Nghiên cứu phẫu thuật múc nội nhãn kết hợp độn bi silicon trong chóp cơ

Nghiên cứu phẫu thuật múc nội nhãn kết hợp độn bi silicon trong chóp cơ

Từ thế kỷ XV, bỏ nhãn cầu được coi là phương pháp điều trị mắt mất chức năng, đau nhức hay biến dạng nhãn cầu ảnh hưởng thẩm mỹ. Trong một số trường hợp bệnh lý như khối u nhãn cầu ác tính hay nguy cơ nhãn viêm đồng cảm, bỏ nhãn cầu là cách điều trị bệnh hiệu quả duy nhất [13].

Mất nhãn cầu gây ảnh hưởng rất lớn về thể chất và tinh thần với các bệnh nhân ở bất kỳ lứa tuổi nào. Không chỉ thị giác hai mắt, thị trường hai mắt bị mất mà khuôn mặt cũng thay đổi. Ngoài ra, tính tự tin của bản thân bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một vấn đề nổi bật cần giải quyết sau khi bỏ nhãn cầu là lắp mắt giả đảm bảo tính cân đối hai mắt và phòng tránh các biến đổi thứ phát xảy ra ở hốc mắt do không có nhãn cầu. Các biến đổi hốc mắt bao gồm teo xơ tổ chức hốc mắt, co rút cơ, xơ hóa kết mạc dẫn đến biến dạng mi, cùng đồ, gây di lệch hay rơi mắt giả [41].

Múc nội nhãn có đặt khuôn hốc mắt đã được đề cập đến từ thế kỷ XVIII. Nhiều kiểu khuôn đã được thiết kế bằng nhiều loại chất liệu khác nhau với mục đích đạt được phù hợp sinh học, không gây nhiễm trùng và thải loại khuôn hay hở khuôn. Chất liệu có lỗ như hydroxyapatite hay polyethylene là loại được sử dụng phổ biến hiện nay để làm khuôn hốc mắt [39]. Tuy nhiên giá thành rất cao và trong y văn hiện tượng thải khuôn vẫn được báo cáo hàng năm [20].

Bi silicon vẫn là loại chất liệu không lỗ được sử dụng phổ biến ở Việt nam vì giá thành thấp, dễ sản xuất với nhiều kích cỡ khác nhau. Cũng như với các chất liệu độn không có lỗ khác, hiện tượng hở lộ và thải bi rất hay xảy ra nhất là khi kích thước bi lớn hơn thể tích của vỏ củng mạc [4, 45].

Năm 2007, Giáo sư Howard (Mỹ) khi sang làm việc tại Bệnh viện Mắt Trung ương đã giới thiệu phương pháp đặt bi silicon trong chóp cơ nhằm đảm bảo bi được hai lớp củng mạc và một lớp kết mạc che phủ phía trước, khả năng hở bi và thải loại giảm. Kể từ thời điểm đó, phương pháp này đã được một số bác sỹ áp dụng với kết quả tốt. Đặc biệt phương pháp này cho phép có thể đặt lại bi silicon đã bị thải loại sau khi làm phương pháp kinh điển (đặt bi trong vỏ củng mạc) thất bại.

Tuy nhiên, vì khoảng trong chóp cơ hẹp nên việc đặt bi kích thước lớn gặp khó khăn, khả năng di lệch bi ra phía ngoài dễ xảy ra. Các bác sỹ khoa chấn thương Bệnh viện mắt trung ương đã phối hợp cắt thị thần kinh hay cắt củng mạc quanh thị thần kinh nhằm mở rộng thể tích khoang trong chóp cơ, bi được đặt vào dễ dàng, ít bị di lệch. Hơn nữa cắt thị thần kinh còn có tác dụng phòng nhãn viêm đồng cảm đã xảy ra ở một số bệnh nhân múc nội nhãn [20].

Phương pháp múc nội nhãn, đặt bi trong chóp cơ đã được thực hiện ba năm (2007-2009) nhưng chưa được đánh giá cụ thể. Chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm những mục tiêu sau:

1/ Đánh giá kết quả phẫu thuật múc nội nhãn đặt bi chóp cơ.

2/ Nhận định một số đặc điểm kỹ thuật của phương pháp.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 3

1.1. Sơ lược giải phẫu mắt 3

1.1.1. Hốc mắt 3

1.1.2. Các cơ vận nhãn 4

1.1.3. Nhãn cầu 5

1.1.4. Kết mạc và cùng đồ 6

1.1.5. Tổ chức mỡ trong hốc mắt 7

1.2. Lịch sử của phẫu thuật bỏ nhãn cầu 7

1.3. Kích thước và chất liệu của bi độn trong phẫu thuật múc nội nhãn 8

1.4. Các biến đổi hốc mắt sau khi bỏ nhãn cầu 11

1.5. Các phương pháp bỏ nhãn cầu 13

1.6. Cách thức và kết quả đặt độn sau phẫu thuật múc nội nhãn 14

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

2.1. Đối tượng nghiên cứu 20

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 20

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 20

2.2. Phương pháp nghiên cứu 20

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 20

2.2.2. Mẫu nghiên cứu 21

2.2.3. Phương tiện nghiên cứu 21

2.2.4. Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ 22

2.2.5. Giải thích cho bệnh nhân và gia đình trước phẫu thuật 22

2.2.6. Các thì phẫu thuật 23

2.2.7. Đánh giá sau mổ 27

2.2.8. Đạo đức trong nghiên cứu 28

2.3. Xử lý số liệu 29

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31

3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 31

3.1.1. Đặc điểm về giới 31

3.1.2. Đặc điểm về tuổi 31

3.1.3. Nguyên nhân chỉ định phẫu thuật 32

3.1.4. Thời gian theo dõi 33

3.2. Đánh giá tình trạng mắt giả 34

3.2.1. Đánh giá chung 34

3.2.2. Đánh giá thẩm mỹ mắt giả 36

3.2.3. Đánh giá vận động mắt giả 37

3.3. Đặc điểm kỹ thuật của phương pháp 38

3.3.1. Đường rạch củng mạc 38

3.3.2. Phù mi và kết mạc 39

3.3.3. Biến chứng phẫu thuật 40

Chương 4: BÀN LUẬN 41

4.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu 41

4.2. Đánh giá tình trạng mắt giả 42

4.2.1. Độ lồi của mắt giả và vấn đề thiếu hụt tổ chức hốc mắt 42

4.2.2. Đánh giá độ vận động của mắt giả 43

4.2.3. Đánh giá độ mở khe mi 46

4.2.4. Biến chứng của phẫu thuật 47

4.2.5. Hiện tượng thải loại độn hốc mắt và chất liệu độn 49

4.2.6. Hiện tượng di lệch độn hốc mắt 50

4.3. Đặc điểm kỹ thuật của phương pháp 50

4.3.1. Chọn bi độn 50

4.3.2. Đường rạch củng mạc 52

4.3.3. Khâu củng mạc 52

4.3.4. Cắt thị thần kinh 52

KẾT LUẬN 58

HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO

BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU (PHỤ LỤC 1)

DANH SÁCH BỆNH NHÂN PHỤ LỤC 2 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment