Nghiên cứu phát hiện đột biến gen ATP7B gây bệnh Wilson

Nghiên cứu phát hiện đột biến gen ATP7B gây bệnh Wilson

Luận vănNghiên cứu phát hiện đột biến gen ATP7B gây bệnh Wilson.Bệnh Wilson hay bệnh rối loạn chuyển hóa đồng (Cu), bệnh được mô tả đầu tiên bởi Kinnier Wilson vào năm 1912, là một bệnh lý liên quan đến tổn thương gen. Wilson là bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể ( NST) thường, trong đó, đồng tích tụ ở một số cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là gan và não gây nhiều biến chứng phức tạp. Ước tính trên thế giới, tần suất mắc bệnh là 1/30.000 và 1/100.000 người [9].

Bệnh Wilson do thiếu hụt enzyme typ P- ATPase được mã hóa bởi gen ATP7B. Gen ATP7B nằm trên cánh dài nhiễm sắc thể 13 (13q14.3) gồm 21 exon, với chiều dài khoảng 80 kb và mã hóa cho chuỗi protein gồm 1465 axit amin. Enzym P-type ATPase đóng vai trò vận chuyển đồng qua màng tế bào. Sự thiếu hụt hoặc giảm chức năng protein của ATP7B dẫn đến giảm sự bài tiết Cu từ gan vào mật, khiến cho Cu tích lũy trong gan và tạo thành chất độc cho gan. Khi lượng đồng trong gan tăng quá mức, đồng sẽ theo hệ thống tuần hoàn tới các cơ quan đích như : não, mắt, thận…gây ra các tổn thương cho cơ quan đích.
Chẩn đoán bệnh có thể dựa trên các triệu chứng lâm sàng như dấu hiệu về gan, não và vòng Kayser-Fleischer. Ngoài ra, có thể sử dụng các xét nghiệm như đo nồng độ đồng trong nước tiểu 24h, hàm lượng ceruloplasmin huyết thanh, nồng độ Cu trong gan tăng) [35, 12]. Tuy vậy, nếu chỉ dựa các xét nghiệm hóa sinh thì rất khó để chẩn đoán chính xác cũng như khó có thể phân biệt giữa người bình thường và người mang gen. Vì vậy, phân tích DNA là một bước cần thiết để xác định người mắc bệnh [35].
Cho đến nay, khoảng hơn 500 đột biến đã được tìm thấy trên bệnh nhân mắc bệnh Wilson [44]. Tuy nhiên, mỗi quốc gia cũng như mỗi chủng tộc người khác nhau có các loại đột biến khác nhau . Đột biến p.His1069Glu là đột biến thường gặp nhất trong quần thể nguời da trắng chiếm khoảng 37% đến 63% tổng số đột biến. Trong khi đó, ở các bệnh nhân người Trung Quốc đột biến p.Arg778Leu lại chiếm tới 34-38% tống số đột biến [9]

Từ những ý nghĩa trên đề tài : “Nghiên cứu phát hiện đột biến gen ATP7B gây bệnh Wilson” được thực hiện nhằm mục tiêu:
Phát hiện đột biến gen ATP7B trên bệnh nhân Wilson.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Bùi Quốc Hương, Nguyễn Nhật Thông, Nguyễn Ngọc Quang (1970). 8 trường hợp bệnh thoái hóa gan – nhân đậu ở Việt Nam. 25,1147.
2. Chu Văn Tường, Lê Văn Thiềng, Nguyễn Thị Hiền, Lê Thu Phương, Nguyễn Thị Vân (1975 – 1979) .Bệnh Wilson ở trẻ em (qua hai trường hợp). Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, Viện bảo vệ sức khỏe trẻ em.
3. Lê Đức Hinh (2006). Đặc điểm lâm sàng của bệnh Wilson ở Việt Nam.
4. Lê Đức Hinh (1989 – 1990). Một số đặc điểm bệnh Wilson ở Việt Nam. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học. 3, 316-334.
5. Nguyễn Quách Thu Thủy (2006). Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh Wilson ở trẻ em tại Viện Nhi Quốc gia. Luận văn Bác sĩ chuyên khoa cấp II. .
6. Nguyễn Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Phương Mai, Lý Thị Thanh Hà, Nguyễn Phạm Anh Hoa, Nguyễn Thanh Liêm, W.Yoo.(2010). Phát hiện đột biến gen gây bệnh Wilson tại bệnh viện nhi trung ương.
7. Tạ Thành Văn,Hồ Cẩm Tú, Tạ Minh Hiếu, Trần Vân Khánh.(2011). Xây dựng quy trình phát hiện đột biến Gen ATP7B gây bệnh Wilson.Tạp chí nghiên cứu y học 3.
8. Thái Duy Thành (2005). Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh Wilson tại khoa thần kinh Bệnh viện Bạch Mai từ 2002-2005. Luận văn Bác sĩ nội trú bệnh viện.

Leave a Comment