Nghiên cứu phẫu thuật bảo tồn điều trị ung thư vú nữ giai đoạn I, II

Nghiên cứu phẫu thuật bảo tồn điều trị ung thư vú nữ giai đoạn I, II

Ung thư vú là loại ung thư hay gặp nhất ở phụ nữ, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư ở phụ nữ nhiều nước trên thế giới [15], [24].

Mỗi năm ở Hoa kỳ có khoảng 181.000 người mới mắc và khoảng 46.000 phụ nữ chết vì ung thư vú [27]. Tỉ lê mắc ung thư vú chuẩn tính theo tuổi thay đổi từ 25-35/100.000 dân theo thống kê của Anh và Canada. Tại Việt Nam, theo thống kê năm 2005 tỉ lệ mắc ung thư vú chuẩn tính theo tuổi là 26,5/100.000 dân, ở Hà Nôi là 29,7/100.000 dân, đứng đầu trong các loại ung thư vú ở phụ nữ, ở thành phố Hổ Chí Minh là 19,1/100.000 dân, đứng hàng thứ hai sau ung thư cổ tử cung [1], [22].

Trước đây, người ta coi ung thư vú là một bệnh tại chỗ, tại vùng nên chỉ cần phẫu thuật rộng rãi là đủ. Chính vì quan niệm này mà trong môt thời gian dài đã sử dụng phẫu thuật cắt vú triệt căn, điển hình là phẫu thuật Halsted: cắt bỏ toàn bô vú cùng với các cơ ngực để điều trị ung thư vú; phương pháp này có nhiều nhược điểm về mặt thẩm mỹ, cơ năng, để lại nhiều khuyết hổng tổ chức khó bù đắp. Để khắc phục những nhược điểm của phẫu thuật này nhiều tác giả như Patey, Scanlon, Auchincloss, Capetown, Cardiff , Mary … áp dụng phương pháp cắt vú triệt căn cải biên: cắt bỏ toàn bô vú kết hợp với vét hạch nách thành môt khối có bảo tổn các cơ ngực. Các phương pháp này cho kết quả sống thêm là như nhau. Từ những năm 70 của thế kỷ 20 nhờ những tiến bô vượt bậc trong lĩnh vực sinh học phân tử cùng với những thành tựu nghiên cứu khoa học trên nhiều lĩnh vực đã cho thấy ung thư vú là bệnh toàn thân. Do đó việc điều trị ung thư vú là sự phối hợp giữa điều trị toàn thân và điều trị tại chỗ bao gồm phẫu thuật, tia xạ, hóa chất, nội tiết và sinh học, trong đó phẫu thuật đóng vai trò quan trọng nhất, đặc biệt là đối với các trường hợp chưa có di căn[15]. Phương pháp phẫu thuật bảo tổn vú được áp dụng để điều trị những bệnh nhân ung thư vú giai đoạn I và II không những cho kết quả tương tự như phương pháp cắt vú triệt căn cải biên mà còn bảo tổn được tối đa về mặt thẩm mỹ của vú và cải thiện tâm lý của người bệnh nên đã dần dần thay thế cho phương pháp phẫu thuật cắt vú triệt căn [122].

Phẫu thuật bảo tổn vú là phẫu thuật cắt u và một phần tổ chức tuyến vú lành xung quanh u cùng với da ở phía trên, cách khối u từ 1- 2cm, sau đó vét hạch nách qua một đường rạch ở nách. Xạ trị sau mổ với liều tia 45 -50 Gy đối với toàn bộ tuyến vú và tăng cường liều chiếu tia vào vị trí của khối u từ 10-15 Gy [4], [5].

Về chỉ định của phương pháp phẫu thuật bảo tổn điều trị ung thư vú cho đến nay vẫn còn là một vấn đề thời sự, đang tiếp tục được nghiên cứu. Một số nghiên cứu cho rằng phương pháp phẫu thuật bảo tổn chỉ nên áp dụng ở những bệnh nhân có kích thước khối u vú nhỏ hoặc khu trú nhưng một số tác giả khác lại chỉ định phẫu thuật bảo tổn cho cả những bệnh nhân ung thư vú giai đoạn III (u có kích thước trên 5cm) mà vẫn thu được những kết quả tương tự. Các nghiên cứu đều khẳng định xạ trị trong và sau phẫu thuật bảo tổn có khả năng làm giảm nguy cơ tái phát tại chỗ của bệnh [42].

ở Việt nam phẫu thuật bảo tổn ung thư vú cũng đã được tiến hành ở nhiều nơi; tuy nhiên số lượng bệnh nhân chưa nhiều, thời gian theo dõi còn ngắn nên việc đánh giá kết quả chưa đầy đủ.

Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn nói trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu phẫu thuật bảo tồn điều trị ung thư vú nữ giai đoạn I, II”. Với hai mục đích:

1. Mô tả chỉ định và kỹ thuật của phẫu thuật bảo tổn điều trị ung thư vú nữ giai đoạn I,II.

2. Đánh giá kết quả của phẫu thuật bảo tổn điều trị ung thư vú nữ giai đoạn I, II.

MỤC LỤC

Trang

Lời cảm ơn

Lời cam đoan i

Mục lục ii

Các chữ viết tắt vi

Danh mục bảng vii

Danh mục biểu đổ ix

Danh mục hình x

Danh mục các sơ đổ x

ĐẶT VẤN ĐỂ 1

Chương 1. TỔNG QUAN 3

1.1. Giải phẫu tuyến vú 3

1.1.1. Tuyến vú 3

1.1.2. Cân C 4

1.1.3. Cơ và thần kinh Cơ v5à

1.1.4. Mạch máu M 8

1.1.5. Bạch huyết Bạ1ch0

1.2. Bênh sử tự nhiên của ung thư vú 13

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ung thư vú 14

1.3.1. Thụ thể nôi tiết estrogen và progesteron 14

1.3.2. Yếu tố phát triển biểu mô Her-2/neu 15

1.3.3. Gen ung thư vú : BRCA1 và BRCA2 15

1.4. Giải phẫu bênh 16

1.4.1. Loại mô học 16

1.4.2. Đô mô học 17

1.4.3. Thụ thể nôi tiết 19

1.4.4. Yếu tố phát triển biểu mô 20

1.5. Lịch sử phát triển của phẫu thuật điều trị ung thư vú 20

1.6. Cơ sở lý luận của điều trị bảo tổn vú 22

1.7. Kết quả điều trị bảo tổn vú 23

1.8. Tái phát tại chỗ 25

1.9. Các yếu tố nguy cơ về phía người bênh 26

1.9.1. Tuổi 26

1.9.2. Tính nhạy cảm di truyền 27

1.9.3. Các yếu tố nguy cơ từ khối u 27

1.9.4. Các yếu tố về điều trị 28

1.9.5. Kết quả thẩm mỹ 32

1.9.6. Các yếu tố sau cần được thảo luận 33

1.9.7. Hướng dẫn chọn bênh nhân 35

Chương 2. Đối TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 38

2.1. Đối tượng nghiên cứu 38

2.2. Phương pháp nghiên cứu 38

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 38

2.2.2. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng 39

2.2.3. Nghiên cứu giải phẫu bênh 42

2.2.4. Nghiên cứu về điều trị 43

2.3 Quản lý thông tin và phân tích dữ liêu 53

2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 53

Chương 3. KÊT quả nghiên cúu 54

3.1. Kết quả về lâm sàng 54

3.1.1. Đặc điểm bênh nhân 54

3.1.2. Đặc điểm lâm sàng 58

3.2. Đặc điểm mô bênh học 67

3.3. Kỹ thuật của phẫu thuật bảo tổn 70

3.4. Các phương pháp điều trị bổ trợ 72

3.5. Kết quả điều trị 73

3.5.1. Kết quả phẫu thuật 73

3.5.2. So sánh tỉ lê sống thêm 76

3.5.4. Kết quả thẩm mỹ của vú sau điều trị bảo tổn 79

Chương 4. BÀN LUẬN 81

4.1. Về kết quả lâm sàng 81

4.1.1. Đặc điểm bênh nhân 81

4.1.2. Về đặc điểm lâm sàng 88

4.2. Về kết quả giải phẫu bênh 103

4.2.1. Về loại mô học 103

4.2.2. Về đô mô học 105

4.2.3. Về thụ thể nôi tiết 106

4.2.4. Về yếu tố phát triển biểu mô HER-2/neu 108

4.3. Về kỹ thuật phẫu thuật bảo tổn 108

4.3.1. Về đường mổ trong phẫu thuật bảo tổn 108

4.3.2. Về khối lượng can thiêp phẫu thuật 110

4.4. Về viêc điều trị bổ trợ sau mổ 112

4.4.1. Về kết hợp xạ trị 112

4.4.2. Về kết hợp hoá chất 115

4.4.3. Về kết hợp với điều trị nôi tiết 115

4.5. Về kết quả phương pháp phẫu thuật bảo tổn 116

4.5.1. Về thời gian phẫu thuật và số ngày nằm viên trung bình 116

4.5.2. Về tai biến sau phẫu thuật 116

4.5.3. Về tâm lý của bênh nhân sau mổ 117

4.5.4. Về kết quả điều trị 117

4.5.5. Về kết quả thẩm mỹ 121

KẾT LUẬN 123

KIẾN NGHỊ 125

NHŨNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐANG IN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIÊU THAM KHẢG PHỤ LỤC

Anh minh hoạ

Danh sách bênh nhân nghiên cứu

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment