Nghiên cứu phân bố-một số yếu tố liên quan và kết quả sản khoa ở thai phụ đái tháo đường thai kỳ
Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu phân bố-một số yếu tố liên quan và kết quả sản khoa ở thai phụ đái tháo đường thai kỳ.Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) là một thể của bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), là bệnh rối loạn chuyển hoá thường gặp nhất trong thai kỳ và có xu hướng ngày càng tăng, nhất là khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam [1],[2]. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ĐTĐTK “là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai” [3]. So với người da trắng, nguy cơ mắc ĐTĐTK tăng 7,6 lần ở người Đông Nam Á (95%CI 4,1 – 14,1) [4]. Ở Mỹ, ước tính hàng năm ĐTĐTK ảnh hưởng đến 170.000 thai phụ, chiếm tỷ lệ 1-14% [5]. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh từ 3,6 – 39,0% tuỳ theo tiêu chuẩn chẩn đoán và đặc điểm dân cư [6],[7].
ĐTĐTK nếu không được chẩn đoán và điều trị sẽ gây nhiều tai biến cho cả mẹ và con, như tiền sản giật, sẩy thai, thai lưu, ngạt sơ sinh, tử vong chu sinh, thai to làm tăng nguy cơ đẻ khó và mổ đẻ,… Trẻ sơ sinh của những bà mẹ có ĐTĐTK có nguy cơ hạ glucose máu, hạ canxi máu, vàng da; khi trẻ lớn hơn sẽ có nguy cơ béo phì và ĐTĐ týp 2 [8],[9]. Khoảng 30 – 50% phụ nữ mắc ĐTĐTK sẽ tái phát mắc ĐTĐTK ở lần mang thai tiếp theo [10]. 20¬50% bà mẹ mắc ĐTĐTK sẽ chuyển thành ĐTĐ týp 2 trong 5-10 năm sau khi sinh [5], nguy cơ mắc ĐTĐ týp 2 tăng 7,4 lần [10]. Theo khuyến cáo của Hội nghị Quốc tế lần thứ 4 về ĐTĐTK, những phụ nữ có nguy cơ cao bị ĐTĐTK cần được xét nghiệm sàng lọc ĐTĐTK trong lần khám thai đầu tiên [11],[12]. Việt Nam là nước nằm trong vùng có tần suất cao mắc ĐTĐTK.
Nhiều công trình nghiên cứu về ĐTĐTK đã được thực hiện, nhờ đó những hiểu biết về bệnh và việc kiểm soát bệnh càng ngày càng đạt được hiệu quả tốt [12]. Các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng, tuy nhiên các nghiên cứu chủ yếu tập trung ở một số thành phố lớn hai miền Nam, Bắc và thực hiện tại bệnh viện, như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, thiếu các nghiên cứu ở cộng đồng và khu vực miền Trung, nơi có một số thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc ĐTĐTK.
Thành phố Vinh là thành phố loại I trực thuộc tỉnh Nghệ An, được định hướng phát triển thành trung tâm của khu vực Bắc Trung Bộ. Phụ nữ trong tuổi sinh đẻ khoảng trên 10.000 người. Hệ thống các cơ sở y tế công lập thực hiện khám và quản lý thai nghén gồm Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa, Bệnh viện Sản Nhi, Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Nghệ An, Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh và 25 trạm y tế phường, xã và nhiều cơ sở y tế tư nhân. Việc sàng lọc ĐTĐTK cho thai phụ hầu như chưa được thực hiện, do đó thai phụ mắc ĐTĐTK chưa được theo dõi kiểm soát đường huyết tốt, trong khi thai phụ cần được theo dõi chặt chẽ để tránh tai biến cho mẹ và thai. Triển khai tầm soát và xác định tỷ lệ ĐTĐTK, tìm kiếm các giải pháp theo dõi, quản lý thai nghén với thai phụ mắc ĐTĐTK, sự chia sẻ thông tin giữa bác sĩ nội tiết, bác sĩ sản khoa, các cơ sở quản lý thai nghén tuyến xã, phường và thai phụ là rất cần thiết trong tình hình hiện tại.
Câu hỏi nghiên cứu mà chúng tôi đặt ra là: Tỷ lệ đái tháo đường ở thành phố Vinh phân bố như thế nào, có yếu tố nguy cơ nào đặc trưng vùng miền liên quan đến chế độ ăn không? Cách tư vấn điều trị, quản lý, theo dõi thai nghén như thế nào là phù hợp nhất ở địa phương nhằm đưa lại kết quả thai nghén tốt nhất cho sản phụ và gia đình?
Vì thế chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu phân bố – một số yếu tố liên quan và kết quả sản khoa ở thai phụ đái tháo đường thai kỳ” với mục tiêu:
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến đái tháo đường thai kỳ tại Thành phố Vinh năm 2013-2015
2. Đánh giá kết quả sản khoa ở nhóm thai phụ đái tháo đường thai kỳ.
KIẾN NGHỊ
1. Tuyên truyền nhằm làm giảm tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ trong tương lai, tăng hiệu quả điều trị, giảm các biến chứng cho bà mẹ và trẻ sơ sinh:
– Cần có sự tham gia của Sở Y tế, các cơ sở y tế có khám thai, quản lý thai nghén, các phương tiện truyền thông.
– Tuyên truyền về nguy cơ mắc bệnh, thời điểm và cách thức sàng lọc đái tháo đường thai kỳ, chế độ ăn uống hợp lý và cách dự phòng bệnh.
– Cần sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ Nội tiết, Sản khoa và Sơ sinh trong theo dõi điều trị và chăm sóc thai nghén. Cần cập nhật kiến thức điều trị phối hợp insulin trong đái tháo đường thai kỳ.
2. Cần có những nghiên cứu sâu hơn về chế độ dinh dưỡng giúp phòng ngừa bệnh ĐTĐTK, phù hợp với tập quán Việt Nam và một số vùng miền, như ăn sữa chua, ăn nhiều cá,….; làm rõ thêm chế độ ăn nhiều thịt đỏ giàu sắt nhưng làm tăng nguy cơ mắc ĐTĐTK, về vấn đề sử dụng thuốc viên trong điều trị ĐTĐTK áp dụng đối với người Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu phân bố-một số yếu tố liên quan và kết quả sản khoa ở thai phụ đái tháo đường thai kỳ
1. Tạ, V.B., Quản lý đái tháo đường thai nghén, in Thực hành quản lý và điều trị bệnh đái tháo đường. 2003, NXB Y học. p. 11-22.
2. Collaborating, C.f.w.s.a.c.s.h.N., Gestational diabetes – Clinical guideline, in Diabetes in pregnancy. 2008. p. 60-77.
3. WHO, Definition, diagnosis and classification of diabetes mellitus and its complications, in Report of a WHO consultation. 1999.
4. Dornhorst A, P.C., Nicholls JSD, et al, High prevalence of gestational diabetes in women from ethnic minority groups. Diabetic Medicine 1992. 9: p. 820-5.
5. Jovanovic L, P.D., Gestational diabetes mellitus. JAMA, 2001. 286: p. 2516 – 2518.
6. Ngô, T.K.P., Tầm soát đái tháo đường thai kỳ tại quận 4, thành phố Hồ Chí Minh. 1999, Luận án Tiến sĩ Y học: Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Thái, T.T.T., Nghiên cứu tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ theo tiêu chuan ADA năm 2011 và các yểu tố nguy cơ, in Nội tiết. 2012, Trường ĐH Y Hà Nội: Hà Nội.
8. Conde-Agudelo, A. and J.M. Belizan, Risk factors for pre-eclampsia in a large cohort of Latin American and Caribbean women. Bjog, 2000. 107(1): p. 75-83.
9. Coustan, D.R., Making the diagnosis of gestational diabetes mellitus. Clin Obstet Gyneco, 2000. 43(1): p. 99-105.
10. Bellamy L, C.J., Hingorani AD, et al Type 2 diabetes mellitus after gestational diabetes: a systematic review and meta – analysis. Lancet, 2009. 373: p. 1773-9.
11. ADA, r.e., Medical management of pregnancy complicated by diabetes. Diabetes Mellitus Gestational, 2000.
12. Aguiar LG, M.H., Bristo GM, Could fasting plasma glucose be use for screening high-risk outpatients for gestational diabetes mellitus? Diabetes care, 2001. 24(5): p. 954-955.
13. ADA, Standards of medical care in diabetes 2014. Diabetes Care, 2014. 37 Suppl 1: p. S14-80.
14. Tạ, V.B., Thai kỳ và đái tháo đường, in Bệnh đái tháo đường – Tăng Glucose máu. 2007, NXB Y học. p. 352-380.
15. Catalano PM, D.N., Amini SB, Longitudinal changes in pancreatic b cell function and metabolic clearance rate of insulin in pregnant women with normal and abnormal glucose tolerance. Diabetes Care, 1998. 21: p. 403-408.
16. Branko Novak, I.P., Treament of diabetes during pregnancy. Diabetologia Croatica, 2004. 33(1): p. 3-12.
17. Vambergue, A., et al., Pregnancy induced hypertension in women with gestational carbohydrate intolerance: the diagest study. Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol, 2002. 102(1): p. 31-5.
18. Metzger, B.E. and D.R. Coustan, Summary and recommendations of the Fourth International Workshop-Conference on Gestational Diabetes Mellitus. The Organizing Committee. Diabetes Care, 1998. 21 Suppl 2: p. B161-7.
19. Maria I. Schmidt, B.B.D., Angela J. Reichelt, Leandro Branchtein, Maria C. Matos et al Gestational diabetes mellitus diagnosed with a 2 – h 75g oral glucose tolerance test and adverse pregnancy outcomes. Diabetes care, 2001. 24: p. 1151-1155.
20. The, H.S.C.R.G., Hyperglycemie and Pregnancy Outcomes. N Eng J Med, 2008. 358: p. {991-2002.
21. Mark B.Landon, C.Y.S., Elizabeth Thom et al A mutlticenter randomized trial of treatment for mild gestational diabetes. New Eng J Med, 2009. 361: p. 1339-48.
22. International, A.o.D.a.P.S.G.C.P., Diabetes care. Diabetes care, 2010. 33(3): p. 676-682.
23. Falavigna M, P.I., Schmidt MI, Duncan BB, Colagiuri S, Roglic G,
Impact of gestational diabetes mellitus screening strategies on perinatal outcomes: a simulation study. Diabetes Res Clin Pract, 2013. 99: p. 358-365.
24. James D, S.P., Weiner CP, Gonik B, Crowther CA, Robson SC, High Risk Pregnancy: management options. Elsevier Saunders, 2011. 4: p. 800.
25. IDF, C.G.T.F., Global Guideline for type 2 diabetes. Brussels: international Diabetes Federation, 2005: p. 66 – 70.
26. ADA, Gestational diabetes mellitus, in Therapy for diabetes melitus and related disorders. 2009.
27. Vũ, N.B., Điều trị bệnh đái tháo đường thai kỳ, in Bệnh đái tháo đường thai kỳ. 2010, NXB Giáo dục Việt Nam. p. 88-122.
28. ADA, Gestational diabetes mellitus. Diabetes care, 2004. 27(1): p. 88¬90.
29. Metzger BE, B.T., Coustan DR, et al, Summary and recommendations of the Fifth International Workshop-Conference on Gestational Diabetes Mellitus. Diabetes Care, 2007. 30(2): p. S251-S260.
30. Rowan JA, G.W., Hague WM, McIntyre HD, Glycemia and its relationship to outcomes in the metformin in gestational diabetes trial. Diabetes Care, 2010. 33: p. 9-16.
31. de Veciana, M., et al., Postprandial versus Preprandial Blood Glucose Monitoring in Women with Gestational Diabetes Mellitus Requiring Insulin Therapy. New England Journal of Medicine, 1995. 333(19): p. 1237-1241.
32. Alwan N, T.D., West J, Treatments for gestational diabetes. Cochrane Database Syst Rev, 2009. 3.
33. GK, P., Changing trends in management of gestational diabetes mellitus. World J Diabetes, 2015. 6(2): p. 284 – 295.
34. Dornhorst, A. and G. Frost, The principles of dietary management of gestational diabetes: reflection on current evidence. J Hum Nutr Diet, 2002. 15(2): p. 145-56; quiz 157-9.
35. Han, S., et al., Different types of dietary advice for women with gestational diabetes mellitus. Cochrane Database Syst Rev, 2013. 3: p. Cd009275.
36. Tong, X., et al., Dairy consumption and risk of type 2 diabetes mellitus: a meta-analysis of cohort studies. Eur J Clin Nutr, 2011. 65(9): p. 1027-31.
37. Struijk, E.A., et al., Dairy product intake in relation to glucose regulation indices and risk of type 2 diabetes. Nutr Metab Cardiovasc Dis, 2013. 23(9): p. 822-8.
38. Wang, H., et al., Yogurt consumption is associated with better diet quality and metabolic profile in American men and women. Nutr Res, 2013. 33(1): p. 18-26.
39. Lye, H.S., et al., The improvement of hypertension by probiotics: effects on cholesterol, diabetes, renin, and phytoestrogens. Int J Mol Sci, 2009. 10(9): p. 3755-75.
40. Moroti, C., et al., Effect of the consumption of a new symbiotic shake on glycemia and cholesterol levels in elderly people with type 2 diabetes mellitus. Lipids Health Dis, 2012. 11: p. 29.
41. Ejtahed, H.S., et al., Probiotic yogurt improves antioxidant status in type 2 diabetic patients. Nutrition, 2012. 28(5): p. 539-43.
42. Rizzo T, M.B., Burns WJ, Burns K, Correlations between antepartum maternal metabolism and child intelligence. N Engl J Med, 1991. 325: p. 911-916.
43. 137, C.o.P.B.-O.P.B.N., Gestational diabetes mellitus. Obstet Gynecol, 2013. 122: p. 406-416.
44. Thái, H.Q., Phần đại cương; Bệnh đái tháo đường, , in Thực hành lâm sàng bệnh đái tháo đường. 2012, NXB Y học. p. 9-39; 53-178.
45. Hà Huy Khôi, L.T.H., Cao Thị Hậu, Tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ trong thời kỳ có thai và cho con bú ở Hà Nội và các vùng nông thôn. Kỉ yếu công trình viện dinh dưỡng, 1999.
46. Hadden, D.R., A historical perspective on gestational diabetes. Diabetes care, 1998. 21(2s): p. 1-4.
47. G., D.A.a.F., Nutritional management in diabetic pregnancy: a time for reason not dogma. In: Hod M, Jovanovic L, Di Renzo
GC, de Leiva A, Langer O, eds. Diabetes and Pregnancy. London: Taylor & Francis Group, 2003. 340-58.
48. Stotland, N.E., et al., Gestational weight gain and adverse neonatal outcome among term infants. Obstet Gynecol, 2006. 108(3 Pt 1): p. 635-43.
49. Lê, T.T., Nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh, một số yếu tố nguy cơ và đặc điểm lâm sàng của đái tháo đường thai kỳ. 2010, Luận án Tiến sĩ Y học: Trường Đại học Y Hà Nội.
50. Kieffer EC, T.B., Carman WJ, et al, The influence of maternal weight and glucose tolerance on infant birthweight in Latino mother-infant
pairs. American Journal of Public Health, 2006. 96(12): p. 2201-8.
51. Ricart W, L.J., Mozas J, et al, Body mass index has a greater impact on pregnancy outcomes than gestational hyperglycaemia. Diabetologia, 2005. 48(9): p. 1736-42.
52. Gutzin SJ, K.E., Magee LA, et al, The safety of oral hypoglycemic agents in the first trimester of pregnancy: A meta-analysis. Canadian Journal of Clinical Pharmacology, 2003. 10(4): p. 179-83.
53. Thomas, R.M., Diabetes Mellitus and Pregnancy. Diabet Med, 2005.
1/2005: p. 1-42.
54. Briggs GG, F.R.a.Y.S., Drugs in Pregnancy and Lactation. A Reference Guide to Fetal and Neonatal Risk. 7th ed, in Philadelphia Lippincott, Williams and Wilkins. 2005.
55. Jovanovic, L., Role of diet and insulin treatment of diabetes in pregnancy. Clin Obstet Gynecol, 2000. 43(1): p. 46-45.
56. Crowther CA, H.J., Jeffries WS, Robinson JS, Effect of treatment of gestational diabetes mellitus on pregnancy outcomes. N Engl J Med, 2005. 352(24): p. 2477-2486.
57. Farooq MU, A.A., Ali BahooL, Ahmad I, Maternal and neonatal outcomes in gestational diabetes mellitus. Int J of End & Metab, 2007. 5(3): p. 109-115.
58. Vũ, B.N., Nghiên cứu ngưỡng Glucose máu lúc đói để sàng lọc đái tháo đường thai kỳ và bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị. 2009, Luận án Tiến sĩ Y học: Trường Đại học Y Hà Nội.
59. ACOG, P.B., Gestational diabetes. Obstet Gynecol, 2001. 30(98): p. 525-38.
60. King, H., Epidemiology of glucose intolerance and gestational diabetes in women of childbearing age. Diabetes Care, 1998. 21 Suppl 2: p. B9- 13.
61. Jang, H.C., et al., Gestational diabetes mellitus in Korea: prevalence and prediction of glucose intolerance at early postpartum. Diabetes Res Clin Pract, 2003. 61(2): p. 117-24.
62. Ostlund, I. and U. Hanson, Occurrence of gestational diabetes mellitus and the value of different screening indicators for the oral glucose tolerance test. Acta Obstet Gynecol Scand, 2003. 82(2): p. 103-8.
63. Morikawa, M., et al., Characteristics of insulin secretion patterns in Japanese women with overt diabetes and gestational diabetes defined according to the International Association of Diabetes and Pregnancy Study Groups criteria. J Obstet Gynaecol Res, 2012. 38(1): p. 220-5.
64. Werner, E.F., et al., Screening for gestational diabetes mellitus: are the criteria proposed by the international association of the Diabetes and Pregnancy Study Groups cost-effective? Diabetes Care, 2012. 35(3): p. 529-35.
65. Nguyễn, T.K.C., Phát hiện tỷ lệ đái tháo đường thai nghén và tìm hiểu các yếu tố liên quan, in Sản phụ khoa. 2000, Luận văn Bác sĩ nội trú: Đại học Y Hà Nội.
66. Tạ Văn Bình, N.Đ.V., Phạm Thị Lan, Tìm hiểu tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và một số yếu tố liên quan ở thai phụ quản lý thai kỳ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Ph ụ sản Hà Nội. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, 2004.
67. Nguyễn, T.L.T., Nghiên cứu tỷ lệ và cách xử trí trong chuyển dạ đối với thai ph đái tháo đư ng thai nghén tại khoa sản bệnh viện Bạch Mai. 2010, Trường ĐH Y Hà Nội.
68. Hirst, J.E., et al., Consequences of gestational diabetes in an urban hospital in Viet Nam: a prospective cohort study. PLoS Med, 2012. 9(7): p. e1001272.
69. Scott DA, L.E., McIntyre L, et al, Screening for gestational diabetes: a systematic review and economic evaluation. Health Technology Assessment, 2002. 6(11): p. 1-172.
70. Davey, R.X. and P.S. Hamblin, Selective versus universal screening for gestational diabetes mellitus: an evaluation of predictive risk factors. Med J Aust, 2001. 174(3): p. 118-21.
71. Moshe, H., Obstetric care for gestational diabetes – prevention of perinatal morbidity. Journal of the medical association of Thailand, 2005. 88(6): p. 20 – 28.”
72. Doherty, D.A., et al., Pre-pregnancy body mass index and pregnancy outcomes. Int J Gynaecol Obstet, 2006. 95(3): p. 242-7.
73. Torloni, M.R., et al., Prepregnancy BMI and the risk of gestational diabetes: a systematic review of the literature with meta-analysis. Obes Rev, 2009. 10(2): p. 194-203.
74. Who, Redefining Obesity and its treatment. 2000. 3: p. 24.
75. Magge MS, W.C., Benedetti TJ., Knopp RH., Influence of Diagnostic Criteria on the Incidence of Gestational Diabetes and Perinatal Morbidity. JAMA, 1993. 269(5): p. 609-615.
76. Wagaarachchi PT, F.L., Premachadra P, Screening based on risk factors for gestational diabetes in Asian population. J. Obstet. Gynecol, 2001. 21(1): p. 32 – 34.
77. Ostlund, I., et al., Maternal and fetal outcomes if gestational impaired glucose tolerance is not treated. Diabetes Care, 2003. 26(7): p. 2107¬11.
78. Fatma Ali Al – Sultan, G.D.A., Salwa AS Ahme Clinical epidemiology of gestational diabetes in Kuwait. Kuwait Medical Journal, 2004. 36(3): p. 195-198.
79. Đỗ, T.Q., Đái tháo đường thai nghén. Bệnh nội tiết chuyển hoá thường gặp. 2005: NXB Y học.
80. Carol A. Major, M.d.V., Jonathan Weeks, Mark A. Morgan, Recurrence of gestational diabetes: Who is at risk. American Journal of Obstetrics & Gynecology, 1998. 179(4): p. 1038-1042.
81. Setji, T., Gestational Diabetes Mellitus. Clinical Diabetes, 2005. 23(1): p. 17 – 24.
82. Sayeed, M.A., et al., Diabetes and hypertension in pregnancy in a rural community of Bangladesh: a population-based study. Diabet Med, 2005. 22(9): p. 1267-71.
83. Gunton J., H.R., McElduff A, Efects of Ethnicityon Glucose: “Tolerance, Insulin Resistance and Beta Cell Funtion in 223 Women with an Abnormal Glucose Challenge Test During Prenancy”. Abtract form at the 1999 Australia Diabetes in Prenancy Society meeting, and at the 4th International Diabetes FederationWestem Pacific Region Congress in August 1999, 1999.
84. Henry OA, B.N., Sheedy MT, Gestational diabetes and follow-up among migrant Vietnam-born woman. Aust N Z Obstet Gynaecol, 1993. 33: p. 109 – 114.
85. McDonald, R., et al., A Retrospective Analysis of the Relationship between Ethnicity, Body Mass Index, and the Diagnosis of Gestational Diabetes in Women Attending an Australian Antenatal Clinic. Int J Endocrinol, 2015. 2015: p. 297420.
86. Pettitt, D.J., et al., Gestational diabetes: infant and maternal complications of pregnancy in relation to third-trimester glucose tolerance in the Pima Indians. Diabetes Care, 1980. 3(3): p. 458-64.
87. O’Sullivan, J.B., et al., Screening criteria for high-risk gestational diabetic patients. Am J Obstet Gynecol, 1973. 116(7): p. 895-900.
88. Moses R, G.R.a.D.W., Gestational diabetes: do all women need to be tested? Australian and New Zealand Journal of Obstetrics and Gynaecology, 1995. 35(4): p. 387-9.
89. ADA, Gestational diabetes – what to expect. Americal Diabetes Association, Inc, Fourth Edition, 2001. 29(15): p. S32-39.
90. Bar J, K.M., Hod M, Hypertensive disorders and diabetic pregnancy, in Textbook of Diabetes and pregnancy. 2003, Martin Dunitz. p. 460¬474.
91. Solomon CG, S.E., Brief review: hypertention in pregnancy: a
manifestation of the insulin resistance syndrome?, in Hypertension. 2001. p. 232 – 239.
92. Ngô, V.T., Tiền sản giật và sản giật, in Bài giảng sản phụ khoa, tập 1.
2006, NXB Y học: Bộ môn Phụ sản, Trường ĐH Y Hà Nội. p. 28-37.
93. Tallarigo L, G.O., Penno G, et al, Relation of glucose tolerance to
complications of pregnancy in nondiabetic women. New England Journal of Medicine 1986. 315(16): p. 989-92.
94. Lê, T.T.V., Đẻ khó, in Bài giảng Sản phụ khoa dùng cho sau đại học. 2006, NXB Y học: Trường ĐH Y Hà nội. p. 24-25.
95. England, L.J., et al., Preventing type 2 diabetes: public health implications for women with a history of gestational diabetes mellitus. Am J Obstet Gynecol, 2009. 200(4): p. 365.e1-8.
96. Buchanan, T.A., A.H. Xiang, and K.A. Page, Gestational diabetes mellitus: risks and management during and after pregnancy. Nat Rev Endocrinol, 2012. 8(11): p. 639-49.
97. Cypryk K, S.W., Pertynska – Marczewska M, Zawodniak – Szalapska M, Lewinski A, Risks factors for the development of diabetes in women with history of gestational diabetes mellitus. Pol Merkur Lekarski,
2005. 18: p. 70-73.
98. Eslamian L, R.Z., Evaluation of a breakfast as screening test for the detection of gestational diabetes. Acta Medica Iranica, 2008. 46(1): p. 43-46.
99. John, O.S., Subsequent morbidity among GDM women. New York Churchill Livingstone, 1984: p. 174-190.
100. Kim, C., Maternal outcomes and follow-up after gestational diabetes mellitus. Diabetic medicine : a journal of the British Diabetic Association, 2014. 31(3): p. 292-301.
101. Aroda, V.R., et al., The effect of lifestyle intervention and metformin on preventing or delaying diabetes among women with and without gestational diabetes: the Diabetes Prevention Program outcomes study 10-year follow-up. J Clin Endocrinol Metab, 2015. 100(4): p. 1646-53.
102. Jensen, D.M., et al., Proposed diagnostic thresholds for gestational diabetes mellitus according to a 75-g oral glucose tolerance test. Maternal and perinatal outcomes in 3260 Danish women. Diabet Med, 2003. 20(1): p. 51-7.
103. Wielandt, H.B., et al., High risk of neonatal complications in children of mothers with gestational diabetes mellitus in their first pregnancy.
Dan Med J, 2015. 62(6).
104. Nguyễn, T.B., Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến chuyển dạ ở sản phụ sản phụ đái tháo đường tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, in Sản phụ khoa. 2008, Trường Đại học Y Hà Nội.
105. Caroline A Crowther, J.E.H.e.a., Effect of gestational diabetes mellitus on pregnancy outcomes. N Eng J Med, 2005. 352: p. 2477-86.
106. al, G.V.H.e., The impact of glycemia control on neonatal outcome in singleton pregnancies complicated by gestational diabetes. Diabetes Care, 2007. 3O: p. 467 -470.
107. Nguyễn, V.H., Đẻ non, in Bài giảng Sản phụ khoa, Tập 1,. 2006, NXB Y học:: Bộ môn Phụ sản, Trường Đại học Y Hà Nội. p. 129-135.
108. Gonzales V.H, e.a., The impact of glycemia control on neonatal outcome in singleton pregnancies complicated by gestational diabetes. Diabetes Care, 2007. 30: p. 467-470.
109. Sela.Y, E.U., Managing Labor and Delivery of the Diabetic Mother. Expert Rev of Obstet Gynecol. Medscape Diabetes & Endocrinology, 2009. 4(5): p. 547-554.
110. Knopp RH, H.J., Irvin S, Biphasic metabolic control of hypertriglyceridemia in pregnancy. Clin Res, 1990. 177(25): p. 161A.
111. J, P., Weight and length at birth of infants of diabetic mothers. Acta Endocrinol, 1954. 16: p. 330-342.
112. R, N., Fetal macrosomia in the diabetic patient. Clin Obstet Gynecol, 1991. ’ 35: p. 138-150.
113. Keshavarz, M., et al., Gestational diabetes in Iran: incidence, risk factors and pregnancy outcomes. Diabetes Res Clin Pract, 2005. 69(3): p. 279-86.
114. Persson B, H.U., Neonatal morbidities in gestational diabetes mellitus. Diabetes Care, 1998. 21(2): p. B79-B84.
115. Schaefer UM, B.T., Xiang A, Songster G, Montoro M, Kjos SL, Patterns of congenital anomalies and relationship to initial maternal fasting glucose levels in pregnancies complicated by type2 and gestational diabetes. AM J Obstet Gynecol, 2000. 182: p. 313-20.
116. Hod M, R.D.a.P.Y., Gestational diabetes mellitus: Is it a clinical entity? Diabetes Reviews, 1995. 3(4): p. 602-13.
117. J, P., Weight and length at birth of infants of diabetic mothers. Acta Endocrinologica, 1954. 16(4): p. 330-42.
118. Russelle MA, C.D., Diabetes in pregnancy, in The female patient. 2005. p. 40-51.
119. Hyer SL, H.A.S., Gestational diabetes mellitus. Current Obstetric & Gynaecology, 2005. 15: p. 368-374.
120. Mathiesen ER, C.A., Hellmuth E, et al, Insulin dose during glucocorticoid treatment for fetal lung maturation in diabetic pregnancy: test of an algorithm [correction of an algorithm]. Acta Obstetricia et Gynecologica Scandinavica, 2002. 81(9): p. 835-9.
121. Gynaecologists, R.C.o.O.a., Tocolytic drugs for women in preterm labour. RCOG Press, 2002.
122. Bộ, Y.t., Thai chết lưu, Sẩy thai, Đẻ non, Thai già tháng, Đa ối, in Hướng dân Quốc gia về các dịch v ụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. 2009.
123. Hernandez TL, F.J., Van Pelt RE, Barbour LA, Patterns of glycemia in normal pregnancy: should the current therapeutic targets be challenged? Diabetes Care, 2011. 34: p. 1660-1668.
124. Magenheim, R., et al., Is previous macrosomia a risk factor for gestational diabetes in the era of general screening? Bjog, 2007. 114(4): p. 512-3.
125. Tạ, V.B., Theo dõi và điều trị bệnh đái tháo đường, in Theo dõi và điều trị bệnh đái tháo đường. 2004, NXB Y học.
126. Kalter-Leibovici, O., Screening and Diagnosis of Gestational Diabetes Mellitus:Critical appraisal of the new International Association of Diabetes in Pregnancy Study Group recommendations on a national level. Diabetes care, 2012. 55: p. 1894-1896.
127. Moses RG, L.M., Davis WS, Coleman KJ, Tapsell LC, Petocz P, Brand-Miller JC, Effect of a low-glycemic-index diet during pregnancy on obstetric outcomes. Am J Clin Nutr, 2006. 84: p. 807-812.
128. Zhang, C., et al., Dietary fiber intake, dietary glycemic load, and the risk for gestational diabetes mellitus. Diabetes Care, 2006. 29(10): p. 2223-30
129. Zhang, C., et al., A prospective study of dietary patterns, meat intake and the risk of gestational diabetes mellitus. Diabetologia, 2006. 49(11): p. 2604-13°
130. Langer O, e.a., Gestational diabetes: the consequences of not treating”. Americal Journal of Obstetrics and Gynecology, 2005. 192(4): p. 989¬997.
131. al, W.A.K.e., The Impact of Rick Factors and More Stringent Diagnostic Criteria of Gestational Diabetes on Outcome in Central European Women. J Clin Endocrinol Metab, 2008. 93(5): p. 1689¬1695.
132. Crowther, C.A., et al., Effect of treatment of gestational diabetes mellitus on pregnancy outcomes. N Engl J Med, 2005. 352(24): p. 2477-86.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com