Nghiên cứu pha loãng máu đẳng thể tích trên bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng toàn phần
Phẫu thuật thay khớp háng toàn phần là phương pháp điều trị hiệu quả một số bệnh lý và chấn thương vùng khớp háng như thoái hoá khớp, hoại tử tiêu chỏm xương đùi, gẫy cổ xương đùi, di chứng gây viêm dính khớp háng. Sau phẫu thuật bệnh nhân có thể trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường và lao động trong xã hội [49], [104]. Thay khớp háng toàn phần đã trở thành phẫu thuật thường qui tại các nước phát triển nên số bệnh nhân được thay khớp ngày một tăng. Năm 2003, tại Mỹ có khoảng 200.000 bệnh nhân thay khớp háng toàn phần lần đầu và 36.000 trường hợp thay lại khớp háng [49].
Phẫu thuật thay khớp háng toàn phần bắt đầu được thực hiện tại Việt Nam vào năm 1973. Hiện nay, thay khớp háng toàn phần đã được triển khai rộng rãi tại các trung tâm chấn thương chỉnh hình trong cả nước, đây là một thành tựu lớn của chuyên ngành ngoại khoa [5], [11], [28].
Thay khớp háng toàn phần là phẫu thuật lớn, mất máu nhiều, nhất là trong trường hợp thay lại khớp háng nên tỷ lệ bệnh nhân phải truyền máu trong và sau mổ cao [35], [85], [98], [121], [136]. Nghiên cứu của Bennett J. thấy thể tích máu mất trung bình trong và sau phẫu thuật thay khớp háng toàn phần lần đầu là 1210 ml [38]. Theo Pola E., thể tích máu mất trong thay khớp háng toàn phần là 1573 ml [131]. Trong nghiên cứu đa trung tâm của Bierbaum B.E. trên 3920 bệnh nhân thay khớp háng toàn phần tại Mỹ thấy 57% số bệnh nhân phải truyền máu trong hoặc sau mổ [40].
Truyền máu là biện pháp điều trị tích cực và hiệu quả đối với bệnh nhân mất máu nhiều trong phẫu thuật. Tuy nhiên, thiếu nguồn cung cấp máu và đảm bảo an toàn truyền máu hiện đang là vấn đề thời sự của Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Do đó, một số biện pháp như truyền máu tự thân, pha
loãng máu đẳng thể tích, sử dụng thuốc cầm máu trước và trong phẫu thuật, hạ huyết áp kiểm soát trong mổ, cải tiến kỹ thuật mổ… đã và đang được nghiên cứu, ứng dụng nhằm hạn chế mất máu trong phẫu thuật. Trên cơ sở đó sẽ giảm sử dụng máu đồng loại, chủ động phòng chống những tác dụng phụ do truyền máu đồng loại gây ra, đồng thời tiết kiệm được nguồn cung cấp máu cho phẫu thuật [6], [32], [41], [125], [137], [140], [155].
Pha loãng máu đẳng thể tích trước phẫu thuật đã được áp dụng trong phẫu thuật tim mở, thay khớp háng toàn phần, cắt toàn bộ tiền liệt tuyến. [63], [64], [120], [142], [154]. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đánh giá hiệu quả của pha loãng máu đẳng thể tích đưa ra kết quả có những điểm còn chưa thống nhất [38], [117], [128], [141], [147]. Theo Gillon J. (1999) và Segal J.B. (2004), cần tiến hành thêm những nghiên cứu qui mô và đầy đủ hơn trong đánh giá hiệu quả và an toàn của pha loãng máu đẳng thể tích trước khi áp dụng rộng rãi phương pháp này đối với các loại phẫu thuật [61], [141]. Ở Việt Nam, có một số nghiên cứu pha loãng máu đẳng thể tích trước phẫu thuật nhưng phạm vi nghiên cứu còn hẹp, kết quả chưa được hệ thống, ảnh hưởng của pha loãng máu đẳng thể tích đối với quá trình đông máu và hoá sinh máu chưa được đề cập tới một cách cụ thể. Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu pha loãng máu đẳng thể tích trên bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng toàn phần ” với thể tích máu lấy ra là 15 ml trên 1 kg thể trọng của bệnh nhân được thực hiện với các mục tiêu:
1. Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ số huyết học, đông máu và hóa sinh máu sau pha loãng máu đẳng thể tích.
2. Đánh giá hiệu quả giảm mất máu trong mổ, giảm truyền máu đồng loại và tính an toàn của pha loãng máu đẳng thể tích trước phẫu thuật trên bệnh nhân thay khớp háng toàn phần.
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các hình
Danh mục các ảnh
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Một số nguy cơ của thay khớp háng toàn phần 3
1.1.1. Mất máu trong và sau mổ thay khớp háng toàn phần 3
1.1.2. Thay đổi huyết động, giảm oxy trong máu 4
1.1.3. Huyết khối 5
1.2. Nguy cơ khi truyền máu đồng loại 6
1.3. Một số biện pháp làm giảm truyền máu đồng loại trong phẫu thuật 9
1.3.1. Truyền máu tự thân 9
1.3.2. Sử dụng thuốc cầm máu 11
1.3.3. Hạ huyết áp kiểm soát trong phẫu thuật 12
1.3.4. Hạn chế chấn thương do phẫu thuật 12
1.4. Pha loãng máu đẳng thể tích 13
1.4.1. Cơ sở sinh lý và vận chuyển oxy của máu 13
1.4.2. Cơ sở sinh lý huyết động 20
1.4.3. Đáp ứng của cơ thể với pha loãng máu đẳng thể tích 22
1.4.4. Tình hình nghiên cứu pha loãng máu đẳng thể tích 26
1.4.5. Chống chỉ định pha loãng máu đẳng thể tích 32
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1. Đối tượng nghiên cứu 33
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 33
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 33
2.1.3. Tiêu chuẩn đưa ra khỏi nghiên cứu 34
2.2. Phương pháp nghiên cứu 34
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 34
2.2.2. Chia nhóm bệnh nhân và ước lượng cỡ mẫu trong nghiên cứu 35
2.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi, đánh giá trong nghiên cứu 36
2.2.4. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu 37
2.2.5. Phương tiện sử dụng trong nghiên cứu 42
2.2.6. Qui trình nghiên cứu 44
2.2.7. Thời điểm nghiên cứu 46
2.2.8. Xử lý số liệu 48
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 49
3.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu 49
3.2. Chỉ số huyết học, đông máu, hóa sinh máu và huyết động cơ bản
trước phẫu thuật 51
3.3. Biến đổi các chỉ số huyết học, đông máu, hóa sinh máu
sau pha loãng máu đẳng thể tích 53
3.4. Biến đổi các chỉ số huyết học, đông máu, hóa sinh máu
sau phẫu thuật 56
3.5. Mức khôi phục các thành phần máu sau truyền máu tự thân,
máu đồng loại 62
3.6. Chỉ số huyết học, đông máu, hóa sinh máu tại thời điểm
sau truyền máu 69
3.7. Chỉ số huyết học, đông máu, hóa sinh máu tại thời điểm sau truyền
máu tự thân hoặc đồng loại và ngày thứ nhất sau phẫu thuật 71
3.8. Chỉ số huyết học, đông máu, hóa sinh máu ngày thứ nhất
sau phẫu thuật 75
3.9. Tần số tim, huyết áp động mạch, áp lực tĩnh mạch trung tâm
tại các thời điểm nghiên cứu 78
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 82
4.1. Độ tuổi, bệnh lý và chấn thương khớp trong phẫu thuật
thay khớp háng toàn phần 82
4.2. Biến đổi các chỉ số huyết học, đông máu, hóa sinh máu
sau pha loãng máu đẳng thể tích 84
4.2.1. Biến đổi các chỉ số tế bào máu ngoại vi 84
4.2.2. Biến đổi APTT, APTT/chứng, tỷ lệ prothrombin, fibrinogen
và số lượng tiểu cầu 88
4.2.3. Biến đổi chỉ số hóa sinh máu 93
4.3. Mất máu trong phẫu thuật thay khớp háng toàn phần 95
4.4. Hiệu quả giảm mất máu trong phẫu thuật khi áp dụng
pha loãng máu đẳng thể ích 99
4.4.1. Thay đổi các chỉ số tế bào máu sau phẫu thuật 99
4.4.2. Thay đổi APTT, APTT/chứng, tỷ lệ prothrombin,
fibrinogen sau phẫu thuật 102
4.4.3. Thay đổi các chỉ số hóa sinh máu sau phẫu thuật 103
4.5. Truyền máu trong và sau phẫu thuật 104
4.6. Hiệu quả khôi phục các thành phần của máu
sau truyền máu tự thân, máu đồng loại 107
4.7. An toàn trong pha loãng máu đẳng thể tích 109
4.7.1. Tình trạng huyết động 109
4.7.2. Tác động do biến đổi các chỉ số đông máu, hoá sinh máu
khi pha loãng máu đẳng thể tích 109
4.8. Thay đổi các chỉ số huyết học, đông máu, hóa sinh máu
ngày thứ nhất sau phẫu thuật 114
4.8.1. Thay đổi các chỉ số tế bào máu 114
4.8.2. Thay đổi chỉ số đông máu và hóa sinh máu 115
KẾT LUẬN 117
KIẾN NGHỊ 119
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích