NGHIÊN CỨU PHẪU THUẬT NỘI SOI Ổ BỤNG CẮM LẠI NIỆU QUẢN VÀO BÀNG QUANG
NGHIÊN CỨU PHẪU THUẬT NỘI SOI Ổ BỤNG CẮM LẠI NIỆU QUẢN VÀO BÀNG QUANG.Phẫu thuật cắm lại niệu quản vào bàng quang thường được thực hiện trong Nhi khoa, qua các bệnh lý bẩm sinh liên quan đến đoạn cuối niệu quản. Ở người lớn, phẫu thuật này ít được thực hiện hơn [19]. Mục đích của phẫu thuật là giải quyết hết tắc nghẽn và tránh ngược dòng bàng quang – niệu quản [13], [27], [65], [103].Nhìn chung phẫu thuật cắm lại niệu quản thường được chỉ định trong các trường hợp sau:
1. Tắc nghẽn niệu quản 1/3 dưới: do hai nhóm nguyên nhân: (1) Bẩm sinhnhư hẹp niệu quản, niệu quản cự đại tắc nghẽn, niệu quản cắm lạc chỗ tắc nghẽn, nang niệu quản; hoặc (2) Mắc phải do bệnh lý như lao niệu, hẹp do di chứng của sỏi… hoặc do chấn thương làm mất đoạn niệu quản cuối, điển hình như trường hợp tai biến – biến chứng trong phẫu thuật vùng chậu gây hẹp niệu quản.
2. Ngược dòng bàng quang – niệu quản nguyên phát: gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái phát nhiều lần, thận ứ nước, thận giảm chức năng.
3. Rò nước tiểu: do niệu quản cắm lạc chỗ vào âm đạo hoặc niệu đạo (ở nữ giới)…, hoặc do rò niệu quản – âm đạo sau mổ vùng chậu.
Trước đây, mổ mở cắm lại niệu quản đã là phương pháp điều trị chuẩn. Tuy nhiên, mổ mở vẫn luôn có những khuyết điểm cố hữu như đau nhiều trong thời gian hậu phẫu, thời gian nằm viện kéo dài, tính thẩm mỹ vết mổ không cao. Do vậy, phẫu thuật nội soi ngày càng được phát triển, nhằm mục đích khắc phục những khuyết điểm cố hữu này của mổ mở [22], [69], [118].Mặc dù phẫu thuật nội soi ổ bụng đã được thực hiện thành công trong rất nhiều bệnh lý Tiết niệu vào những năm gần đây, tuy nhiên phẫu thuật nội soi tạo hình nói chung trong đó có phẫu thuật nội soi cắm lại niệu quản vẫn là một thử thách cho các
phẫu thuật viên Tiết niệu [22].
Có nhiều phương pháp phẫu thuật nội soi cắm lại niệu quản, tùy thuộc vào lựa chọn của phẫu thuật viên và tình trạng bệnh lý của bệnh nhân. Tuy nhiên, phương pháp thường được các tác giả thực hiện là kỹ thuật Lich – Grégoir [17], [49], [102]. 2
Phương thức phẫu thuật nội soi này đã được Ehrlich R.M. (1994) thực hiện đầu tiên trên trẻ em trong bệnh lý ngược dòng bàng quang – niệu quản [49], Reddy P.K.(1994) thực hiện trên người lớn trong bệnh lý hẹp niệu quản [102], cũng như các trường hợp tai biến tổn thương niệu quản sau mổ vùng chậu [17]. Kết quả phẫu thuật ban đầu rất khả quan và đã làm nền tảng cho phương thức phẫu thuật này phát triển [16], [38], [98], [100].
Ở Việt Nam vào những năm gần đây, nhiều bệnh lý Tiết niệu đã được thực hiện bằng phẫu thuật nội soi cho kết quả tốt. Tại khoa Tiết niệu bệnh viện Bình Dân, phẫu thuật nội soi đã được tiến hành trong các bệnh lý Tiết niệu từ tháng 8 năm
2002. Đến tháng 6 năm 2006 chúng tôi bắt đầu thực hiện một số trường hợp phẫu thuật nội soi cắm lại niệu quản và đã có một vài báo cáo, cho thấy phẫu thuật này có tính khả thi, với độ an toàn cao và cho kết quả tốt. Tuy nhiên, số lượng các nghiên cứu về phẫu thuật nội soi cắm lại niệu quản ở trong nước hiện nay còn hạn chế, các tác giả cũng chỉ ghi nhận kết quả phẫu thuật trong thời gian gần [10], [14]. Như vậy, phẫu thuật nội soi cắm lại niệu quản với số lượng lớn, với nhiều nhóm nguyên nhân bệnh lý khác nhau, nghiên cứu chi tiết với thời gian theo dõi lâu dài có kết quả như
thế nào? Có thể ứng dụng và phổ biến rộng rãi phẫu thuật này trong thực hành lâm sàng được không? Đây vẫn là câu hỏi cần được trả lời. Với tính bức thiết này, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu phẫu thuật nội soi ổ bụng cắm lại niệu quản vào bàng quang” với các mục tiêu như sau:
1. Nghiên cứu ứng dụng các chỉ định của phẫu thuật nội soi ổ bụng cắm lại niệu quản vào bàng quang trong điều kiện hiện nay.
2. Đánh giá kết quả điều trị của phẫu thuật nội soi ổ bụng cắm lại niệu quản vàobàng quang trên các bệnh lý niệu quản 1/3 dưới.
3. Xây dựng qui trình phẫu thuật nội soi ổ bụng cắm lại niệu quản vào bàng quang qua đánh giá các yếu tố liên quan đến tỉ lệ thành công của phẫu thuật
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt và thuật ngữ
Danh mục các bảng, biểu đồ, hình ảnh
ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………………………… 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………………. 3
1.1. Một số vấn đề cơ bản về bệnh lý niệu quản 1/3 dưới ………………………………… 3
1.2. Lịch sử phẫu thuật cắm lại niệu quản vào bàng quang …………………………….. 20
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………….. 37
2.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………………………. 37
2.2. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………………….. 38
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………… 58
3.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu …………………………………………………………… 58
3.2. Lâm sàng …………………………………………………………………………………………… 61
3.3. Cận lâm sàng ……………………………………………………………………………………… 63
3.4. Phẫu thuật …………………………………………………………………………………………. 69
3.5. Theo dõi sau phẫu thuật ………………………………………………………………………. 75
3.6. Theo dõi và đánh giá kết quả phẫu thuật ……………………………………………….. 78
3.7. Một số yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật ……………………………………… 85
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ……………………………………………………………………………… 92
4.1. Bàn luận về các đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu …………………………….. 92
4.2. Bàn luận về các phương pháp điều trị và kỹ thuật mổ …………………………….. 98
4.3. Bàn luận về kết quả phẫu thuật …………………………………………………………….. 99
4.4. Bàn luận về tiêu chuẩn đánh giá kết quả phẫu thuật………………………………. 113
4.5. Bàn luận về các chỉ định đặc biệt của phẫu thuật ………………………………….. 122
4.6. Bàn luận về đường cong học tập…………………………………………………………. 127
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………… 129
KIẾN NGHỊ …………………………………………………………………………………………….. 131
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Mối liên quan của chiều dài đoạn niệu quản bệnh lý với các phẫu thuật . 20
Bảng 2.1. Mức độ đau hậu phẫu theo thang điểm đau………………………………………. 53
Bảng 3.1. Phân bố tuổi của bệnh nhân ……………………………………………………………. 58
Bảng 3.2. Nguyên nhân sinh bệnh …………………………………………………………………. 59
Bảng 3.3. Phân bố số niệu quản theo nguyên nhân tắc nghẽn ……………………………. 59
Bảng 3.4. Phân bố số niệu quản theo tình trạng rò nước tiểu …………………………….. 60
Bảng 3.5. Triệu chứng lâm sàng trước mổ nhóm tắc nghẽn niệu quản ……………….. 61
Bảng 3.6. Tóm tắt các triệu chứng lâm sàng trước mổ ……………………………………… 62
Bảng 3.7. Kết quả xét nghiệm bạch cầu trước mổ ……………………………………………. 63
Bảng 3.8. Kết quả xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu trước mổ ……………………… 63
Bảng 3.9. Kết quả siêu âm trước mổ………………………………………………………………. 64
Bảng 3.10. Phân bố số bệnh nhân được chụp Xquang đường tiết niệu chẩn đoán … 64
Bảng 3.11. Kết quả chụp UIV/CTscans bụng chậu trước mổ ……………………………. 64
Bảng 3.12. Tổng kết các kết quả chẩn đoán hình ảnh thận ứ nước …………………….. 66
Bảng 3.13. Tổng kết các kết quả chẩn đoán chiều dài đoạn niệu quản bệnh lý qua
kết quả Xquang (UIV/CTscans và UPR) ………………………………………… 66
Bảng 3.14. Chức năng của thận bệnh lý tương ứng với độ lọc cầu thận (GFR) trên
xạ ký thận ĐVPX trước mổ …………………………………………………………… 67
Bảng 3.15. Độ bài xuất của thận bệnh lý trên xạ ký thận ĐVPX có tiêm thuốc lợi
tiểu quai ……………………………………………………………………………………… 68
Bảng 3.16. BMI của các bệnh nhân ……………………………………………………………….. 70
Bảng 3.17. Phía bên niệu quản được phẫu thuật ………………………………………………. 70
Bảng 3.18. Phân bố các phương pháp phẫu thuật nội soi cắm lại niệu quản………… 70
Bảng 3.19. Các thủ thuật kèm theo phẫu thuật nội soi cắm lại niệu quản ……………. 71
Bảng 3.20. Thời gian phẫu thuật ……………………………………………………………………. 71
Bảng 3.21. Thời gian phẫu thuật theo các nhóm bệnh nhân ………………………………. 71
Bảng 3.22. Phân bố thủ thuật cắt và khâu nhỏ niệu quản giãn …………………………… 73
Bảng 3.23. Tình trạng tràn khí dưới da trong phẫu thuật ………………………………….. 74
Bảng 3.24. Liều lượng thuốc giảm đau được dùng trong thời gian sau mổ …………. 75
Bảng 3.25. Thời gian dẫn lưu ổ bụng theo nhóm bệnh nhân được phẫu thuật theo
thứ tự thời gian ……………………………………………………………………………. 77
Bảng 3.26. Thời gian phục hồi sức khỏe sau mổ ……………………………………………… 78
Bảng 3.27. Kết quả siêu âm sau mổ 3 tháng ……………………………………………………. 79
Bảng 3.28. Tỉ lệ giảm phân độ ứ nước thận trên siêu âm sau mổ 3 tháng ……………. 79
Bảng 3.29. Kết quả UIV/CTscans sau mổ 3 tháng …………………………………………… 80
Bảng 3.30. Kết quả siêu âm sau mổ 6 – 12 tháng …………………………………………….. 82
Bảng 3.31. Tỉ lệ giảm phân độ thận ứ nước trên siêu âm sau mổ 6 – 12 tháng …….. 82
Bảng 3.32. So sánh chức năng của thận bệnh lý trước và sau mổ ………………………. 83
Bảng 3.33. So sánh mức độ đào thải phóng xạ trước và sau mổ 6 – 12 tháng ………. 83
Bảng 3.34. Tổng kết các yếu tố dùng để đánh giá kết quả phẫu thuật. ……………….. 84
Bảng 3.35. So sánh kết quả phẫu thuật giữa hai nhóm theo BMI ………………………. 85
Bảng 3.36. So sánh kết quả phẫu thuật giữa hai nhóm bệnh nhân có và không có
vết mổ cũ vùng chậu …………………………………………………………………….. 86
Bảng 3.37. So sánh kết quả phẫu thuật giữa hai nhóm bệnh nhân có và không có
thủ thuật đính bàng quang vào cơ thắt lưng chậu ……………………………… 87
Bảng 3.38. So sánh kết quả phẫu thuật giữa hai nhóm bệnh nhân có và không có
cắt khâu nhỏ niệu quản giãn ………………………………………………………….. 88
Bảng 3.39. So sánh kết quả phẫu thuật giữa hai nhóm bệnh nhân theo mức độ ứ
nước thận (nặng: độ 3, nhẹ: độ 0 – 1 – 2) ………………………………………… 89
Bảng 3.40. So sánh kết quả phẫu thuật giữa hai nhóm cấy nước tiểu (+) và (-) …… 90
Bảng 3.41. So sánh kết quả phẫu thuật giữa các nhóm bệnh nhân theo chiều dài
đoạn niệu quản bệnh lý …………………………………………………………………. 91
Bảng 4.42. So sánh thời gian phẫu thuật với các nghiên cứu khác …………………… 107
Bảng 4.43. Thời gian dẫn lưu ổ bụng theo nhóm phẫu thuật có và không bơm
kiểm tra bàng quang sau khi cắm niệu quản ………………………………….. 111
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Phân bố giới tính của bệnh nhân …………………………………………………. 58
Biểu đồ 3.2. Tần suất phía bên niệu quản bệnh lý ……………………………………………. 61
Biểu đồ 3.3. Chức năng của thận bệnh lý trên xạ ký thận ĐVPX trước mổ …………. 67
Biểu đồ 3.4. Số trocar sử dụng trong phẫu thuật ……………………………………………… 72
Biểu đồ 3.5. Đánh giá đại thể niệu quản bệnh lý trong phẫu thuật. …………………….. 72
Biểu đồ 3.6. Phân bố lượng máu mất trong phẫu thuật …………………………………….. 74
Biểu đồ 3.7. Thời gian dẫn lưu ổ bụng …………………………………………………………… 76
Biểu đồ 3.8. Thời gian nằm viện hậu phẫu ……………………………………………………… 77
Biểu đồ 3.9. Phân độ ứ nước thận trước – sau mổ 3 tháng ………………………………… 80
Biểu đồ 3.10. Tỉ lệ chuyển độ ứ nước thận sau mổ 3 tháng ………………………………. 81
Biểu đồ 4.11. Đồ thị biến thiên thời gian phẫu thuật theo phân nhóm bệnh nhân . 127
Biểu đồ 4.12. Đồ thị biến thiên thời gian dẫn lưu theo phân nhóm bệnh nhân …… 128