Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiền đái tháo đường
Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiền đái tháo đường.Theo dự báo của các chuyên gia của T ổ chức Y tế Thế giới thì Thế kỷ 21 là Thế kỷ của các bệnh không lây nhiễm, trong đó có bệnh nội tiết và chuyển hoá đang ngày một gia tăng, đặc biệt là chuyển hóa glucid và lipid.
Rối loạn lipid máu là tình trạng thay đổi một hay nhiều thành phần lipid máu dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh, chủ yếu là bệnh lý tim mạch. Rối loạn lipid máu hiện là vấn nạn của y tế Thế giới, tỷ lệ mắc bệnh tăng nhanh ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, trở thành vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Ở Mỹ, theo NCEP – ATP II năm 1993 [59] thì 25% người trưởng thành từ 20 tuổi trở lên có cholesterol toàn phần > 6,2 mmol/1. Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về các chỉ số lipid máu ở người bình thường, người đái tháo đường. Nghiên cứu của Phạm Gia Khải và cộng sự [18] ở Viện Tim mạch học Việt Nam trên 236 người từ 25 tuổi trở lên được chọn ngẫu nhiên tại cộng đồng ở Hà Nội năm 2001 cho thấy tỷ lệ rối loạn lipid máu khá cao: 54,7% tăng cholesterol (> 5,2 mmol/1), 41,9% tăng triglycerid (> 1,7 mmol/1), 40,7% giảm lipoprotein tỷ trọng cao ( 3,4 mmol/1). Nghiên cứu của Tạ Văn Bình và cộng sự (2006) [2] cho thấy: tỷ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân lần đầu tiên phát hiện đái tháo đường tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương là 65,3%, trong đó 40% tăng cholesterol, 53% tăng triglycerid, 20% giảm lipoprotein tỷ trọng cao, 42,9% tăng lipoprotein tỷ trọng thấp, Phạm Thị Hồng Hoa (2010) [17], tỷ lê rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường là 68%.
Qua nghiên cứu, các tác giả đều thống nhất: Rối loạn lipid máu, đái tháo đường thường đi kèm và tác động tương hỗ lẫn nhau, thực chất là sự liên quan giữa các thành phần lipid và dung nạp glucose. Từ năm 2002 khái niệm tiền đái tháo đường ra đời để chỉ tình trạng đường huyết cao hơn mức bình thường nhưng chưa đến mức chẩn đoán bệnh đái tháo đường. Theo báo cáo gần đây của Bệnh viện Nội tiết Trung ương, khoảng 4% dân số nước ta mắc bệnh đái tháo đường và tỷ lệ tiền đái tháo đường chiếm khoảng 10% dân số [3].
Tiền đái tháo đường có thể tiến triển thành bệnh đái tháo đường thực sự sau 5 – 10 năm. Tuy nhiên những người có yếu tố nguy cơ nếu thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp sẽ giảm khả năng mắc bệnh đái tháo đường.
Để góp phần ngăn chặn tiền đái tháo đường tiến triển thành bệnh đái tháo đường và hạn chế các biến chứng của bệnh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm các mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu tỷ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiền đái tháo đường được chẩn đoán lần đầu tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương.
2. Xác định mối liên quan giữa các chỉ số lipid máu và một số yếu tố.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Lipid máu 3
1.1.1. Sơ lược về chuyển hóa lipid trong cơ thể 3
1.1.2. Rối loạn lipid máu 7
1.1.3. Giá trị bình thường và các chỉ tiêu đánh giá rối loạn lipid máu 8
1.1.4. Biểu hiện lâm sàng của rối loạn lipid máu 11
1.1.5. Rối loạn lipid máu và một số yếu tố liên quan 12
1.2. Tiền đái tháo đường 15
1.2.1. Định nghĩa 15
1.2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán 16
1.3. Mối liên quan giữa chuyển hóa lipid, dung nạp glucose và hội chứ ng
kháng insulin 17
1.3.1. Sinh bệnh học rối loạn lipid trong tiền ĐTĐ 17
1.3.2. Biến đổi lipid máu sau ăn ở người tiền ĐTĐ 18
1.3.3. Sự bất thường về chuyển hóa lipoprotein ở người tiền ĐTĐ 19
1.3.4. Hội chứng kháng insulin 21
1.3.5. Tình hình nghiên cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ, tiền ĐTĐ …. 25
1.4. Nguyên tắc điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiền ĐTĐ 26
1.4.1. Chế độ dinh dưỡng 26
1.4.2. Kiểm soát trọng lượng cơ thể 27
1.4.3. Hoạt động thể lực 27
1.4.4. Kiểm soát glucose máu 27
1.4.5. Thuốc hạ lipid máu 27
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. Đối tượng nghiên cứu 28
2.1.1. Đối tượng 28
2.1.2. Thời gian nghiên cứu 28
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu 28
2.2. Phương pháp nghiên cứu 28
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 28
2.2.2. Chọn mẫu 28
2.2.3. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu 30
2.2.4. Các tiêu chuẩn đánh giá được sử dụng trong nghiên cứu 34
2.2.5. Các biến số cần thu thập trong nghiên cứu 37
2.2.6. Các biện pháp khống chế sai số 37
2.2.7. Xử lý số liệu 38
2.2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 38
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
3.1. Đặc điểm chung 40
3.1.1. Tuổi và giới 40
3.1.2. Nhân trắc 41
3.2. Lipid máu 45
3.2.1. Giá trị trung bình của các chỉ số lipid máu 45
3.2.2. Tỷ lệ rối loạn lipid máu theo các thành phần lipid 46
3.2.3. Tỷ lệ rối loạn lipid máu theo số các chỉ số bị rối loạn 47
3.3. Tìm hiểu mối liên quan giữa rối loạn lipid máu và một số yếu tố ở đối
tượng nghiên cứu 47
3.3.1. Liên quan giữa các thành phần lipid máu và tuổi 47
3.3.2. Liên quan giữa rối loạn lipid máu và giới 49
3.3.3. Liên quan giữa rối loạn lipid máu và vòng eo 49
3.3.4. Liên quan giữa rối loạn lipid máu và BMI 51
3.3.5. Liên quan giữa rối loạn lipid máu và huyết áp 52
3.3.6. Liên quan giữa lipid máu và glucose máu 53
3.3.7. Liên quan giữa HbA1 c và lipid máu 54
Chương 4: BÀN LUẬN 56
4.1. Đặc điểm chung 56
4.1.1. Tuổi và giới 56
4.1.2. Nhân trắc 58
4.1.3. Đặc điểm glucose máu, HbAlc 61
4.2. Rối loạn lipid máu 62
4.2.1. Giá trị trung bình của các chỉ số lipid máu 62
4.2.2. Tỷ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiền ĐTĐ 63
4.2.3 Tỷ lệ rối loạn các thành phần lipid máu: 65
4.3. Tìm hiển mối liên quan giữa rối loạn lipid máu và một số yếu tố ở đối
tượng nghiên cứu 69
4.3.1. Liên quan giữa rối loạn lipid máu và tuổi 69
4.3.2. Liên quan giữa rối loạn lipid máu và giới 70
4.3.3. Liên quan giữa rối loạn lipid máu và thừa cân, béo phì 70
5.3.4. Liên quan giữa rối loạn lipid máu và huyết áp 72
4.3.5. Liên quan giữa lipid máu và glucose máu 72
4.3.6. Liên quan giữa lipid máu và HbA1c 73
KẾT LUẬN 74
KIẾN NGHỊ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Nguồn: https://luanvanyhoc.com