Nghiên cứu phát hiện nhiễm virus gây u nhú ở người trong viêm và tân sản cổ tử cung qua xét nghiệm tế bào học, mô bệnh học, PCR

Nghiên cứu phát hiện nhiễm virus gây u nhú ở người trong viêm và tân sản cổ tử cung qua xét nghiệm tế bào học, mô bệnh học, PCR

Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là một trong những ung thư thường gặp ở phụ nữ, nó đứng vị trí hàng đầu ở những nước đang phát triển và ở vị trí thứ hai trên toàn cầu với khoảng 500.000 trường hợp mới mắc và 250.000 ca tử vong mỗi năm (WHO 1989 – dẫn theo NGUYỄN VƯỢNG dịch -1990) [27].Tại Việt Nam, qua số liệu ghi nhận gần đây ở Hà Nội, UTCTC đứng hàng thứ ba ở phụ nữ sau ung thư vú và ung thư dạ dày, trong khi đó, tỷ lệ này đứng hàng đầu ở thành phố Hồ Chí Minh và ở các tỉnh phía Nam [1].

Tuy nhiên, nhờ những nỗ lực gần đây của các nhà khoa học, phần lớn những nguy cơ gây UTCTC đã được nhận diện, giúp cho việc phòng và phát hiện sớm UTCTC ngày một khả quan hơn. Đặc biệt việc phát hiện ra virus sinh u nhú ở người (Human Papilloma Virus: HPV) là yếu tố nguy cơ cao nhất của UTCTC đã trở thành một vấn đề thời sự của y học hiện đại nói chung, u học nói riêng.

Theo số liệu của cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) [46], ước tính tỷ lệ nhiễm HPV ở phụ nữ toàn cầu lên tới hàng trăm triệu người, ít nhất khoảng 50% nam và nữ ở độ tuổi hoạt động tình dục đã từng bị nhiễm HPV. Tỷ lệ nhiễm cao nhất được phát hiện là ở một số nước Châu Phi như Zimbabwe lên tới 41,6%. Ở một số nước Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, tỷ lệ nhiễm HPV tương ứng là 18%, 16,9%, và 10,4%. Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu, thống kê đầy đủ số người nhiễm HPV và những hậu quả về vật chất, tinh thần đối với người mắc bệnh do HPV gây ra. Vì vậy, chúng tôi chỉ đưa ra những số liệu có tính thống kê hiện có tại một số thành phố như: Thành phố Hồ Chí Minh: tỷ lệ nhiễm HPV phát hiện được là 9,9% đến 12%, ở Hà Nội là 1,86% [10] , [18], [19].

Các bệnh do nhiễm HPV gây ra kể cả UTCTC, có thể chữa khỏi hẳn nếu được phát hiện sớm. Điều quan trọng là làm sao phát hiện nhiễm HPV? và phải có một chương trình sàng lọc được áp dụng nhằm phát hiện sớm những trường hợp nhiễm HPV, từ đó có biện pháp điều trị triệt để, ngăn chặn nguy cơ tiến triển thành ung thư, nhất là ung thư xâm nhập [26]

Trên thế giới, trong 2 năm 2005- 2006 đã có hàng nghìn công trình nghiên cứu, tài liệu tham khảo về HPV được đưa lên mạng. Tại Việt Nam, từ năm 2002 đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu nhằm phát hiện nhiễm HPV ở cổ tử cung qua phết TBH cổ tử cung, MBH (đã phổ biến) hoặc kỹ thuật PCR, lai tại chỗ (chưa mở rộng) [4], [10], [18], [19], [23].Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có những giá trị chẩn đoán khác nhau. Vì thế, chúng tôi tiến hành đề tài:

Nghiên cứu phát hiện nhiễm virus gây u nhú ở người trong viêm và tân sản cổ tử cung qua xét nghiệm tế bào học, mô bệnh học, PCR” với

mục tiêu:

Bước đầu xác định tỷ lệ nhiễm HPV trong viêm và tân sản CTC.

Nghiên cứu giá trị của các phương pháp phiến đồ AĐ – CTC, mô bệnh học và PCR trong việc phát hiện nhiễm HPV.

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 3

1.1. Dịch tễ học ung thư cổ tử cung (K.CTC ) 3

1.1.1. Tình hình ung thư cổ tử cung trên thế giới : 3

1.1.2. Tình hình K.CTC ở Việt Nam: 3

1.1.3. Những nguyên nhân gây K.CTC: 4

1.2. HPV và nhiễm HPV cổ tử cung: 4

1.2.1 Một số đặc điểm cơ bản của HPV: 4

1.2.2. chế sinh bệnh của HPV nói chung: 6

1.2.3. Nhiễm HPV và bệnh K.CTC: 7

1.3 Các xét nghiệm chẩn đoán HPV ở cổ tử cung: 9

1.3.1 Chẩn đoán tế bào học phụ khoa: 9

l 3.2. Chẩn đoán mô bệnh học 20

1.3.3 Chẩn đoán bằng kỹ thuật sinh học phân tử: 2l

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

2.1. Đối tượng nghiên cứu : 27

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu : 27

2.2.1. Địa điểm : 27

2.2.2. Thời gian nghiên cứu : 27

2.3. Phương pháp nghiên cứu : 28

2.3.1. Chiến lược thiết kế nghiên cứu : 28

2.4. Phương tiện nghiên cứu và các chỉ số nghiên cứu : 29

2.4.1. Nghiên cứu tế bào học : 29

2.4.2. Nghiên cứu mô bệnh học: 30

2.4.3. Nghiên cứu bằng kỹ thuật PCR: 3l

2.4.4. Thiết lập các biến số nghiên cứu: 33

2.5. Xử lý số liệu: 34

2.6. Biện pháp khống chế sai số: 35

2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu: 35 

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Sổ

3.1 Một số đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu : 36

3.2. Kết quả nghiên cứu tại cộng đồng: 37

3.2.2. Tỷ lệ nhiễm HPV ở cộng đồng qua xét nghiệm TBH : 39

3.3. Kết quả nghiên cứu tại bệnh viện: 39

3.3.1. Kết quả TBH: 40

3.3.2. Kết quả MBH: 40

3.3.4. Đối chiếu những trường hợp phát hiện nhiễm HPV của TBH với MBH

và PCR: ….. 42

3.3.5. Tỷ lệ nhiễm HPV ở bệnh viện : 43

3.4. Phân bố tỷ lệ nhiễm HPV và một số yếu tố liên quan 44

3.4.1. Sự phân bố tỷ lệ nhiễm HPV với các mức độ tổn thương theo tuổi : 44

3.4.2.Sự phân bố tỷ lệ nhiễm HPV theo nghề nghiệp 46

3.4.3.Sự phân bố tỷ lệ nhiễm HPV theo trình độ 46

3.4.4. Phân bố tỷ lệ nhiễm HPV theo độ tuổi lấy chồng 47

3.4.5 Phân bố tỷ lệ nhiễm HPV theo tuổi có con đầu 48

3.4.6 Phân bố tỷ lệ nhiễm HPV theo số lần có thai 48

3.4.7. Phân bố tỷ lệ nhiễm HPV theo số lần nạo, hút, sảy thai 49

3.4.8. Phân bố tỷ lệ nhiễm HPV theo sử dụng các biện pháp tránh thai 50

3.5 Giá trị của TBH trong phát hiện nhiễm HPV 51

3.6. Giá trị của chẩn đoán MBH trong phát hiện nhiễm HPV 51

3.7. Nghiên cứu giá trị của sự kết hợp ba phương pháp chẩn đoán 52

Chương 4:_BÀN LUẬN 53

4.1 Tình hình chung: 53

4.1.1 Tuổi của những bệnh nhân đến khám: 53

4.1.2. Nghề nghiệp của những bệnh nhân đến khám: 53

4.2. Tỷ lệ nhiễm HPV, các yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm HPV: 54

4.2.1. Tỷ lệ nhiễm HPV ở cộng đồng 54

4.2.2. Tỷ lệ nhiễm HPV tại Bệnh viện: 55

4.2.3. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm HPV: 55

4.3. Giá trị của TBH: 61

4.3.1. Giá trị của TBH trong phát hiện các mức độ tổn thương: 62

4.3.2. Giá trị của TBH trong phát hiện nhiễm HPV: 65

4.4. Giá trị của MBH: 67

4.4.1. Giá trị của MBH trong chẩn đoán các mức độ tổn thương 67

4.4.2. Giá trị của MBH trong chẩn đoán nhiễm HPV 68

4.5 Giá trị của PCR: 69

4.6. Giá trị kết hợp của ba phương pháp TBH, MBH, PCR 71

KẾT LUẬN 73

KIẾN NGHỊ 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment