Nghiên cứu phân tích 292 trường hợp tử vong sau mổ chấn thương tại bệnh viện Việt-Đức
Đặt vân để: Phân tích các trường hợp tử vong đặc biệt là tử vong không mong muốn có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao chất lượng điều trị. Mục đích nghiên cứu: xác định và phân tích các trường hợp tử vong có thể phòng tránh được theo phương pháp TRISS trong số 292 trường hợp tử vong sau mổ chấn thương.
Đôi tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu. Khả năng sống sót của bệnh nhân chấn thương (Ps) được đánh giá trước mổ theo phương pháp TRISS. Bệnh nhân được theo dõi trong và sau mổ và bệnh nhân tử vong được thu nhận vào trong nghiên cứu. Phân tích các trường hợp tử vong không mong muốn (có Ps 50%) đểxác định các trường hợp tử vong có thể phòng tránh được. Phân tích nguyên nhân của các trường hợp tửvong này.
Kết quả: 292 bệnh nhân tử vong. 16.1% tử vong trên bàn mổ: 100% là đa chấn thương (ĐCT). 18.8% trong 24 giờ đầu, trong đó: 81% ĐCT, 16% chấn thương sọ não (CTSN). 65.1% tử vong sau 24 giờ, trong đó: 54% ĐCT, 38% CTSN. Khả năng sống sót (Ps) = 28.5 ± 18.7% (0.3 – 78.1%). 15 trường hợp được coi là có thể phòng tránh được (Ps 50%). 8/15 là CTSN, tử vong do suy hô hấp sau mổ, giảm K+ nặng, tụt HA kéo dài trong mổ và máu tụ tái phát trong sọ. 4/15 là ĐCT do OAP sau mổ, tụt HA nặng sau mổ, suy hô hấp do sót tràn máu màng phổi và suy thận do cắt cụt muộn. 2/15 là chấn thương ngực vì suy hô hấpdotắcđờm, hoặcsóttổn thương và 1/15 là chấn thương bụng do chảy máu sau mổ.
Kết luận: ĐCT và CTSN là các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở các bệnh nhân chấn thương phải mổ. 15 trường hợp tử vong được coi có thể phòng tránh được. Suy hô hấp sau mổ là nguyên nhân chính của các trường hợp tử vong này.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích