Nghiên cứu nồng độ trab, tpoab, tgab ở bệnh nhân basedow trước và sau điều trị bằng propylthiouracil

Nghiên cứu nồng độ trab, tpoab, tgab ở bệnh nhân basedow trước và sau điều trị bằng propylthiouracil

Bênh Basedow là một bênh tự miễn dịch được biểu hiên với cường chức năng tuyến giáp do các tự kháng thể xuất hiên và lưu hành trong máu [108]. Đề cập tới khía cạnh miễn dịch học trong bênh lý tuyến giáp, Phạm Mạnh Hùng (1996) và một số tác giả đã nêu: trong huyết thanh bênh nhân Basedow có rất ít hoặc không có TSH, thay vào đó là sự xuất hiên các immunoglobulin kích thích tuyến giáp – thyroid stimulating immunoglobulin (TSI). Về bản chất, đây là các globulin miễn dịch (IgG) có tác dụng cạnh tranh với TSH tại các thụ cảm thể của nó [9], [16], [35].

Ở bênh Basedow có sự xuất hiên nhiều loại kháng thể bao gồm kháng thể kháng tuyến giáp, kháng thể đồng vận chuyển Na/Iode (anti Sodium-iodide symporter) và một số kháng thể chống lại mắt và một số cơ quan khác ngoài tuyến giáp…. Đến nay người ta đã biết khá rõ ba kháng nguyên liên quan đến bênh lý miễn dịch của tuyến giáp, đó là Thyroglobulin (Tg), Thyroperoxidase (TPO) và thụ thể TSH (TSHR). Tương ứng với ba kháng nguyên trên là ba kháng thể bao gồm: Thyroglobulin Antibody – kháng thể kháng Thyroglobulin (TgAb), Thyroid Peroxidase Antibody – kháng thể kháng Peroxidase tuyến giáp (TPOAb) và Thyrotropin (TSH) receptor autoantibodies – tự kháng thể kháng thụ thể TSH (TRAb), trong đó TRAb là kháng thể quan trọng nhất gây tổn thương tuyến giáp và bênh lý mắt. Sự xuất hiên và nồng độ của TRAb quyết định quá trình tổng hợp, giải phóng hormon tuyến giáp vào máu và ảnh hưởng đến mức độ nặng, nhẹ của bênh. TRAb có thể định lượng được thông qua sự cạnh tranh gắn kết của TSH với các thụ cảm thể của chúng. Các kháng thể TgAb, TPOAb được gọi chung là kháng thể chống tuyến giáp, được hình thành sau khi xuất hiên bênh. Vai trò của chúng trong cơ chế sinh bênh còn chưa được khẳng định nhưng sự hiên diên của chúng chứng tỏ có quá trình tự miễn xảy ra tại tuyến. Ngoài bênh Basedow, các kháng thể chống lại tuyến giáp còn có thể gặp ở bênh nhân viêm tuyến giáp

Hashimoto, viêm tuyến giáp lympho bào bán cấp [1], [16], [112], [59].

Ở người bình thường TRAb luôn âm tính song ở bênh nhân Basedow chưa điều trị, TRAb dương tính ở 80 – 90% các trường hợp, TgAb và TPOAb dương tính khoảng 50 – 90% trường hợp [62].

Ở bênh nhân Basedow và viêm tuyến giáp Hashimoto đều có thể tăng TgAb, TPOAb nhất là TPOAb [52]. Nguyễn Thy Khuê và cs nhận thấy TgAb gặp 50 – 80% (trung bình 78%) và TPOAb gặp 65,4% ở bênh nhân Basedow, cao hơn so với bênh tuyến giáp khác và người bình thường [16].

Thuốc kháng giáp tổng hợp ức chế peroxydase và có ảnh hưởng lên tình trạng miễn dịch ở bênh nhân Basedow thông qua việc ức chế hoạt đông của tế bào lympho dẫn đến giảm nồng đô TRAb, hậu quả là giảm tổng hợp và giải phóng hormon tuyến giáp [63]. Điều trị nôi khoa là môt phương pháp an toàn, ít gây tác dụng không mong muốn cho bênh nhân nên thường được ưu tiên chọn lựa, tuy nhiên tỷ lê tái phát sau điều trị còn cao [2], [60], [71]. Vì vậy định lượng nồng đô các tự kháng thể TRAb, TgAb, TPOAb ở bênh nhân Basedow trước và sau điều trị không những minh chứng cho cơ chế tự miễn dịch của tuyến giáp mà còn có giá trị chẩn đoán, theo dõi, tiên lượng tình trạng ổn định cũng như khả năng tái phát của bênh.

Nghiên cứu tác dụng của thuốc kháng giáp tổng hợp thuộc phân nhóm thiouracil và imidazole lên sự thay đổi miễn dịch tế bào và miễn dịch thể đã được môt số tác giả tiến hành [4], [48], [51]. Ở Viêt nam, các nghiên cứu về miễn dịch học ở bênh nhân Basedow cũng như ảnh hưởng của thuốc kháng giáp tổng hợp lên các khía cạnh miễn dịch học còn chưa nhiều. Chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm các mục tiêu:

1. Nghiên cứu mối liên quan giữa nồng đô TRAb, TPOAb, TgAb với thời gian bị bênh, thể tích tuyến giáp, đô lồi mắt, nồng đô T3, FT4 và TSH huyết thanh ở bênh nhân Basedow trước điều trị.

2. Nghiên cứu sự biến đổi nồng đô TRAb, TPOAb, TgAb huyết thanh ở bênh nhân Basedow trước và sau điều trị bằng propylthiouracil (PTU).

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Những từ viết tắt trong luận án iv

Danh mục bảng, hình, biểu đổ v

ĐẶT VẤN ĐỂ 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3

1.1. Cơ chế bênh sinh của bênh Basedow 3

1.1.1. Một số khái niêm và yếu tố nguy cơ của bênh Basedow 3

1.1.2. Cơ chế bênh sinh của bênh Basedow 4

1.2. Miễn dịch qua trung gian tế bào ở bênh nhân Basedow 6

1.3. Miễn dịch dịch thể ở bênh nhân Basedow 9

1.3.1. Kháng thể kháng thụ cảm thể TSH (TRAb) 9

1.3.2. Kháng thể kháng peroxidase và kháng thể kháng thyroglobulin 24

1.4. Một số biểu hiên bênh lý liên quan đến miễn dịch ở bênh nhân

Basedow 33

1.4.1. Bênh lý mắt do Basedow 33

1.4.2. Phù niêm trong bênh Basedow 34

1.4.3. Bênh to đầu chi do tuyến giáp (thyroid acropathy) 35

1.5. Tác động của thuốc Kháng giáp trạng tổng hợp lên miễn dịch ở bênh

nhân Basedow 36

1.5.1. Phân biêt thuốc có tác dụng kháng giáp và thuốc kháng giáp

tổng hợp 36

1.5.2. Nhóm uracil 37

1.5.3. Tác dụng ức chế miễn dịch của nhóm uracil 39

1.5.4. Tác dụng phụ của thuốc 40

1.6. Một số nghiên cứu về tác đông của điều trị lên miễn dịch ở bênh nhân Basedow 44

1.6.1. Nghiên cứu nước ngoài 44

1.6.2. Nghiên cứu trong nước 45

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 47

2.1. Đối tượng nghiên cứu 47

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn nhóm chứng 47

2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bênh nhân 47

2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ 48

2.2. Phương pháp nghiên cứu 49

2.2.1. Đối với nhóm chứng 49

2.2.2. Đối với nhóm bênh nhân 54

2.2.3. Điều trị 57

2.2.4. Theo dõi sau điều trị và nhận định kết quả 58

2.2.5. Xử lý số liêu 58

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu 61

3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu 61

3.1.1. Đặc điểm tuổi, giới, thời gian mắc bênh 61

3.1.2. Đặc điểm lâm sàng của nhóm bênh nhân nghiên cứu 63

3.1.3. Kết quả xét nghiêm hormon 65

3.2. Nồng độ các kháng thể và mối liên quan với một số đặc điểm ở nhóm

nghiên cứu 67

3.2.1. Các kháng thể ở nhóm chứng 67

3.2.2. Nồng độ các kháng thể ở bênh nhân 69

3.2.3. Mối tương quan giữa nồng độ tự kháng thể với một số chỉ số ở bênh

nhân trước điều trị 76

3.2.4. Giá trị của xét nghiêm các tự kháng thể trong chẩn đoán Basedow… 79

3.3. Biến đổi nồng độ các tự kháng thể ở Bênh Nhân sau điều trị 83

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 91

4.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu 91

4.1.1. Tuổi và giới của nhóm nghiên cứu 91

4.1.2. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của bênh nhân 91

4.2. Nồng đô các tự kháng thể trước điều trị và mối liên quan với một số

triệu chứng lâm sàng 93

4.2.1. Nồng độ tự kháng thể ở nhóm chứng 93

4.2.2. Nồng độ các tự kháng thể ở bệnh nhân 98

4.2.3. Liên quan giữa các tự kháng thể với biểu hiện của bệnh Basedow. 106

4.2.4. Tương quan giữa các tự kháng thể với T3, FT4, TSH trước điều trị. 114

4.2.5. Giá trị của xét nghiệm các tự kháng thể trong chẩn đoán bệnh

Basedow 117

4.3. Biến đổi nồng độ TRAb, TPOAb và TgAb sau điều trị 119

4.3.1. Biến đổi nồng độ TRAb sau điều trị bằng PTU 119

4.3.2. Thay đổi nồng độ TPOAb và TgAb sau điều trị bằng PTU 122

KẾT LUẬN 124

KIẾN NGHỊ 126

DANH Mực CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN cúu CỦA TÁC GIẢ có

LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN 127

TÀI LIỆU THAM KHẢO 128

PHự LựC

GIẤY CHÚNG NHẬN KIEM TOÁN

DANH SÁCH BỆNH NHÂN VÀ NHÓM CHÚNG

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment