu cầu về tính đơn giản, phổ biến và dễ áp dụng trong cộng đồng. Tại Nhật Bản, chương trình sàng lọc rộng rãi với sự kết hợp của những kỹ thuật nội soi hiện đại và những xét nghiệm Pepsinogen, gastrin 17 huyết thanh đã đem lại thành công trong việc chẩn đoán đa số các bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm. Tại Hàn Quốc, theo nghiên cứu của Kang J.M và cộng sự (2008) đã chỉ ra rằng ở những giai đoạn viêm teo dạ dày mạn tính hoặc loạn sản dạng ruột, là những tổn thương tiền ung thư dạ dày quan trọng thì Pepsinogen huyết thanh giảm tương ứng với độ trầm trọng của tổn thương [5]. Theo một số nghiên cứu, phát hiện những tổn thương viêm teo dạ dày mạn, dị sản, loạn sản bằng phương pháp xét nghiệm huyết thanh cho kết quả chẩn đoán phù hợp khoảng 60 – 80% so với chẩn đoán bằng mô bệnh học [6], [7], [8]. Trong khi sàng lọc ung thư dạ dày sớm bằng những phương pháp nội soi hiện đại và mô bệnh học là các kỹ thuật xâm nhập, không dễ dàng cho người dân để có thể đi kiểm tra thì xét nghiệm huyết thanh định lượng Pepsinogen có thể được thực hiện định kỳ để kiểm tra sức khỏe, được chứng minh là giải pháp tốt [9].
Ở Việt Nam hiện nay, xét nghiệm Pepsinogen huyết thanh bước đầu đã được sử dụng, nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về nồng độ chất chỉ điểm sinh học này trên bệnh nhân ung thư dạ dày. Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu nồng độ Pepsinogen I, II huyết thanh ở bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến dạ dày” với hai mục tiêu sau:
1. Xác định nồng độ Pepsinogen I, II huyết thanh ở bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến dạ dày.
2. Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ Pepsinogen I, II huyết thanh, nồng độ CA 72-4 huyết thanh và mô bệnh học ở bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến dạ dày.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. DỊCH TỄ HỌC VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ UNG THƯ DẠ DÀY 3
1.1.1. Dịch tễ học ung thư dạ dày 3
1.1.2. Bệnh sinh và một số yếu tố nguy cơ của UTDD 4
1.2. GIẢI PHẪU BỆNH UNG THƯ DẠ DÀY 7
1.2.1. Vị trí 7
1.2.2. Hình ảnh đại thể 9
1.2.3. Vi thể 11
1.3. CHẨN ĐOÁN UNG THƯ DẠ DÀY 13
1.3.1. Chẩn đoán lâm sàng 13
1.3.2. Chẩn đoán hình ảnh 14
1.3.3. Chẩn đoán nội soi 14
1.3.4. Chẩn đoán tế bào học và mô bệnh học 15
1.3.5. Các xét nghiệm chất chỉ điểm u 15
1.4. PEPSINOGEN 16
1.4.1. Sơ lược về Pepsinogen 16
1.4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến Pepsinogen huyết thanh 18
1.4.3. Một số phương pháp định lượng Pepsinogen huyết thanh 19
1.4.4. Pepsinogen huyết thanh và viêm teo dạ dày mạn 20
1.4.5. Vai trò của Pepsinogen huyết thanh trong chẩn đoán nguy cơ cao ung thư dạ dày. 20
1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI VỀ PEPSINOGEN I, II VÀ TỶ LỆ PG I/II HUYẾT THANH 21
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 24
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu 24
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 24
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 24
2.2.2. Cỡ mẫu 24
2.2.3. Tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu 25
2.2.4. Tiêu chí nghiên cứu 27
2.2.5. Phương tiện nghiên cứu 27
2.2.6. Cách tiến hành 28
2.2.7. Xử lý số liệu 31
2.3. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 32
3.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN UNG THƯ DẠ DÀY 33
3.1.1. Đặc điểm giới tính 33
3.1.2. Đặc điểm về tuổi 33
3.1.3. Đặc điểm nội soi 35
3.1.4. Đặc điểm mô bệnh học 36
3.1.5. Tỷ lệ biểu lộ CA 72-4 trong ung thư biểu mô dạ dày 37
3.2. NỒNG ĐỘ PEPSINOGEN HUYẾT THANH 38
3.2.1 Nồng độ Pepsinogen I, II và tỷ số Pepsinogen I/Pepsinogen II trong nhóm nghiên cứu 38
3.2.2. Tỷ lệ dương tính của Pepsinogen I và tỷ số PGI/II 39
3.3. PEPSINOGEN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN 40
3.3.1. Liên quan nồng độ Pepsinogen theo giới 40
3.3.2. Liên quan với nhóm tuổi 41
3.3.3. Liên quan nồng độ Pepsinogen với hình ảnh đại thể 41
3.3.4. Liên quan nồng độ Pepsinogen với mô bệnh học 43
3.3.5. Liên quan giữa nồng độ Pepsinogen và giá trị CA 72-4 44
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 45
4.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN UNG THƯ DẠ DÀY 45
4.1.1. Giới tính 45
4.1.2. Tuổi 45
4.1.3. Đặc điểm hình ảnh nội soi 47
4.1.4. Đặc điểm mô bệnh học 49
4.2 NỒNG ĐỘ PEPSINOGEN I VÀ PEPSINOGEN II HUYẾT THANH 53
4.3. PEPSINOGEN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ DẠ DÀY 56
4.3.1. Liên quan nồng độ Pepsinogen theo giới 56
4.3.2. Liên quan nồng độ Pepsinogen theo tuổi 56
4.3.3. Liên quan nồng độ Pepsinogen theo vị trí tổn thương trên nội soi. 57
4.3.4. Liên quan nồng độ Pepsinogen I, II và tỷ số Pepsinogen I/Pepsinogen II với giá trị CA 72-4. 58
KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại mô bệnh học ung thư biểu mô dạ dày của Tổ chức y tế Thế giới 13
Bảng 3.1. Đặc điểm giới tính 33
Bảng 3.2. Phân bố tuổi theo giới tính 34
Bảng 3.3. Vị trí khối u 35
Bảng 3.4. Hình ảnh đại thể của khối u 35
Bảng 3.5. Phân loạt mô bệnh học theo Tổ chức Y tế Thế giới 36
Bảng 3.6. Phân loại theo mức độ biệt hóa trên mô bệnh học 37
Bảng 3.7. Nồng độ Pepsinogen huyết thanh trong nhóm nghiên cứu 38
Bảng 3.8. Tỉ lệ dương tính của xét nghiệp PGI và tỷ số PGI/II 39
Bảng 3.9. Liên quan nồng độ PG và tỷ lệ PGI/II theo giới 40
Bảng 3.10. Liên quan nồng độ Pepsinogen huyết thanh với nhóm tuổi 41
Bảng 3.11. Liên quan nồng độ Pepsinogen với hình ảnh đại thể 41
Bảng 3.12. Tỷ lệ dương tính của nồng độ PGI, PGII, tỷ lệ PGI/II theo vị trí tổn thương 42
Bảng 3.13. Liên quan nồng độ Pepsinogen với mô bệnh học 43
Bảng 3.14. Liên quan giữa nồng độ Pepsinogen và giá trị CA72-4 44
Bảng 4.1. So sánh kết quả PGI của một số tác giả. 53
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Các yếu tố liên quan đến UTDD 7
Biểu đồ 1.2. Đường cong sống thêm của bệnh nhân ung thư tâm vị và ung thư dạ dày không phải tâm vị 8
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh theo nhóm tuổi 34
Biểu đồ 3.2. Kết quả xét nghiệm CA 72-4 ở nhóm BN nghiên cứu 37
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hệ thông phân loại đại thể ung thư dạ dày của Borrmann đối chiếu với phân loại đại thể UTDD của Nhật Bản năm 2011 9
Hình 1.2. Phân loại ung thư dạ dày sớm 11
Hình 1.3. Phân loại ung thư biểu mô dạ dày theo Lauren 12
Hình 1.4. Sự phân bố của Pepsinogen ở niêm mạc dạ dày 18
Hình 2.1. Hình ảnh UTDD theo phân loại của Borrman 25
Nguồn: https://luanvanyhoc.com