Nghiên cứu rối loạn Lipid máu ở bệnh nhân suy thận mạn có tăng huyết áp giai đoạn điều trị bảo tồn

Nghiên cứu rối loạn Lipid máu ở bệnh nhân suy thận mạn có tăng huyết áp giai đoạn điều trị bảo tồn

Tăng huyết áp (THA) là một trong những biến chứng thường gặp ở bệnh nhân suy thận mạn (STM). Nguyễn Văn Xang cho biết có tới 80 – 90% bệnh nhân STM giai đoạn cuối biến chứng THA [2]. Rối loạn lipid ở bệnh nhân THA tiên phát đã được nhiều tác giả coi là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch và tiến triển STM. Một số nghiên cứu trong nước về rối loạn lipid máu trên các đối tượng có bệnh mạch vành, bệnh THA tiên phát thấy có mối liên quan giữa biến đổi một số thành phần lipid máu với các bệnh trên [1,3], nhưng chưa có công trình nào đề cập tới rối loạn lipid máu ở bệnh nhân STM biến chứng THA được công bố.

Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: ”Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân suy thận mạn có tăng huyết áp giai đoạn điều trị bảo tồn” nhằm mục tiêu:

1. Nghiên  cứu  các  rối  loạn  thành  phần lipid máu ở bệnh  nhân  suy thận mạn  có  tăng huyết áp.

2. Tìm hiểu về  mối liên quan giữa thay  đổi thành phần lipid với mức độ tăng huyết  áp ở bệnh nhân suy thận mạn.

II. ĐỐI  TƯỢNG  VÀ  PHƯƠNG   PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu

Gồm 107 BN STM, tuổi ≤ 45 tuổi được điều trị bảo tồn và theo dõi tại khoa Thận – Tiết niệu bệnh viện Bạch Mai từ 2000 – 2003, trong đó 78 BN có THA (nhóm STM có THA) và 29 BN không có THA (nhóm STM không THA) để so sánh.

2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu tiến cứu mô tả  cắt ngang. Khám lâm sàng và xét nghiệm để  chẩn đoán xác định STM.  Lập  bệnh  án  nghiên  cứu  theo  một  mẫu riêng. Phân loại suy thận theo Nguyễn Văn Xang [2]. Phân loại THA theo WHO/ISH 2003 [1]. Xét nghiệm máu để định lượng một số thành phần lipid máu (Cholesterol toàn phần – CT, triglyceride

TG, HDL – C, LDL – C, ApoAI, ApoB) được tiến hành tại khoa Sinh hoá bệnh viện Bạch Mai. Xử lý số liệu theo chương trình SPSS 10.0

III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

1. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các nhóm STM

Trong bảng 1 là một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng chung của 107 bệnh nhân suy thận

mạn điều trị bảo tồn  (STM chung) và tách  riêng các nhóm STM theo các giai đoạn STM II, III, IV (chỉ số khối lượng cơ thể – BMI, mức lọc cầu thận – MLCT, huyết áp tâm thu và tâm trương HATT,

HATTr).

Nghiên cứu các rối loạn thành phần lipid máu ở bệnh nhân suy thận mạn có tăng huyết áp và Tìm hiểu về mối liên quan giữa thay đổi thành phần lipid với mức độ tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận mạn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 107 bệnh nhân STM có MLCT là 15,9 ± 14,5ml/ph, tuổi ≤ 45. Kết quả: THA chiếm 72,9% số bệnh nhân STM. Creatinin huyết ở nhóm STM có THA cao hơn ở nhóm không THA (p
< 0,01). Bệnh nhân THA độ III chiếm tỷ lệ cao nhất 35,5%. Nồng độ cholesterol toàn phần (CT) ở nhóm STM có THA là 5,35 ± 1,34 mmol/l cao hơn ở nhóm không THA (p < 0,05). Tỷ số CT/HDL – C là 5,33 ± 2,2. Bệnh nhân có tăng CT > 6,2 mmol/l chiếm 25,6% tổng số STM có THA, cao hơn nhóm không THA (p < 0,05). Tỷ lệ rối loạn LDL – C và ApoB ở nhóm STM có THA có xu hướng tăng theo giai đoạn STM. Rối loạn lipoprotein ở nhóm STM có THA độ III đa dạng nhất với tỷ lệ cao nhất 92,1%: CT, TG, LDL – C và ApoB tăng, CT/HDL – C
> 5 (5,7 ± 2,3).
 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment