Nghiên cứu phẫu thuật cắt hoại tử sớm-ghép da trong 72 giờ đầu sau bỏng để điều trị bỏng sâu

Nghiên cứu phẫu thuật cắt hoại tử sớm-ghép da trong 72 giờ đầu sau bỏng để điều trị bỏng sâu

Luận án Nghiên cứu phẫu thuật cắt hoại tử sớm-ghép da trong 72 giờ đầu sau bỏng để điều trị bỏng sâu.Theo Tổ chức y tế thế giới, bỏng đứng hàng thứ ba trong chấn thương. Hàng năm, số người bị bỏng tại Hoa Kỳ khoảng 1-2 triệu, tại Pháp là 200.000¬300.000 người. Theo Lê Thế’ Trung, Orlov A.N, trong thời bình, bỏng chiếm tỷ lệ 5-10% số bệnh nhân chấn thương ngoại khoa [49].

Tổn thương bỏng, đặc biệt vết bỏng sâu là căn nguyên của bệnh bỏng. Các biến đổi bệnh lý toàn thân và cơ quan chỉ phục hồi khi vết bỏng liền sẹo. Sự tồn tại mô hoại tử kéo dài gây hôi chứng đáp ứng viêm hệ thống do tác đông của độc tố da bị bỏng và hình thành quá mức các chất trung gian viêm (cytokin, men, các gốc tự do) [43], [46], [57], [79], [118], [177], [178], Cơ thể hấp thu độc tố từ hoại tử bỏng gây tổn thương tế’ bào nhu mô tạng [47], [48], [67], [159]. Hoại tử bỏng là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, gây bệnh cảnh nhiễm khuẩn nặng nề và khó chữa, khoảng 75% trường hợp tử vong trong bỏng có liên quan đến yếu tố nhiễm khuẩn [49]. Qua vết bỏng, cơ thể còn mất dịch, huyết tương, điện giải, máu, các yếu tố miễn dịch…nếu kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng suy mòn [23], [103]. Do đó, mục đích điều trị bỏng sâu hiện nay là loại bỏ hoại tử và ghép da tự thân phủ kín tổn thương càng sớm càng tốt [122], [125], [142].
Phẫu thuật cắt hoại tử bỏng được Ambroise Paré đề xuất từ thế’ kỷ thứ XV, ứng dụng trên lâm sàng vào đầu thế’ kỷ XX [49], [122]. Cắt hoại tử là cách thức loại bỏ hoại tử mang tính chủ động, tích cực và phổ biến trong các phương pháp loại bỏ hoại tử hiện nay. Có nhiều báo cáo về lợi ích của cắt hoại tử nhưng chủ yếu mổ muộn vào tuần thứ 2 thậm chí ngày thứ 15-20 sau bỏng, nên bệnh nhân vẫn phải chịu đựng tình trạng viêm, nhiễm độc nhiễm khuẩn và có những biến chứng nguy hiểm [6], [15], [20], [59]. Bởi theo diễn biến tự nhiên của bệnh bỏng, sau 72 giờ là thời kỳ cơ thể tăng cường hấp thu độc tố hoại tử bỏng, vết bỏng viêm nề xung huyết và vi khuẩn phát triển gây nên bênh cảnh nhiễm độc nhiễm khuẩn [49]. Theo một số tác giả, tình trạng trên vừa ảnh hưởng bất lợi cho người bênh vừa ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc mổ cắt hoại tử như: khó khăn cho công tác gây mê hồi sức, tỷ lê biến chứng phẫu thuật cao, mất máu lớn…nên không thể cắt hoại tử diên tích rộng [106], [112], [172]. Vấn đề đang tiếp tục nghiên cứu là cắt hoại tử trong 72 giờ sau bỏng có góp phần ngăn chặn tình trạng viêm, nhiễm độc nhiễm khuẩn và mang lại nhiều lợi ích cho người bênh hay không? có gây thêm nguy hiểm cho người bênh hay không? bởi đây là thời kỳ cơ thể đang diễn ra các đáp ứng cấp tính với chấn thương bỏng và bênh nhân phải chịu mức độ stress nặng nề. Có một số nghiên cứu cắt hoại tử trong giai đoạn sốc (72 giờ sau bỏng), hoặc ngay trong 24 giờ sau bỏng, các nghiên cứu này đều mong muốn giải quyết sớm và triệt để nguồn gốc bênh bỏng. Để đảm bảo cuộc mổ thành công, các tác giả đều phải truyền lượng máu khá lớn, phải che phủ kín vết thương ngay bằng da đồng loại, vật liêu tương đương trung bì như Integra, Transcyte… [72], [106], [123], [184], [185]. Đây là những thách thức lớn với bênh nhân các nước đang phát triển, các nước ngèo bởi chi phí điều trị rất cao. Chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu phẫu thuật cắt hoại tử sớm – ghép da trong 72 giờ đầu sau bỏng để điều trị bỏng sâu” nhằm mục tiêu:
1.    Đánh giá hiệu quả phẫu thuật cắt hoại tử sớm trong 72 giờ đầu sau bỏng.
2.    Nghiên cứu một số yếu tố đảm bảo việc tiến hành phẫu thuật cắt hoại tử trong 72 giờ đầu sau bỏng thành công.
Các mục tiêu cụ thể:
1.    Đánh giá hiệu quả của cắt hoại tử sớm trong 72 giờ đầu sau bỏng.
2.    Tính toán lượng máu mất trong phẫu thuật để cổ kế hoạch bù máu.
3.    Đánh giá vai trò của garo khi cắt hoại tử ở các chi
4.    Đánh giá hiệu quả che phủ ngay vết thương bằng da tự thân, da ếch.
MỤC LỤC
PHẦN A – TÓM TẤT KẾT QUA NổI BẬT CỦA ĐỂ TÀI NỘI DUNG    Trang
1.    Kết quả nổi bât của đề tài    1
a/ Đóng góp mới    l
b/ Kết quả cụ thể    1
c/ Hiệu quả đào tạo    2
d/ Hiệu quả về kinh tế’ xã hôi    s
e/ Hiệu quả khác    s
2.    Áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống xã hôi    s
s. Đánh giá thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương nghiên cứu đã    s
được phê duyệt
a/ Tiến đô    s
b/ Thực hiện mục tiêu nghiên cứu    4
c/ Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến của đề cương    4
d/ Đánh giá sử dụng kinh phí    4
4. Các ý kiến đề xuất    4
PHẦN B – NỘI DUNG BÁo Áo CHI TIẾT KẾT QUA NGHIÊN CỨU ĐỂ TÀI CAP BỘ
ĐẶT VAN ĐỂ    Trang    5
CHƯƠNG 1: TổNG QUAN TÀI LIỆU    7
1.1    Bệnh bỏng    7
1.2    Quá trình liền vết thương bỏng sâu    8
1.3    Hậu quả bênh lý của tổn thương bỏng sâu    10
1.4    Các Cytokin viêm có nguồn gốc từ tổn thương bỏng    13
1.5    Phẫu thuật cắt hoại tử bỏng    16
1.6    Ghép da điều trị vết thương bỏng sâu    24
CHƯƠNG 2: Đối TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 28
2.1    Đối tượng nghiên cứu    28
2.2    Chất liêu nghiên cứu    29
2.3    Phương pháp nghiên cứu lâm sàng    30
2.4    Phương pháp làm các xét nghiêm    41
2.5    Xử lý số liêu    44
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu    45
3.1    Đặc điểm bênh nhân nghiên cứu    45
3.2    Hiệu quả của cắt hoại tử sớm trong 72 giờ sau bỏng    49
3.3    Lượng máu mất trong mổ cắt hoại tử – ghép da    60
3.4    Kết quả nghiên cứu một số yếu tố đảm bảo phẫu thuật thành công 61
3.5    Một số hình ảnh che phủ kín vết thương ngay sau cắt hoại tử    77
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    81
4.1    Hiêu quả của cắt hoại tử trong 72 giờ sau bỏng    81
4.2    Một số yếu tố đảm bảo phẫu thuật thành công    91
KẾT LUẬN    103
KIẾN NGHỊ    105
TÀI LIỆU THAM KHẢO    106
PHẦN PHỤ LỤC

Leave a Comment