Nghiên cứu phương pháp giảm đau bằng bupivacaine truyền liên tục vào khớp sau phẫu thuật nội soi khớp vai
Phẫu thuật nội soi ngày càng phát triển mạnh mẽ trong đó có phẫu thuật nội soi khớp vai. Tại Việt Nam, nội soi khớp vai bắt đầu từ năm 2004. Kết quả điều trị bệnh khớp vai không chỉ đơn thuần do phẫu thuật mang lại mà còn phụ thuộc vào nổ lực tập vật lý trị liệu của BN sau phẫu thuật.. Do đó, vấn đề đau sau PTNS khớp vai được các bác sĩ ngoại khoa và Gây mê – Hồi sức quan tâm rất nhiều.
Giảm đau sau PTNS khớp vai có rất nhiều phương pháp như: giảm đau thường qui bằng Morphine tiêm tĩnh mạch, tê đám rối thần kinh cánh tay, truyền thuốc tê liên tục vào khoang dưới mỏm cùng (Bupivacaine và Ropivacaine là hai thuốc được sử dụng nhiều nhất)… Trong đó, hiệu quả của phương pháp truyền thuốc tê liên tục vào khoang dưới mỏm cùng vẫn còn nhiều bàn cãi.
Phương pháp truyền thuốc tê liên tục vào khoang dưới mỏm cùng đã được áp dụng nhiều nước trên thế giới nhưng tại Việt Nam phương pháp này chưa được ứng dụng nhiều và nhất là chưa có nghiên cứu nào về phương pháp giảm đau này. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu là đánh giá hiệu quả của phương pháp giảm đau bằng truyền Bupivacaine liên tục vào khoang dưới mỏm cùng sau phẫu thuật nội soi khớp vai.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu
Tiền cứu, ứng dụng lâm sàng có nhóm chứng.
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh: tuổi trên 18, ASA I, II, III, được phẫu thuật nội soi khớp vai, đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ: Dị ứng với thuốc tê. Sử dụng Opioids trước mổ, nghiện thuốc. Không khả năng hiểu phương pháp đánh gia đau. Không đồng ý tham gia nghiên cứu. Chuyển sang phẫu thuật mở.
Nghiên cứu chia làm 2 giai đoạn:
– Giai đoạn 1: so sánh hiệu quả kiểm soát đau của Bupivacaine 0,1% và Bupivacaine 0,2% khi truyền vào khoang dưới mỏm cùng với tốc độ 5 ml/giờ. Mục đích: tìm nồng độ thích hợp cho giai đoạn sau.
– Giai đoạn 2: BN được chia làm 2 nhóm
Nhóm 1-nhóm chứng: Morphine 0,05 mg/kg tiêm TM mỗi khi bệnh nhân có nhu cầu giảm đau hoặc mức độ đau > 2.
Nhóm 2-nhóm can thiệp: Bupivacaine 200 mg pha với Natriclorua 0,9% thành 100ml (nồng độ 0,2%). Cuối phẫu thuật một catheter 20G 3 lỗ được đặt vào khoang dưới mỏm cùng dưới sự quan sát trực tiếp của máy nội soi. BN được Bolus 5ml Bupivacaine
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích