Nghiên cứu phát hiện kháng thể kháng bạch cầu đoạn trung tính trên bệnh nhân truyền máu nhiều lần tại viện huyết học – truyền máu Trung Ương

Nghiên cứu phát hiện kháng thể kháng bạch cầu đoạn trung tính trên bệnh nhân truyền máu nhiều lần tại viện huyết học – truyền máu Trung Ương

Từ những năm đầu thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu  đã  quan  sát  thấy  huyết  thanh  của  những người truyền máu nhiều lần, phụ nữ sau khi sinh nở nhiều lần, bệnh nhân bị giảm bạch cầu đoạn trung tính, bệnh nhân sốt sau khi truyền máu có phản ứng ngưng kết với bạch cầu đoạn trung tính của những cá thể khác. Nguyên nhân là kháng thể kháng bạch cầu đoạn trung tính làm giảm bạch cầu đoạn trung tính, gây nên các biểu hiện lâm sàng như phản ứng sốt sau truyền máu, bệnh giảm bạch cầu đoạn trung tính ở trẻ sơ sinh, suy giảm  bạch  cầu  đoạn  trung  tính  tự  miễn,  tổn thương phổi cấp tính liên quan đến truyền máu (TRALI)… [3, 4, 5].

Việc xác định kháng thể bạch cầu đoạn trung tính khá phức tạp về mặt kỹ thuật [1, 6] và thực tế ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu tìm hiểu vấn đề này mặc dù nó rất quan trọng về mặt lâm sàng. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu:

Tìm kháng thể kháng bạch cầu đoạn trung tính ở những bệnh nhân truyền máu nhiều lần tại viện Huyết học – Truyền máu Trung Ương với việc sử dụng kỹ thuật ngưng kết.

I. ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu

30 bệnh nhân được truyền máu nhiều lần tại viện Huyết học – Truyền máu TW (> 3 lần), trong đó có 12 bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu và 18 bệnh nhân suy tủy.

2. Phương pháp nghiên cứu

Bạch cầu đoạn trung tính được tách chiết từ máu toàn phần (chống đông EDTA) theo kỹ thuật của Labo Miễn dịch, viện Sinh học Nante, Pháp.

Thực  hiện  phản  ứng:  trong  mỗi  giếng  của phiến nhựa Terasaki, nhỏ 10 ml huyết thanh bệnh nhân với 10 ml huyền dịch bạch cầu đoạn trung tính (8 x 106  bạch cầu/ml). Ủ ở 220C trong 1h. Xác định kết quả trên kính hiển vi đảo ngược.

Đối với những trường hợp xuất hiện ngưng kết, tiếp tục loại bỏ kháng thể không đặc hiệu bằng cách hút với khối tiểu cầu: Tiến hành trộn 0,6 ml huyết thanh bệnh nhân với 3×109 tiểu cầu pool ở 370C trong 1 giờ. Ly tâm 4000 v/p trong 20 phút ở 40C để lấy dịch nổi, tiếp tục ly tâm dịch nổi 10.000 v/p trong 6 phút để tách huyết thanh, loại kháng thể kháng HLA. Huyết thanh này tiếp tục được tiến hành phản ứng ngưng kết với panel bạch cầu đoạn trung tính để xác định loại kháng thể kháng NA (neutrophil antigen).

Bệnh nhân truyền máu và chế phẩm máu nhiều lần sẽ sinh kháng thể chống lại kháng nguyên được đưa vào như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, gây nên nhiều hậu quả lâm sàng. Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ xuất hiện kháng thể kháng bạch cầu đoạn trung tính ở bệnh nhân truyền máu và chế phẩm máu nhiều lần. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 30 bệnh nhân suy tủy và xuất huyết giảm tiểu cầu tại viện Huyết học – Truyền máu Trung Ương. Kết quả: 6 trường hợp có xuất hiện kháng thể kháng bạch cầu đoạn trung tính (20%), trong đó 5 trường hợp là ở những bệnh nhân truyền máu > 5 lần. Sau khi tiến hành phản ứng ngưng kết với panel bạch cầu đoạn trung tính, chúng tôi xác định được 4 bệnh nhân có anti – NA1 (13,3%), 1 bệnh nhân có anti – NA2 (3,3%). Kết luận: Tỷ lệ có kháng thể kháng bạch cầu đoạn trung tính trên bệnh nhân truyền máu nhiều lần là 20%.

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment