Nghiên cứu nồng độ protein S100B trong chẩn đoán và tiên lượng ở bệnh nhân dập não do chấn thương sọ não kín

Nghiên cứu nồng độ protein S100B trong chẩn đoán và tiên lượng ở bệnh nhân dập não do chấn thương sọ não kín

Luận văn Nghiên cứu nồng độ protein S100B trong chẩn đoán và tiên lượng ở bệnh nhân dập não do chấn thương sọ não kín.Chấn thương sọ não (CTSN) là một cấp cứu ngoại khoa rất thường gặp, chiếm 25 -30% số bệnh nhân bị chấn thương và 2/3 số bệnh nhân tử vong do chấn thương là do chấn thương sọ não. Chấn thương sọ não đã được nghiên cứu từ lâu. Hypocrate (460 – 377 TCN) đã nghiên cứu về chảy máu nội sọ do chấn thương. Năm 1773 Petit lần đầu lên đã chia CTSN thành 3 thể cơ bản: Chấn động não, đụng giập não và đè ép não. Cho đến nay có nhiều cách phân loại mới, song về cơ bản vẫn phải dựa theo phân loại của Petit.

Ngày nay CTSN không ngừng gia tăng ở Việt Nam mà nguyên nhân chính do tại nạn giao thông [1], [2]. Tai nạn giao thông mang tính toàn cầu. Theo hiệp hội chữ thập đỏ và lưỡi liềm đỏ quốc tế, năm 1998 có ít nhất 500.000 người chết và 15.000 bị
thương do tai nạn giao thông. Trong 6 tháng đầu năm 1998: Việt Nam có 11. 488 vụ tai nạn giao thông tăng 10,68% so với 6 tháng đầu năm 1997 [3].
Tại bệnh viên Chợ Rẫy, số lượng bệnh nhân bị tai nạn giao thông ngày càng tăng cao trong đó chủ yếu bị chấn thương sọ não: năm 1995 có 23.737 trường hợp bị tai nạn giao thông với 21.700 trường hợp bị chấn thương sọ não, năm 1996 có 24.537 trường hợp tai nạn giao thông với 22.261 trường hợp bị chấn thương sọ não. Năm 1997 có 14.209 trường hợp bị tai nạn giao thông với 12.568 trường hợp bị chấn thương sọ não. 1998 có 14.530 trường hợp chấn thương sọ não được điều trị tại viện trong đó tai nạn giao thông chiếm tỉ lệ 62,9 %, chủ yếu gặp ở nam giới [4].
Dập não là một ton thương hay gặp đồng thời cũng là một trong những ton thương nặng nề nhất của chấn thương não nặng. Nếu nhẹ, dập não thường để lại di chứng về sau (như động kinh). Nếu nặng, nó thường kèm theo phần lớn các máu tụ trong sọ. Chúng tôi thấy dập não nặng trong phần lớn máu tụ dưới màng não. Chính dập não là tổn thương chủ yếu, đã gây phần lớn các tử vong. Mặc dù những năm gần đây đã có nhiều bước phát triển lớn trong chẩn đoán và điều trị nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng còn rất cao [5].
Do vậy việc chan đoán và tiên lượng sớm là vấn đề vô cùng quan trọng, giúp can thiệp kịp thời và phù hợp nhằm giảm thiểu tỷ lệ tử vong, tàn phế. Đánh giá điểm Glassgow và chụp cắt lớp vi tính sọ não được sử dụng pho biến trong chẩn đoán chấn thương sọ não. Tuy nhiên điểm Glassgow bị nhiều yếu tố chi phối như: rượu, ma túy, các bệnh lý chuyển hóa, rối loạn tâm thần…. Chụp cắt lớp vi tính thì có những hạn chế như: tiếp xúc bức xạ làm tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt ở trẻ em, phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu có thể gây các dị tật bẩm sinh và trong nhiều trường hợp còn bỏ sót tổn thương ở giai đoạn sớm, giá thành cao làm tăng chi phí điều trị cho người bệnh. Protein S100B là một calcium acid gắn protein được sản xuất chủ yếu bởi các tế bào hình sao [6]. Khi chấn thương, nồng độ protein S100B huyết thanh tăng rất sớm ngay cả với những tổn thương rất nhỏ ở não. Xét nghiệm này ít tốn kém, đơn giản hơn nên có thể xét nghiệm lặp đi lặp lại giúp tiên lượng và chẩn đoán sớm chấn thương sọ não trong khi chưa thấy tổn thương trên phim chụp cắt lớp vi tính.
Mặc dù, ở nước ngoài đã có những nghiên cứu về giá trị của xét nghiệm protein S100B trong chẩn đoán và tiên lượng chấn thương sọ não [7], [10], [30] nhưng ở Việt Nam chưa thấy nghiên cứu về vấn đề này. Từ tình hình trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu nồng độ protein S100B trong chẩn đoán và tiên lượng ở bệnh nhân dập não do chấn thương sọ não kín” với 2 mục tiêu:
1. Xác định nồng độ protein S100B huyết thanh ở bệnh nhân bị dập não do chấn thương sọ não kín.
2. Tìm hiểu giá trị của xét nghiệm protein S100B huyết thanh đối chiếu với các triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3
1.1. Tổng quan về CTSN kín 3
1.1.1. Khái niệm chấn thương sọ não kín 3
1.1.2. Phân loại chấn thương sọ não 3
1.2. Tổng quan về dập não 4
1.2.1. Cơ chế hình thành dập não 5
1.2.2. Triệu chứng lâm sàng dập não 5
1.2.3. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính trong dập não 9
1.3. Tổng quan về protein S100B 10
1.3.1. Protein S100 10
1.3.2. Protein S100B 12
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ S100B huyết thanh 17
1.4. Nghiên cứu S100B và các bệnh lý liên quan 18
1.4.1. S100B và bệnh dập não do CTSN kín: 18
1.4.2. S100B và các bệnh lý khác: 19
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu: 22
2.1.1. Nhóm bệnh 22
2.1.2. Nhóm chứng 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu 23
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 23
2.2.2. Mẫu nghiên cứu 23
2.2.3. Công cụ chan đoán và đánh giá triệu chứng lâm sàng 24
2.2.4. Các kỹ thuật hóa sinh sử dụng trong nghiên cứu 25
2.2.5. Các biến số, chỉ số trong nghiên cứu 29 
2.2.6. Quy trình nghiên cứu 29
2.2.7. Sơ đồ nghiên cứu 30
2.3. Xử lý số liệu 31
2.4. Thời gian nghiên cứu 31
2.5. Vấn đề đạo đức của đề tài 32
Chương 3: KẾT QUẢ 33
3.1. Một số đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 33
3.2. Kết quả nồng độ S100B huyết thanh 39
3.2.1. Nồng độ S100B huyết thanh ở người bình thường 39
3.2.2. So Sánh nồng độ S100B huyết thanh ở người bình thường và bệnh
nhân dập não do chấn thương sọ não kín 40
3.2.3. Liên quan giữa nồng độ S100B huyết thanh với mức độ ton thương não
theo điểm Glasgow và hình ảnh chụp CLVT ở bệnh nhân dập não 41
3.2.4. Liên quan giữa nồng độ S100B huyết thanh với thời gian lấy máu
sau tai nạn 45
3.2.5. Liên quan giữa nồng độ S100B huyết thanh với tỷ lệ tử vong: 46
Chương 4: BÀN LUẬN 47
4.1. Một số đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 47
4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới tính 47
4.1.2. Địa dư và nghề nghiệp của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 47
4.1.3. Vị trí dập não trên hình CLVT của nhóm bệnh nhân nghiên cứu . 48
4.1.4. Liên quan điểm Glasgow với giới tính ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu .. 48
4.1.5. Một số xét nghiệm đánh giá chức năng gan của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 49
4.1.6. Một số xét nghiệm đánh giá chức năng thận 50
4.1.7. Một số xét nghiệm kiểm tra chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu … 50
4.2. Nồng độ S100B huyết thanh: 50 
4.2.1. Nồng độ S100B huyết thanh ở người bình thường: 50
4.2.2. So sánh nồng độ S100B huyết thanh ở người bình thường và bệnh nhân dập não 51
4.2.3. Liên quan giữa nồng độ S100B huyết thanh với mức độ tổn thương não theo điểm Glasgow và hình ảnh chụp CLVT ở bệnh nhân dập não 52
4.2.4. Liên quan giữa nồng độ S100B huyết thanh với thời gian lấy máu
sau tai nạn 57
4.2.5. Liên quan giữa nồng độ S100B huyết thanh với tỷ lệ tử vong của bệnh nhân dập não do CTSN kín 58
KẾT LUẬN 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Chạm Uyên (2004): “Chấn thương sọ não”.Bệnh học ngoại khoa- Nội dung ôn thi sau đại học-Bộ môn Ngoại- Trường đại học Y Hà Nội: Trang. 191-202.
2. Đồng Văn Hệ (2005): “Chấn thương sọ não nặng”. Cấp cứu ngoại thần kinh- Bộ môn Ngoại – Trường đai học Y Hà Nội: Trang. 57-64.
3. UBATGTQG (2007) “Báo cáo tình hình tai nạn giao thông năm 2007”.
4. Nguyễn Hữu Minh (2000), “Nhận xét 320 trường hợp phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng cấp tính nặng do chấn thương”. Hội nghị ngoại khoa chào mừng thiên niên kỷ thứ ba- Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Lê Hồng Nhân (2005): “Giập não chảy máu – máu tụ trong não”. Cấp cứu ngoại khoa thần kinh-Bộ môn ngoại – Trường đại học Y Hà Nội Trang. 39- 44.
6. Nhà xuất bản y học (2008) : ” Chấn thương sọ não kírí”, trang 314-324.

Leave a Comment