Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân vảy nến và hiệu quả điều trị hỗ trợ của simvastatin trên bệnh vảy nến thông thường

Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân vảy nến và hiệu quả điều trị hỗ trợ của simvastatin trên bệnh vảy nến thông thường

Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân vảy nến và hiệu quả điều trị hỗ trợ của simvastatin trên bệnh vảy nến thông thường.Vảy nến là một bệnh viêm mạn tính qua trung gian miễn dịch rất hay gặp ở Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới [1],[2]. Bệnh gây tổn thương ở da, móng, khớp và một số cơ quan nội tạng, tác động xấu đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân và hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu [1],[3]. Trước đây, bệnh vảy nến chỉ được xem là một tình trạng viêm da nhưng hiện nay được biết như là một bệnh viêm có tính hệ thống, giống như viêm khớp dạng thấp và bệnh Crohn [2],[4]. Với những bằng chứng mới ủng hộ cơ chế viêm trong xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành, nhiều nghiên cứu giả thuyết rằng quá trình viêm hệ thống có thể là một trong những cơ chế liên kết các bệnh viêm mạn tính với xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch [5],[6]. Vì vậy gần đây có nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa vảy nến và bệnh tim mạch, theo đó vảy nến là yếu tố nguy cơ độc lập của nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh mạch vành, mạch máu não, mạch máu ngoại biên và tử vong do bệnh tim mạch [2],[4].

Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân vảy nến và hiệu quả điều trị hỗ trợ của simvastatin trên bệnh vảy nến thông thường Trong khi đó, rối loạn lipid máu có vai trò rất quan trọng trong quá trình xơ vữa động mạch và là một trong những yếu tố nguy cơ tim mạch chính yếu [7]. Đã có nhiều nghiên cứu trên bệnh nhân vảy nến cho thấy sự biến đổi nồng độ các lipid gây xơ vữa như tăng triglyceride, cholesterol toàn phần, LDL-C (low-density lipoprotein cholesterol), VLDL-C (very-low-density lipoprotein cholesterol), và giảm nồng độ HDL-C (high-density lipoprotein cholesterol). Tỷ lệ rối loạn lipid máu trên bệnh nhân vảy nến thay đổi với biên độ dao động rộng giữa các nghiên cứu (từ 6,4-50,9%) trên khắp thế giới [4],[8],[9]. Tuy các báo cáo về rối loạn lipid máu ở bệnh nhân vảy nến xuất hiện từ lâu và có nhiều trên y văn nhưng cho kết quả không thống nhất, thay đổi theo từng vùng, từng thiết kế nghiên cứu. Ngoài ra, người ta vẫn chưa xác định được mối quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa vảy nến và rối loạn lipid máu. Điều đó cho thấy lĩnh vực này vẫn còn mới mẻ và cần được làm sáng tỏ nhiều hơn nữa.
Nhóm statin, trong đó có simvastatin, là loại thuốc điều trị rối loạn lipid máu qua cơ chế giảm tổng hợp cholesterol tại gan bằng cách ức chế 3- hydroxy-3-3methylglutaryl coenzyme A (HMG-CoA). Các hướng dẫn về điều trị tăng cholesterol của Hoa Kỳ tán thành việc sử dụng statin là lựa chọn đầu tiên để hạ lipid máu và kết luận rằng: “điều trị bằng statin giảm nguy cơ biểu hiện lâm sàng của quá trình xơ vữa động mạch; thuốc dễ sử dụng, bệnh nhân chấp nhận tốt, ít tương tác với thuốc khác, và tính an toàn cao” [10],[11]. Ngoài tác dụng hạ lipid máu, statin còn điều hòa miễn dịch, kháng viêm, có ích trong xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành [12],[13],[14]. Từ đặc tính nói trên, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu sử dụng loại thuốc này điều trị một số bệnh tự miễn và cho thấy có hiệu quả cao trong bệnh đa xơ hóa, viêm khớp dạng thấp, lupus đỏ hệ thống [15],[16], cũng như các bệnh da viêm mạn tính [17],[18],[19]. Dựa vào cơ chế bệnh sinh của vảy nến, statin có thể có ích trong điều trị bệnh lý này thông qua những tác động điều hòa miễn dịch, kháng viêm. Nghĩa là, sử dụng statin điều trị vảy nến với hai tác dụng: kháng viêm và hạ lipid máu. Trên y văn, chúng tôi thấy một số báo cáo về sử dụng statin trong điều trị vảy nến với kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên những nghiên cứu nói trên chỉ có số lượng mẫu hạn chế và không theo dõi nồng độ lipid máu trong quá trình điều trị [20],[21],[22],[23].
Theo hiểu biết của chúng tôi, tại Việt Nam, hiện chưa có báo cáo nghiên cứu với số lượng mẫu đủ lớn để khảo sát nồng độ lipid máu ở bệnh nhân vảy nến cũng như chưa có thử nghiệm lâm sàng đánh giá tác dụng của statin trong điều trị bệnh vảy nến.
Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân vảy nến và hiệu quả điều trị hỗ trợ của simvastatin trên bệnh vảy nến thông thường” với những mục tiêu sau:
1. Khảo sát một số yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng trên bệnh vảy nến tại bệnh viện Da liễu Tp. Hồ Chí Minh.
2. Xác định tỷ lệ rối loạn lipid máu và các yếu tố liên quan trên bệnh vảy nến.
3. Đánh giá hiệu quả điều trị hỗ trợ của simvastatin trên bệnh vảy nến thông thường.
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐÉN NỘI DUNG LUẬN ÁN
1. Nguyễn Trọng Hào, Trần Hậu Khang (2013). Nghiên cứu rối loạn lipid máu trên bệnh nhân vảy nến. Yhọc thực hành (886), số 11/2013: tr 31-34.
2. Nguyen Trong Hao, Tran Hau Khang, Nguyen Tat Thang (2014). The effects of adding oral simvastatin to calcipotriol/betamethasone dipropionate ointment for treatment of psoriasis. Vietnamese Journal of Dermatology and Venereology, No 15 (04/2014): 53-59.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
32. Phạm Văn Hiển 2009. Bệnh vảy nến. Da liễu học. NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr 57 – 62
35. Nguyễn Tất Thắng (2003). Nghiên cứu điều trị bệnh vảy nến chưa biến chứng bằng kẽm và DDS. Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Dược TP.HCM
45. Bùi Thị Vân (2011). Nghiên cứu một số thành phần hóa học của thạch lô hội và hiệu quả điều trị hỗ trợ bệnh vảy nến thông thường bằng kem lô hội AL-04. Luận án tiến sĩy học chuyên ngành Da liễu. Trường Đại học Y Hà Nội
60. Trương Lê Anh Tuấn, Lê Ngọc Diệp (2012). Mối liên quan giữa bệnh vảy nến và hội chứng chuyển hóa. Y học TP. Hồ Chí Minh; tập 16, phụ bản số 1, tr 268-274.
89. Bộ Y tế (2012). Các chất ức chế HMG-CoA reductase (các statin). Trong: Dược thư Quốc gia Việt Nam (Vietnamese National Drug Formulary). Nhà xuất bản y học; trang 240-243.
92. Bộ Y tế (2013). Công văn về việc cập nhật thông tin dược lý thuốc nhóm statin, ngày 05/4/2013.

99. Trương Thị Mộng Thường, Lê Ngọc Diệp (2012). Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân vảy nến đến điều trị tại bệnh viện Da Liễu TP.HCM từ 01/9/2010 đến 30/4/2011. Y học TP. Hồ Chí Minh; tập 16, phụ bản số 1, tr 284-292.

LỜI CAM ƠN LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tổng quan về vảy nến 3
1.1.1. Lịch sử bệnh vảy nến 3
1.1.2. Một số đặc điểm dịch tễ học 3
1.1.3. Sinh bệnh học 4
1.1.4. Đặc điểm lâm sàng 8
1.1.5. Hình ảnh mô học trong vảy nến 11
1.1.6. Xét nghiệm trong bệnh vảy nến 12
1.1.7. Đánh giá mức độ nặng của vảy nến 12
1.1.8. Chẩn đoán vảy nến 16
1.1.9. Điều trị vảy nến 17
1.2. Vảy nến và lipid máu 24
1.2.1. Sơ lược về các thành phần lipid máu 24
1.2.2. Rối loạn lipid máu 26
1.2.3. Một số nghiên cứu về nồng độ lipid máu trên bệnh nhân vảy nến . 27
1.3. Vai trò của nhóm statin trong da liễu 34
1.3.1. Đại cương về nhóm statin 34
1.3.2. Ứng dụng statin trong da liễu 38
1.3.3. Một số nghiên cứu sử dụng statin trong điều trị vảy nến 39
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
2.1. Đối tượng nghiên cứu 41
2.1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán 41
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 41
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ 42
2.2. Vật liệu nghiên cứu 43
2.3. Phương pháp nghiên cứu 43
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu và cỡ mẫu 43
2.3.2. Các bước tiến hành nghiên cứu 44
2.3.3. Điều trị và theo dõi điều trị trong thử nghiệm lâm sàng 48
2.3. Xử lý số liệu 51
2.4. Vấn đề y đức 51
2.5. Một số hạn chế của đề tài 51
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 52
3.1. Một số yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng bệnh vảy nến 52
3.1.1. Một số yếu tố liên quan 52
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng 59
3.2. Rối loạn lipid máu trên bệnh nhân vảy nến 64
3.2.1. Một số đặc điểm chung của 2 nhóm nghiên cứu 64
3.2.2. Kết quả lipid máu của nhóm vảy nến 65
3.2.3. So sánh kết quả lipid máu giữa 2 nhóm nghiên cứu 68
3.3. Hiệu quả điều trị hỗ trợ của simvastatin 70
3.3.1. Một số đặc điểm chung của 2 nhóm điều trị 70
3.3.2. Kết quả điều trị theo PASI 71
3.3.3. Kết quả điều trị theo IGA 76
3.3.4. Nồng độ lipid máu theo thời gian điều trị 77
3.3.5. Mối liên quan giữa rối loạn lipid máu ban đầu và tỷ lệ PASI-75 sau
8 tuần điều trị 79
3.3.6. Khảo sát tác dụng phụ của simvastatin và Daivobet® 80
Chuơng 4: BÀN LUẬN 81
4.1. Một số yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng bệnh vảy nến 81
4.1.1. Một số yếu tố liên quan 81
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng 89
4.2. Rối loạn lipid máu trên bệnh nhân vảy nến 92
4.2.1. Kết quả lipid máu của nhóm vảy nến 93
4.2.2. So sánh kết quả lipid máu giữa 2 nhóm nghiên cứu 96
4.3. Hiệu quả điều trị hỗ trợ của simvastatin 105
4.3.1. Đáp ứng lâm sàng 106
4.3.2. Chỉ số lipid máu truớc và sau điều trị 112
4.3.3. Tác dụng phụ 114
KẾT LUẬN 116
KIẾN NGHỊ 118
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp vảy nến 10
Bảng 1.2. Đo diện tích vùng da bệnh (BSA) bằng quy luật số 9 13
Bảng 1.3. Chỉ số PASI 13
Bảng 1.4. Chỉ số IGA 2011 16
Bảng 1.5. Các thuốc sinh học điều trị vảy nến hiện có trên thị truờng 24
Bảng 1.6. Phân loại các mức độ rối loạn lipid máu theo ATP III 26
Bảng 1.7. Một số nghiên cứu về rối loạn lipid máu liên quan đến vảy nến 29
Bảng 1.8. Tính chất duợc lý các thuốc nhóm statin 35
Bảng 1.9. Các bệnh da viêm có thể đáp ứng với statin 39
Bảng 2.1. Phân loại tình trạng dinh duỡng theo BMI 46
Bảng 2.2. Các chỉ số theo dõi giữa 2 nhóm điều trị 50
Bảng 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi 52
Bảng 3.2. Phân bố theo giới tính 52
Bảng 3.3. Phân bố theo nghề nghiệp 53
Bảng 3.4. Phân bố theo trình độ học vấn 53
Bảng 3.5. Phân bố theo hoạt động thể lực 54
Bảng 3.6. Phân bố theo tình trạng hút thuốc lá 54
Bảng 3.7. Phân bố theo tình trạng uống ruợu bia 56
Bảng 3.8. Phân bố theo BMI 56
Bảng 3.9. Phân bố theo tiền sử gia đình vảy nến 57
Bảng 3.10. Phân bố theo thời gian bệnh 57
Bảng 3.11. Phân bố theo các yếu tố khởi phát hoặc làm bệnh nặng hơn 58
Bảng 3.12. Phân bố theo điều trị truớc đây 58
Bảng 3.13. Phân bố theo các thể lâm sàng 59
Bảng 3.14. Cách phân bố tổn thuơng 60
Bảng 3.15. Phân bố theo BSA 61
Bảng 3.16. Phân bố theo PASI 62
Bảng 3.17. So sánh PASI theo giới tính 63
Bảng 3.18. So sánh PASI theo BMI 63
Bảng 3.19. So sánh PASI theo thời gian bệnh 63
Bảng 3.20. So sánh một số đặc điểm chung của 2 nhóm nghiên cứu 64
Bảng 3.21. Tỷ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân vảy nến 65
Bảng 3.22. Nồng độ các loại lipid máu ở bệnh nhân vảy nến 65
Bảng 3.23. So sánh nồng độ lipid máu theo giới tính 66
Bảng 3.24. So sánh nồng độ lipid máu theo thời gian bệnh 66
Bảng 3.25. So sánh nồng độ lipid máu theo thể lâm sàng 67
Bảng 3.26. So sánh nồng độ lipid máu theo BSA 67
Bảng 3.27. So sánh nồng độ lipid máu theo PASI 68
Bảng 3.28. So sánh tỷ lệ rối loạn lipid máu của 2 nhóm nghiên cứu 68
Bảng 3.29. So sánh nồng độ lipid máu giữa 2 nhóm nghiên cứu 69
Bảng 3.30. So sánh một số đặc điểm chung của 2 nhóm điều trị 70
Bảng 3.31. So sánh tỷ lệ PASI-75 giữa 2 nhóm theo thời gian điều trị 71
Bảng 3.32. Mức độ giảm PASI theo thời gian điều trị ở nhóm 1 72
Bảng 3.33. Mức độ giảm PASI theo thời gian điều trị ở nhóm 2 72
Bảng 3.34. Chỉ số PASI theo thời gian điều trị ở nhóm 1 74
Bảng 3.35. Chỉ số PASI theo thời gian điều trị ở nhóm 2 74
Bảng 3.36. So sánh mức độ giảm PASI giữa 2 nhóm theo thời gian điều trị 75
Bảng 3.37. So sánh tỷ lệ IGA 0/1 giữa 2 nhóm theo thời gian điều trị 76
Bảng 3.38. Nồng độ lipid máu theo thời gian điều trị ở nhóm 1 77
Bảng 3.39. Nồng độ lipid máu theo thời gian điều trị ở nhóm 2 78
Bảng 3.40. Mối liên quan giữa rối loạn lipid máu và tỷ lệ PASI-75 ở nhóm 1 …. 79 Bảng 3.41. Mối liên quan giữa rối loạn lipid máu và tỷ lệ PASI-75 ở nhóm 2 …. 80
Bảng 3.42. Tác dụng phụ giữa 2 nhóm điều trị 80
Bảng 4.1. Một số nghiên cứu rối loạn lipid máu giai đoạn 2014 – 2015 … 100 Bảng 4.2. Kết quả điều trị vảy nến bằng simvastatin theo một số tác giả . 109
Biểu đồ 3.1. Phân bố theo các thể lâm sàng 59
Biểu đồ 3.2. Cách phân bố tổn thương 60
Biểu đồ 3.3. Phân bố theo BSA 61
Biểu đồ 3.4. Phân bố theo PASI 62
Biểu đồ 3.5. So sánh tỷ lệ rối loạn lipid máu giữa 2 nhóm nghiên cứu 69
Biểu đồ 3.6. So sánh nồng độ các loại lipid máu giữa 2 nhóm nghiên cứu 70
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ PASI-75 giữa 2 nhóm theo thời gian điều trị 71
Biểu đồ 3.8. Mức độ giảm PASI theo thời gian điều trị ở hai nhóm 72
Biểu đồ 3.9. Chỉ số PASI theo thời gian điều trị 75
Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ IGA 0/1 giữa 2 nhóm theo thời gian điều trị 76
Biểu đồ 3.11. Nồng độ lipid máu theo thời gian điều trị ở nhóm 1 78
Biểu đồ 3.12. Nồng độ lipid máu theo thời gian điều trị ở nhóm 2 79
Hình 1.1. Sinh bệnh học vảy nến 4
Hình 1.2. Mạng lưới cytokine trong bệnh vảy nến 7
Hình 1.3. Sơ đồ chẩn đoán và điều trị vảy nến 17

Leave a Comment