Nghiên cứu phương pháp nuôi tạo tấm biểu mô giác mạc từ tế bào gốc vùng rìa giác mạc

Nghiên cứu phương pháp nuôi tạo tấm biểu mô giác mạc từ tế bào gốc vùng rìa giác mạc

Trong nhãn khoa, hội chứng suy giảm vùng rìa thường gặp và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Một trong các phương pháp hiện đại nhất để điều trị hội chứng này là ghép tấm biểu mô giác mạc nuôi cấy từ tế bào gốc vùng rìa giác mạc. Trên thế giới đã có nhiều công bố về việc nuôi tạo và ghép thành công tấm biểu mô giác mạc nuôi cấy từ tế bào gốc vùng rìa giác mạc cho thỏ và cho người. Ở Việt Nam, đây là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ. Để tiến công vào lĩnh vực sử dụng tế bào gốc điều trị một số bệnh nan y, chúng tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu:
Lựa chọn quy trình nuôi tạo tấm biểu mô giác mạc từ tế bào gốc vùng rìa giác mạc.

I. CHẤT LIỆU VÀ PHƯƠNGPHÁP NGHIÊN CỨU
1. Chất liệu
Mảnh vùng  rìa  mắt  thỏ  chủng  Orytolagus Cuniculus.
Mảnh vùng rìa mắt người được lấy từ  giác mạc hiến hoặc từ mắt lành của bệnh nhân.
Màng ối người đã được xử lý.
Môi trường SEM.
2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu thực nghiệm trên thỏ
Nuôi cấy bằng mảnh mô: trích thủ vùng  rìa giác mạc với kích thước 1 x 3 mm tại vị trí 11 – 1h. Cắt nhỏ thành các mảnh 1 x 1 mm. Nuôi mảnh mô trên màng ối căng trong lồng nuôi  cấy  bằng môi trường SEM trong tủ 37oC và nồng độ CO2 là 5%.
Nuôi cấy bằng dịch treo: nạo biểu mô  của giác mạc thỏ, tạo dịch treo với mật độ 5 x 105  tế bào/ml. Nuôi cấy trong lồng có căng màng ối bằng môi trường SEM ở 37oC và nồng độ CO2 là 5%.
Theo dõi sự phát triển của các tế bào  gốc vùng rìa giác mạc bằng kính hiển vi soi nổi.
Tạo tầng cho tấm biểu mô khi các tế bào đã phủ kín đáy lồng.
Định danh tấm biểu mô giác mạc nuôi cấy.
Ghép cho thỏ bị bỏng giác mạc.
Nghiên cứu trên người
Tiến hành sau khi có kết quả thực nghiệm trên thỏ.
Chỉ tiêu nghiên cứu
Tỷ lệ thành công nuôi tạo tấm biểu mô.
Chất lượng của tấm biểu mô: cấu trúc vi thể, cấu trúc siêu vi thể, cấu trúc hoá học

Mục tiêu: lựa chọn phương pháp nuôi tạo tấm biểu mô giác mạc từ tế bào gốc vùng rìa giác mạc. Chất liệu và phương pháp nghiên cứu: sử dụng các kỹ thuật hiển vi quang học, hiển vi điện tử, hoá mô, hoá mô miễn dịch để theo dõi, đánh giá sự phát triển và chất lượng của tấm biểu mô giác mạc được nuôi cấy theo hai phương pháp: nuôi bằng mảnh mô và nuôi bằng dịch treo. Kết quả: (1). Kỹ thuật nuôi cấy tấm biểu mô giác mạc bằng mảnh mô đơn giản, thời gian nuôi cấy ngắn hơn và cho tấm biểu mô có chất lượng tốt hơn hơn nuôi bằng dịch treo; (2).Tấm biểu mô nuôi cấy có đầy đủ đặc điểm về cấu trúc hình thái, hoá học của tấm biểu mô giác mạc. Kết luận: chọn phương pháp nuôi bằng mảnh mô để tạo tấm biểu mô giác mạc nuôi cấy.
 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment