Nghiên cứu phát hiện người lành mang gen bệnh và chẩn đoán trước sinh bệnh thoái hóa cơ tủy

Nghiên cứu phát hiện người lành mang gen bệnh và chẩn đoán trước sinh bệnh thoái hóa cơ tủy

Bệnh thoái hóa cơ tủy (spinal muscular atrophy: SMA) là bệnh lý di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường. Bệnh gây nên do đột biến gen SMN1 nằm trên nhiễm sắc thể số 5. Bệnh chia làm 3 thể khác nhau tuỳ vào mức độ biểu hiện bệnh trên lâm sàng. Phát hiện người mang gen bệnh và chẩn đoán trước sinh sẽ làm giảm tỉ lệ mắc bệnh. Mục tiêu: Xây dựng quy trình phát hiện người mang gen bệnh và chẩn đoán trước sinh bệnh thoái hóa cơ tủy (SMA). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 10 gia đình và 2 thai phụ có tiền sử sinh con bị bệnh SMA; DNA được tách chiết từ máu và tế bào ối của các thành viên gia đình và thai phụ; Sử dụng kỹ thuật MLPA, STR, RFLP. Két quà: 48% các thành viên gia đình người bệnh SMA được phát hiện là người mang gen bệnh; 02 thai nhi được chẩn đoán không mắc bệnh SMA. Két luận: Bước đầu đã thành công trong việc phát hiện naười lành mana gen bệnh và chẩn đoán trước sinh bệnh thoái hoa cơ tủy ở Việt Nam.

Bệnh thoái hóa cơ tủy hay bệnh SMA (Spinal Muscular Atrophy-SMA) là một trong những bệnh lý thần kinh cơ di truyền hay gặp nhất với tần suất bệnh khá cao (1/10.000¬1/25.000) chỉ đứng sau bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne. Thoái hóa cơ tủy là bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể số 5. Đột biến gen làm thoái hóa tuần tiến tế bào thần kinh sừng trước tủy sống dẫn đến suy yếu và thoái hóa đối xứng gốc chi [2,3]. Trên lâm sàng, bệnh nhi giảm vận động tiến triển với các đặc trưng là nhược cơ đối xứng gốc chi, trương lực cơ giảm, phản xạ gân xương giảm hoặc mất, lưỡi rung, biến dạng lồng ngực và cứng khớp. Đặc điểm khác biệt so với một số bệnh lý thần kinh cơ di truyền khác là ở bệnh nhân này không có biểu hiện rối loạn hoặc mất cảm giác, trí tuệ phát triển bình thường. Dựa vào mức độ nặng nhẹ của bệnh trên lâm sàng và tuổi xuất hiện bệnh SMA được chia làm 3 thể, trong đó thể 1 và thể 2 là thể bệnh rất nặng chiếm 3/4 các trường hợp, bệnh nhân thường tử vong trong năm đầu tiên hoặc muộn hơn ở lứa tuổi đi học do biến chứng viêm phổi và suy hô hấp [4, 6]. Bệnh SMA gây nên do đột biến gen SMN1, rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy khoảng 94%
bệnh, chẩn đoán trước sinh.
bệnh nhân SMA có đột biến xoá đoạn exon 7, exon 8 và chỉ khoảng 5-6% có đột biến điểm trên gen SMN1 [5, 7]. Đột biến xóa đoạn là dạng đột biến dễ xác định, không tốn nhiều thời gian, trong khi đó đột biến điểm khó xác định hơn do các dạng đột biến này không tập trung vào một số vị trí đặc hiệu mà nằm rải rác khắp chiều dài của gen. Với tỉ lệ người lành mang gen bệnh cao (1/50), nguy cơ mắc bệnh trong cộng đồng cũng rất cao (1/10.000 trẻ), bệnh nặng, tỉ lệ tử vong cao, để lại di chứng nặng nề đã gây ra nhiều hậu quả cho gia đình người bệnh và cho cả cộng đồng xã hội do vậy bệnh thực sự không chỉ là một tai họa đối với bản thân người bệnh mà còn là gánh nặng của gia đình và xã hội.
Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cũng như chưa có biện pháp làm giảm sự tiến triển của bệnh. Bởi vậy, việc chẩn đoán người lành mang gen bệnh, chẩn đoán trước sinh đang được ưu tiên lựa chọn, nhờ đó có thể đưa ra những lời khuyên di truyền giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh. Xuất phát phát từ thực tiễn đó đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu: Nghiên cứu xác định người lành mang gen bệnh và chẩn đoán trước sinh bệnh thoái hóa cơ tủy.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment