Nghiên cứu phẫu thuật tán nhuyễn thể thủy tinh, đặt thể thuỷ tinh nhân tạo trên mắt đã cắt dịch kính

Nghiên cứu phẫu thuật tán nhuyễn thể thủy tinh, đặt thể thuỷ tinh nhân tạo trên mắt đã cắt dịch kính

Đục thể thuỷ tinh (TTT) trên mắt đã phẫu thuật cắt dịch kính là một bệnh cảnh nặng, gặp khá nhiều trong nhãn khoa. Phẫu thuật cắt dịch kính là một phẫu thuật phức tạp, sau phẫu thuật cắt dịch kính, tiến triển đục thể thuỷ tinh gặp với tỷ lệ rất cao. Theo các tác giả nước ngoài, sau phẫu thuật cắt dịch kính, có khoảng trên 70% các trường hợp bị đục thể thuỷ tinh sau một năm. Thực tế lâm sàng ở Việt Nam, đục thể thuỷ tinh sau phẫu thuật cắt dịch kính đã được nhiều nhà nhãn khoa quan tâm. [33],[43],[47].
Phương pháp phẫu thuật tán nhuyễn thể thủy tinh bằng siêu âm (phacoemulsification) ngày nay đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới và ở Việt Nam. Nhờ có phương pháp phẫu thuật tiên tiến này, các nhà nhãn khoa đã thu được những kết quả rất thành công trong lĩnh vực phẫu thuật TTT, đặt IOL [7],[9],[14].
Nhiều tác giả trên thế giới đã tiến hành phẫu thuật phaco trên mắt đã cắt dịch kính và cho kết quả khá tốt. Tuy nhiên, trên mắt đã phẫu thuật cắt dịch kính có những đặc điểm riêng, mắt không còn dịch kính, cấu trúc giải phẫu bị biến đổi, các thành phần nội nhãn tổn thương, vì thế phẫu thuật phaco trở nên khó khăn hơn, dễ xảy ra biến chứng hơn. [34],[35],[40],[46].
Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây, với sự phát triển của đội ngũ bác sỹ phẫu thuật, cùng với sự đầu tư nhiều trang thiết bị y tế hiện đại, kỹ thuật cắt dịch kính ngày càng hoàn thiện, chỉ định cắt dịch kính cũng được mở rộng, số lượng bệnh nhân được phẫu thuật cắt dịch kính ngày càng nhiều. Đi kèm theo đó, tỉ lệ bệnh nhân tiến triển đục thể thủy tinh cần được phẫu thuật cũng tăng theo. Phẫu thuật phaco trên mắt đã cắt dịch kính là một phẫu thuật khó và    đã được    một    số nhà nhãn khoa    Việt    Nam    thực    hiện    khá nhiều    trong những năm gần đây, nhưng thực sự chưa có một nghiên cứu nào báo cáo một cách đầy đủ về các khó khăn và kết quả của phẫu thuật này. Do vậy chúng tôi tiến hành đề tài :
Nghiên cứu phẫu thuật tán nhuyễn thể thủy tinh, đặt thể thuỷ tinh nhân tạo trên mắt đã cắt dịch kính
Với hai mục tiêu :
1.     Nghiên cứu các đặc điểm kỹ thuật của phẫu thuật phaco, đặt IOL trên mắt đã cắt dịch kính.
2.    Đánh giá kết qủa phẫu thuật.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN    13
1.1.    NHỮNG BIẾN ĐỔI GIẢI PHẪU, SINH LÝ CỦA TTT TRÊN MẮT
ĐÃ CẮT DỊCH KÍNH    13
1.2.    ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT PHẪU THUẬT PHACO:    17
1.2.1.    Cấu tạo máy Phaco:    17
1.2.2.    Sơ lược về kỹ thuật mổ:    18
1.3.    MỘT SỐ KHÁC BIỆT CỦA KỸ THUẬT PHACO TRÊN MẮT ĐÃ
CẮT DỊCH KÍNH    20
1.3.1.    Phương pháp can thiệp vào đồng tử:    20
1.3.2.    Kỹ thuật xé bao trước TTT    24
1.3.3.    Kỹ thuật tách nhân    25
1.3.4.    Kỹ thuật tán nhuyễn TTT    26
1.3.5.    Kỹ thuật rửa hút chất nhân    29
1.3.6.    Kỹ thuật đặt IOL    29
1.4.    TÌNH HÌNH PHẪU THUẬT PHACO TRÊN MẮT ĐÃ CẮT DỊCH
KÍNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM    30
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    33
2.1.    ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:    33
2.1.1.    Tiêu chuẩn lựa chọn:    33
2.1.2.    Tiêu chuẩn loại trừ:    33
2.2.    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:    34
2.2.1.    Loại hình nghiên cứu:    34
2.2.2.    Phương tiện nghiên cứu :    34
2.2.3.    Phương pháp tiến hành nghiên cứu:    35
2.3.    XỬ LÝ SỐ LIỆU    43
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    44
3.1.    TÌNH HÌNH BỆNH NHÂN TRƯỚC PHẪU THUẬT:    44
3.1.1.    Tình hình bệnh nhân theo tuổi và giới:    44
3.1.2.    Thời gian từ khi phẫu thuật cắt dịch kính    đến phẫu thuật TTT:. 45
3.1.3.    Tình hình bệnh nhân trước phẫu thuật    46
3.1.4.    Tình hình nhãn áp trước phẫu thuật    47
3.1.5.    Tình trạng đồng tử trước phẫu thuật    48
3.1.6.    Tình hình TTT trước phẫu thuật    49
3.1.7.    Tình trạng dịch kính võng mạc trước phẫu thuật    41
3.2.    CÁC ĐẶC ĐIỂM VỀ KỸ THUẬT PHẪU THUẬT:    52
3.2.1.    Phương pháp phẫu thuật    52
3.2.2.    Các khó khăn trong phẫu thuật    54
3.2.3.    Biến chứng trong phẫu thuật và cách xử lý    55
3.3.    KẾT QUẢ SAU PHẪU THUẬT:    57
3.3.1.    Kết quả về chức năng:    57
3.3.2.    Kết quả về giải phẫu    60
3.3.3.    Các triệu chứng theo thời gian:    61
3.4.    ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHUNG SAU PHẪU THUẬT    62
Chương 4: BÀN LUẬN    64
4.1.    BÀN LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN TRƯỚC PHẪU
THUẬT    64
4.1.1.    Tuổi và giới    64
4.1.2.    Khoảng thời gian từ khi phẫu thuật cắt dịch kính đến phẫu thuật
TTT                            .66
4.1.3.    Tình trạng thị lực trước phẫu thuật    67
4.1.4.    Nhãn áp trước phẫu thuật    68
4.1.5.    Khả năng dãn của đồng tử trước phẫu thuật    68
4.1.6.    Độ cứng của TTT trước phẫu thuật    68
4.1.7.    Tình trạng dịch kính võng mạc    69
4.2.    BÀN LUẬN VỀ CÁC ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT PHẪU THUẬT. …70
4.2.1.    Bàn luận về các khó khăn và cách xử lý trong phẫu thuật    70
4.2.2.    Bàn luận về biến chứng trong và sau phẫu thuật, cách xử lý    72
4.3.    BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ SAU PHẪU THUẬT    76
4.3.1.    Bàn luận về kết quả về giải phẫu    76
4.3.2.    Bàn luận về kết quả thị lực:    76
KẾT LUẬN    78
KIẾN NGHỊ    80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment