Nghiên cứu nồng độ TNF-, một số interleukin huyết thanh và mối liên quan với yếu tố nguy cơ, tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp

Nghiên cứu nồng độ TNF-, một số interleukin huyết thanh và mối liên quan với yếu tố nguy cơ, tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp

Nghiên cứu nồng độ TNF-, một số interleukin huyết thanh và mối liên quan với yếu tố nguy cơ, tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp.Bệnh tim mạch đang là một vấn đề to lớn về sức khỏe, xã hội và kinh tế. Đối với từng người thì bệnh tim mạch là rào cản lớn cho sự nghiệp, giảm khả năng lao động, rút ngắn tuổi thọ. Những năm gần đây tỉ lệ mắc bệnh tim mạch tăng lên đáng kể cùng với đó là tỉ lệ tử vong do bệnh tim mạch cũng gia tăng. 

    Bệnh lý tim mạch mà đặc biệt là bệnh lý động mạch vành (ĐMV) vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước phát triển, dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh [19]. 
    Tại Việt Nam, bệnh lý động mạch vành nói chung và nhồi máu cơ tim nói riêng ngày càng có sự gia tăng rõ rệt và đã trở thành vấn đề thời sự. Theo Nguyễn Lân Việt và cộng sự (2010), nghiên cứu mô hình bệnh tật ở bệnh nhân điều trị tại Viện Tim mạch Việt Nam trong thời gian từ 2003 – 2007 cho thấy, bệnh lý động mạch vành có chiều hướng tăng lên rõ rệt [18].
    Y học ngày nay ngoài việc cải tiến các kỹ thuật chẩn đoán và những phương pháp điều trị đạt hiệu quả hơn, còn nhằm tới việc khảo sát và phân tầng các yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành.
    Năm 1976, Russell Ross nhận thấy chính tổn thương tế bào nội mô và tình trạng viêm là sự khởi đầu cho sự thành lập các mảng vữa xơ. Nhiều công trình nghiên cứu mới cho thấy viêm có vai trò quan trọng trong sự khởi đầu cũng như diễn tiến của mảng vữa xơ [105], [106], [117]. 
“Viêm đóng một vai trò quan trọng trong bệnh động mạch vành tim vì những biến đổi do viêm phát triển trong vách động mạch” [105]. Nhận xét trên đã làm tăng sự chú ý để khám phá mối liên hệ giữa bệnh động mạch vành và những dấu hiệu của viêm, gồm có C-reactive protein, fibrinogen, TNF-, các interleukin trong huyết thanh và nhiều dấu hiệu mới. Một nhận xét khác cho rằng, trong nhồi máu cơ tim cấp tính có thể làm tăng tổng hợp các cytokin viêm, có thể làm nặng thêm các tổn thương cơ tim do tác động trực tiếp trên cơ tim hoặc phản ứng viêm dẫn đến huyết khối.
Tuy nhiên, còn nhiều câu hỏi về chúng như vai trò thực sự của chúng trong bệnh động mạch vành, cùng giá trị lâm sàng để phát hiện những bệnh nhân có nguy cơ tai biến tim mạch. TNF-, interleukin  có trực tiếp gây nên bệnh xơ vữa động mạch?. Các cytokin là yếu tố độc lập hay là yếu tố phụ thuộc trong cơ chế bệnh sinh của nhồi máu cơ tim ?. Sự thay đổi nồng độ TNF-, interleukin và mức độ TNF-, interleukin có phản ánh tổn thương động mạch vành và tiên lượng tình trạng bệnh nhân nhồi máu cơ tim?.
Tại Việt Nam, đã có những công trình nghiên cứu về một số cytokin trên những bệnh nhân bệnh động mạch vành mạn tính, bỏng, viêm tụy cấp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu đầy đủ về một nhóm các cytokin ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim.
Chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu nồng độ TNF-, một số interleukin huyết thanh và mối liên quan với yếu tố nguy cơ, tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp” nhằm mục tiêu:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, yếu tố nguy cơ, tổn thương động mạch vành, TNF-α, một số interleukin huyết thanh ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp.
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ TNF-α, một số interleukin huyết thanh với một số yếu tố nguy cơ tim mạch, đặc điểm tổn thương động mạch vành và biến đổi các interleukin 6, 8, 10, TNF-α sau giai đoạn nhồi máu cơ tim cấp.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Nghiên cứu nồng độ TNF-, một số interleukin huyết thanh và mối liên quan với yếu tố nguy cơ, tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp
1. Vũ Tiến Thăng, Nguyễn Oanh Oanh, Đặng Lịch (2016), “ Đặc điểm tổn thương động mạch vành và nồng độ IL-8, TNF-α ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp”, Tạp chí Y học Việt Nam, 2, tr. 31-34.
2. Vũ Tiến Thăng, Nguyễn Oanh Oanh, Đặng Lịch (2016), “Nghiên cứu yếu tố nguy cơ, nồng độ IL-6 và IL-10 ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp”, Tạp chí Y học Việt Nam, 1, tr. 15-18.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1.    Nguyễn Quốc Anh, Ngô Quý Châu (2011), “Nhồi máu cơ tim cấp”, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa, Nhà xuất bản Y học, tr. 238-243.
2.    Tạ Văn Bình (2006), Bệnh đái tháo đường – Tăng glucose máu, Nhà xuất bản Y học, tr. 16-17.
3.    Nguyễn Ngọc Châu (2012), Nghiên cứu mật độ khoáng xương, IL-1β, TNF-α ở bệnh nhân thoái hóa khớp, Luận án tiến sỹ y học, Học viện Quân Y.
4.    Nguyễn Kim Dung (2005), Nghiên cứu những đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở các bệnh nhân ≤ 45 tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp 2, Học viện Quân Y.
5.    Bùi Mỹ Hạnh, Nguyễn Văn Huy (2014), Atlas giải phẫu người – chú giải và trắc nghiệm, Nhà xuất bản Y học, tr. 32-37.
6.    Hội tim mạch học Việt Nam (2008), “Khuyến cáo 2008 của Hội tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị tăng huyết áp ở người lớn”, Khuyến cáo 2008 Hội tim mạch học Việt Nam, tr. 235-296.
7.    Hội Tim mạch học Việt Nam (2008), “Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị tăng huyết ấp ở người lớn”, Khuyến cáo 2008 của Hội tim mạch học Việt Nam, tr. 235-296.
8.    Hội Tim mạch học Việt Nam (2008), “Khuyến cáo 2008 của Hội tim mạch học Việt Nam về xử trí nhồi máu cơ tim cấp có đoạn ST chênh lên”, Khuyến cáo 2008 của Hội tim mạch học Việt Nam, tr. 394 – 438.
9.    Phạm Văn Hùng (2014), “Đánh giá kết quả chụp và can thiệp động mạch vành qua da tại bệnh viện Đà Nẵng”, Tạp chí tim mạch học Việt Nam, 68, tr. 117-122.
10.    Phạm Văn Khôi (2008), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng giai đoạn sau nhồi máu cơ tim cấp, Luận văn thạc sỹ Y học, Học viện Quân Y.
11.    Nguyễn Kim Quang (2006), Nghiên cứu đặc điểm của nhồi máu cơ tim cấp ở bệnh nhân trên 65 tuổi tại Bệnh viện Việt Tiệp – Hải Phòng, Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp 2, Học viện Quân Y.
12.    Lê Thị Bích Thuận (2005), Nghiên cứu biến đổi protein C phản ứng trong bệnh lý mạch vành, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
13.    Lê Thị Thu Trang (2012), Nghiên cứu sự biến đổi hs-CRP, IL-6 ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát trước và sau điều trị bằng Irbesartan, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân Y.
14.    Nguyễn Ngọc Tú, Hồ Thượng Dũng và cộng sự (2009), “Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nữ bị hội chứng động mạch vành cấp tại bệnh viện Thống Nhất”, Chuyên đề tim mạch học, T2/2009, tr. 19-25.
15.    Nguyễn Quang Tuấn (2015), Nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên, Nhà xuất bản Y học, tr. 21-310.
16.    Nguyễn Quang Tuấn (2015), “Bệnh động mạch vành”, Thực hành đọc điện tim, Nhà xuất bản Y học, tr. 80-105.
17.    Nguyễn Lân Việt (2003), “Chụp động mạch vành”, Bệnh học tim mạch, Vol. Tập 2, Nhà xuất bản Y học, tr. 155-169.
18.    Nguyễn Lân Việt (2010), “Nghiên cứu mô hình bệnh tật ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện Tim mạch Việt Nam trong thời gian 2003 – 2007”, Tạp chí tim mạch học Việt Nam, 52, tr. 11-18.
19.    Nguyễn Lân Việt (2015), “Nhồi máu cơ tim cấp”, Thực hành bệnh tim mạch, Nhà xuất bản Y học, tr. 20-34.
20.    Phạm Nguyễn Vinh (2003), “Nhồi máu cơ tim cấp: Chẩn đoán và điều trị”, Bệnh học tim mạch, Tập. 2, Nhà xuất bản Y học, tr. 63-84.
21.    Phạm Nguyễn Vinh (2003), “Tim mạch can thiệp”, Bệnh học tim mạch, Tập. 1, tr. 309-319.
22.    Nguyễn Thanh Xuân (2015), Nghiên cứu mối liên quan giữa tổn thương động mạch vành với một số yếu tố nguy cơ, marker viêm ở bệnh nhân có bệnh động mạch vành mạn tính, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân Y.

 

Leave a Comment