Nghiên cứu phầu thuật cắt bè củng giác mạc có ghép màng ối điều trị tăng nhãn áp tái phát sau mổ glôcôm

Nghiên cứu phầu thuật cắt bè củng giác mạc có ghép màng ối điều trị tăng nhãn áp tái phát sau mổ glôcôm

Sự thất bại của phẫu thuật (PT) cắt bè củng giác mạc (CGM) chủ yếu do tăng sinh xơ sau mổ. Màng ối người có đặc tính ức chế tạo xơ. Nhiều bằngchứng khoa học khẳng định màng ối có tác dụng trong PT lỗ rò. Mục tiêu: Đánh giá kết quả của phẫu thuật cắt bè củng giác mạc có ghép màng ối và nhận xét đặc điểm kỹ thuật này. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 34 mắt glôcôm đã PT cắt bè CGM thất bại có sẹo xơ xấu. Nghiên cứu mô tả lâm sàng tiến cứu không đối chứng. Kết quả: Nhãn áp (NA) trung bình hạ từ 31,79 ± 6,395  mmHg  (trước  mổ)  xuống  16,21  ±  2,382  mmHg  (sau  mổ).  Mức  hạ  NA  trung  bình  từ  15,05  mmHg (47,3%) đến 19,64 mmHg (61,8%). Số loại thuốc tra hạ NA trung bình giảm từ 1,18 trước PT xuống 0,45 sauPT. Thị lực (TL) sau PT ổn định hoặc tăng hơn trước. Thời điểm cuối cùng theo dõi, sẹo bọng tốt chiếm 27,3%; sẹo khá là 72,7%; không có sẹo xấu. Biến chứng trong và sau mổ không xảy ra. Kết luận: PT cắt bè CGM ghép màng ối có hiệu quả và an toàn, có thể là 1 lựa chọn tốt đối với những trường hợp tăng nhãn áp 

tái phát sau mổ lỗ rò.

Hiện nay, PT cắt bè CGM là phương pháp chủ yếu điều trị glôcôm. Tuy nhiên cùng với thời gian, tỷ lệ hạ NA của PT có xu hướng giảm dần. Các công trình nghiên cứu cho thấy nguyên nhân thất bại  của  PT  có  nhiều  lý  do  nhưng  chủ  yếu  là  sự tăng sinh xơ sau PT. Để khắc phục tình trạng này, trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều biệnpháp. 

Đặc  biệt  việc  sử  dụng  thuốc  chống  chuyển  hoá Mitomycin C và 5 Fluorouracil trong và sau PT cắt bè ngày càng phổ biến. Phương pháp này cho kết quả hạ NA tốt hơn PT cắt bè đơn thuần nhưng có nhiều tác dụng không mong muốn như: viêm giác mạc, phù hoàng điểm do nhãn áp thấp… và đặc biệt  là  nguy  cơ  rò  vỡ  sẹo  bọng  đưa  đến  nhiễm trùng sẹo bọng và nhiễm trùng nội nhãn. Màng ối người là mô sinh học vô mạch với những đặc tính sinh học ưu việt như khả năng ức chế quá trình tạo xơ, ức chế quá trình tăng sinh mạch máu, chống viêm, kháng khuẩn, ức chế miễn dịch, không bị thải loại mảnh ghép. Trên thế giới, PT cắt bè CGM ghép màng ối đã được tiến hành từ những năm đầu thế kỷ 20. Nghiên cứu của Lu H (2003), Stavrak as P (2008) đều đưa ra nhận xét sử dụng PT cắt bèCGM ghép màng ối hiệu quả và an toàn. 

Do  vậy  chúng  tôi  tiến  hành  thực hiện  đề  tài này với mục tiêu: 

1.  Đánh giá kết quả của PT cắt bè CGM có ghép màng ối. 

2. Nhận xét đặc điểm kỹ thuật của PT cắt bè CGM có ghép màng ối.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment