Nghiên cứu nồng độ sST2 ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát
Nghiên cứu nồng độ sST2 ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát
Nguyễn Hữu Ngọc*, Nguyễn Tri Thức*, Nguyễn Hữu Thịnh*
Lý Thụy Đoan Trinh*, Lý Văn Chiêu*, Huỳnh Văn Minh**
Bệnh viện Chợ Rẫy*Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế**
Tóm TẮT
Đặt vấn đề: sST2 là dấu ấn sinh học mới trongtiên lượng suy tim.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm150 bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát. Phươngpháp mô tả cắt ngang.
Kết quả: Nồng độ sST2 trungbình là19,27±4,81ng/ml, 57,3% bệnh nhân tăng sST2. Ở nhóm tuổi <40, nồng độ trung bình của sST2 là 18,05±4,31 ng/ml, nhóm 40 – 49 tuổi là 19,18±5,39 ng/ml, nhóm50 – 59 tuổi là 19,56 ± 5,70 ng/ml, nhóm tuổi 60 – 69là 18,76 ± 4,05 ng/ml, nhóm 70 – 79 tuổi là 20,07 ±4,58 ng/ml, nhóm > 80 tuổi là 19,73 ± 4,83 ng/ml.
Nồng độ trung bình ở nam giới là 19,77±5,09 ng/ml, ở nữ giới là 19,08±4,71 ng/ml. Nồng độ sST2 ở nhóm tăng huyết áp giai đoạn 1 (17,91±4,44 ng/m)
thấp hơn ở nhóm giai đoạn 3 (21,23±5,18 ng/ml) có ý nghĩa thống kê (p<0,001).
Có thể dùng sST2 để tiên lượng nguy cơ dày thất trái. Phương trình hồi quy: Nguy cơ phì đại thất trái = 0,110x sST2 + 0,023x hiệu áp – 3,901.
Kết luận: Có mối liên quan giữa nồng độ sST2 và tăng huyết áp cũng như với chỉ số khối cơ thất trái.
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất