Nghiên cứu nồng độ SFRP5, RBP4, IL-18 huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu nồng độ SFRP5, RBP4, IL-18 huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 là một trong những bệnh mạn tính phổ biến trên thế giới, hiện đang gia tăng nhanh chóng và trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng quan tâm, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Điều tra của Liên đoàn đái tháo đường quốc tế (IDF), năm 2017 có khoảng có 425 triệu người (tuổi 20-79) mắc bệnh ĐTĐ chiếm tỉ lệ 8,8% và 451 triệu người nếu mở rộng phạm vi tuổi từ 18-99 [1], [2]. Tại Việt Nam, kết quả điều tra năm 1990, tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở lứa tuổi 20-74 tuổi tại một số thành phố lớn như: Hà Nội: 1,2%; Huế: 0,95% và thành phố Hồ Chí Minh: 2,52%. Tuy nhiên, đến năm 2015 kết quả điều tra STEPwise về các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm do Bộ Y tế thực hiện ở nhóm tuổi từ 18-69 cho thấy tỉ lệ ĐTĐ toàn quốc là 4,1%, tiền ĐTĐ là 3,6%, trong đó tỉ lệ ĐTĐ chưa được chẩn đoán trong cộng đồng là 69,9% [3].
Cơ chế chính của bệnh ĐTĐ týp 2 là kháng insulin ngoại biên và suy giảm chức năng tế bào β, nhưng các cơ chế cụ thể về nguyên nhân và sự phát triển của nó vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ. Các xét nghiệm glucose máu, HbA1C và các chỉ số kháng insulin được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán ĐTĐ týp 2, nhưng khi phát hiện được những bất thường này bệnh có thể đã phát triển trong nhiều năm và đi kèm với các biến chứng. Do đó, việc tìm hiểu các dấu ấn sinh học trong chuyển hóa và các con đường chuyển hóa trước và sau khi ĐTD xuất hiện có thể giúp chúng ta hiểu thêm về cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ týp 2, cung cấp cơ sở khoa học cho việc đánh giá nguy cơ, chẩn đoán sớm và có chiến lược phòng ngừa hiệu quả [4].
Ở những người ĐTĐ týp 2 thường có thừa cân, béo phì(TCBP) và có sự gia tăng mô mỡ, tập trung nhiều ở vùng bụng và nội tạng. Những nghiên cứu gần đây cho thấy mô mỡ không chỉ có vai trò dự trữ năng lượng, mà còn có chức năng nội tiết quan trọng. Mô mỡ tiết ra một số lượng lớn các hormon và chất trung gian hóa học có vai trò quan trọng trong điều hòa chuyển hóa năng lượng, đáp ứng miễn dịch, gọi là các adipokin [5]. Hầu hết các adipokin ngoài chức năng điều hòa quá trình chuyển hóa, quá trình viêm, đáp ứng miễn dịch còn có vai trò trong cơ chế bệnh sinh của một số bệnh như: rối loạn chuyển hóa, TCBP và ĐTĐ týp 2. Gần đây, một số adipokin được đề cập nhiều như adiponectin, secreted frizzled related protein 5 (SFRP5), leptin, interleukin 18 (IL-18), tumor necrosis factor anpha (TNF- α), adipsin, resistin, retinol binding protein 4 (RBP4), MCP-1, PAI-1…đã được chứng minh có mối liên quan đối với cơ chế gây rối loạn chuyển hoá của cơ thể, là yếu tố nguy cơ hoặc là yếu tố chống lại ĐTĐ týp 2, HCCH và bệnh tim mạch…[6], [7], [8], [9]. Trong số đó, SFRP5 được biết đến là adipokin kháng viêm và RBP4, IL-18 là adipokin tiền viêm. Đây là những adipokin có liên quan đến cơ chế gây viêm mạn tính cấp thấp, rối loạn chuyển hóa, ĐTĐ týp 2, xơ vữa động mạch,…[10], [11]. Tuy nhiên, sự thay đổi bất thường nồng độ SFRP5, RBP4, IL-18 và vai trò của chúng trong cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ týp 2 còn nhiều tranh luận, kết quả một số nghiên cứu chưa có sự đồng nhất giữa các quốc gia, châu lục và đang cần được nghiên cứu làm rõ hơn [10], [12], [13], [14].
Tại Việt Nam, đã có một số tác giả nghiên cứu về một số adipokin mô mỡ như: Adiponectin, Leptin, MCP-1, TNF-α, IL-6, IL-10, hs-CRP,… ở bệnh nhân TCBP, tiền ĐTĐ, ĐTĐ týp 2, tăng huyết áp (THA) [15], [16], [17], [18]…Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đánh giá sự biến đổi nồng độ và mối liên quan của SFRP5, RBP4, IL-18 huyết thanh ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 trên đối tượng người Việt Nam. Do đó, đề tài này là một nghiên cứu cần thiết, có tính mới, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Đề tài “Nghiên cứu nồng độ SFRP5, RBP4, IL-18 huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2”có 2 mục tiêu:
1. Khảo sát nồng độ SFRP5, RBP4, IL-18 huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.
2. Phân tích mối liên quan giữa nồng độ SFRP5, RBP4, IL-18 huyết thanh với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt trong luận án
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các hình
Danh mục các sơ đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 3
1.1.1. Khái niệm ĐTĐ, chẩn đoán và phân loại ĐTĐ 3
1.1.2. Dịch tễ học bệnh đái tháo đường 5
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường týp 2 7
1.1.4. Các yếu tố nguy cơ đái tháo đường týp 2 11
1.2. TỔNG QUAN VỀ SFRP5, RBP4, IL-18 12
1.2.1. SFRP5 12
1.2.2. RBP4 20
1.2.3. IL-18. 24
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SFRP5, RBP4, IL-18 Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2. 31
1.3.1. Tình hình nghiên cứu về SFRP5, RBP4, IL-18 trên thế giới 31
1.3.2.Tình hình nghiên cứu về adipokine và SFRP5, RBP4, IL-18 tại Việt Nam…. 35
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 37
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu nghiên cứu 37
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 38
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 39
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 39
2.2.3. Phương tiện, kỹ thuật và các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu 40
2.2.4. Xử lý số liệu 52
2.3.5. Đạo đức trong nghiên cứu 54
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 56
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 56
3.2. SỰ BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ SFRP5, RBP4, IL-18 HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2. 61
3.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ SFRP5, IL18 VÀ RBP4 HUYẾT THANH VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ TÌNH TRẠNG KHÁNG INSULIN Ở BỆNH NHÂN ĐTĐ TÝP 2 66
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 86
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 86
4.2. SỰ BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ SFRP5, IL-18, RBP4 HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN ĐTĐ TÝP 2. 95
4.2.1. Sự biến đổi nồng độ SFRP5 ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2. 95
4.2.2. Sự biến đổi nồng độ RBP4 ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2. 97
4.2.3. Sự biến đổi nồng độ IL-18 ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2. 98
4.3. MỐI LIÊN QUAN CỦA NỒNG ĐỘ SFRP5, IL-18, RBP4 HUYẾT THANH VỚI TÌNH TRẠNG KHÁNG INSULIN VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN ĐTĐ TÝP 2. 101
4.3.1. Mối liên quan giữa nồng độ SFRP5 huyết thanh với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng khàng insilin ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2. 101
4.3.2. Mối liên quan giữa nồng độ RBP4 huyết thanh với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng khàng insilin ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2. 113
4.3.3. Mối liên quan giữa nồng độ IL-18 huyết thanh với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng khàng insilin ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2. 121
4.3.4. Mối liên quan giữa các adipokine SFRP5, RBP4, IL-18. 129
NHỮNG HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN. 130
KẾT LUẬN 131
KIẾN NGHỊ 133
DANH MỤC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ 134
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Nghiên cứu nồng độ SFRP5, RBP4, IL-18 huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2