Nghiên cứu rối loạn trầm cảm ở trẻ vị thành niên điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Luận án Nghiên cứu rối loạn trầm cảm ở trẻ vị thành niên điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.Rối loạn trầm cảm (RLTC) là mọt bênh lý cảm xúc biểu hiên đạc trưng bởi khí sắc trầm, giảm hoặc mât sự quan tâm, thích thú, giảm năng lượng dẫn tới tăng sự mêt mỏi và giảm hoạt đọng, các biểu hiên này tồn tại trong thời gian dài, ít nhât trên hai tuần [19],[33],[39].
Ngày nay trầm cảm là mọt trong những rối loạn tâm thần phổ biến và có xu hướng ngày mọt tăng ở nhiều nước trên thế giới, nhât là ở các nước đang phát triển. Trầm cảm là mọt vân đề lớn cần được quan tâm, đặc biêt trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở cọng đồng. Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới, ước tính có khoảng trên 200 triêu người bị rối loạn trầm cảm điển hình, nghĩa là khoảng 5% dân số toàn cầu mắc bênh này, ở Viêt Nam tỷ lê này là 2,8%. Trầm cảm là mọt trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tự sát, 45-70% những người tự sát mắc bênh trầm cảm và 15% số đó đã tử vong do thực hiên được hành vi tự sát [6],[117]. Trầm cảm có thể gặp ở mọi dân tộc, mọi vùng dân cư và mọi lứa tuổi, tần suât trầm cảm thay đổi phụ thuọc vào nhiều yếu tố như nghề nghiêp, giới tính, trình đọ, mức sống, văn hoá xã họi và lứa tuổi[13]. Tỷ lê rối loạn trầm cảm ở trẻ em là 0,4 đến 2,5%, tỷ lê này ở trẻ vị thành niên từ 0,4 đến 8,3%, trong đó trầm cảm nặng chiếm khoảng 15% đến 20%[50],[60],[116].
Vị thành niên (VTN) là lứa tuổi có nhiều biến đổi, đang phát triển mạnh cả về thể chât và tâm thần để dần hoàn thiên. Trước những tác đọng của môi trường không thuận lợi mà trẻ chưa thích nghi được, dễ dẫn đến những phản ứng cảm xúc – hành vi lêch lạc, mà nổi bật là trầm cảm.
Trầm cảm có triêu chứng lâm sàng phong phú, đa dạng. Bênh nguyên được phân loại là do các bênh lý cơ thể, các sang chân tâm lý và nhiều trường hợp chưa rõ nguyên nhân gọi là trầm cảm nôi sinh. Bênh sinh của trầm cảm rất phức tạp và có nhiều giả thuyết khác nhau, nhưng hiên vẫn chưa nghiêng hẳn về môt giả thuyết nào. Tuy nhiên, các tác giả đều thống nhất cho rằng trầm cảm là phản ứng cảm xúc của con người trước những tác đông không thuận lợi vào các hoạt đông cân bằng của đại não.
Rối loạn trầm cảm ở trẻ em và trẻ vị thành niên có nhiều nét đặc thù riêng, đó là tính đa dạng chưa ổn định. Bên cạnh các biểu hiên về khí sắc trầm, mất quan tâm thích thú, giảm năng lượng, dễ mệt mỏi thì các triệu chứng như rối loạn hành vi, tăng hoạt đông, cáu bẳn, không tuân thủ nề nếp gia phong, chán học, tự cô lập hoặc gia nhập nhóm trẻ “chậm tiến” gây rối trật tự xã hôi. Ngoài ra, trẻ thường có các biểu hiện cơ thể (đau mỏi, ngôt ngạt khó chịu, rối loạn tiêu hóa, đau tức vùng ngực, bụng…), các biểu hiện này nhiều khi nổi trôi che lấp những biểu hiện khí sắc, làm cho thực hành lâm sàng rất khó nhận dạng và chẩn đoán [3],[26],[27],[39],[71],[128].
Trầm cảm ở trẻ vị thành niên ảnh hưởng rất lớn đến năng lực học tập, giao tiếp, sự hình thành phát triển các mối quan hệ xã hôi, sự phát triển hoàn thiện thể chất và tinh thần, tính cách của trẻ. Nếu rối loạn trầm cảm không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ tăng gánh nặng cho gia đình và xã hôi. Ngược lại, việc phát hiện và điều trị sớm mang lại hiệu quả cao, cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe, đem lại cho trẻ sự hoàn thiện nhân cách và nâng cao chất lượng cuôc sống.
Với sự ra đời của nhiều loại thuốc chống trầm cảm mới, các phương pháp điều trị mới, những tiến bô trong công tác quản lý bệnh, sự hiểu biết sâu sắc hơn về bệnh trầm cảm, đã giúp công tác điều trị RLTC ngày càng có nhiều tiến bô. Trên thế giới, việc phát hiện và điều trị sớm RLTC ở trẻ em và trẻ vị thành niên đã đạt nhiều thành tựu, đặc biệt những tiến bô trong hơn môt thập kỷ gần đây đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ trẻ em. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề mà các nhà chuyên môn còn phải tiếp tục nghiên cứu và thảo luận. Ở Việt Nam, RLTC ở trẻ em và trẻ vị thành niên chưa được quan tâm, chưa có các công trình nghiên cứu đầy đủ về RLTC ở lứa tuổi này.
Vì các lý do đó, tôi tiến hành đề tài Nghiên cứu rối loạn trầm cảm ở trẻ vị thành niên điều trị tại Bênh viện Nhi Trung ương.
Nhằm các mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở trẻ vị thành niên điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở trẻ vị thành niên.
3. Nhận xét kết quả điều trị rối loạn trầm cảm ở trẻ vị thành niên tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
MỤC LỤC
Đặt vấn đề 1
Chương 1: Tổng quan tài liệu 4
1.1. Một số vấn đề chung về rối loạn trầm cảm 4
1.1.1. Khái niêm và lịch sử bênh 4
1.1.2. Vài nét về dịch tễ học và tình hình nghiên cứu RLTC 6
1.1.3. Bênh nguyên, bênh sinh 9
1.2. Phát triển thể chất, tâm lý giai đoạn vị thành niên 13
1.2.1. Phát triển thể chất 13
1.2.2. Phát triển tâm lý xã hội giai đoạn vị thành niên 19
1.3. Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm 22
1.3.1. Đặc điểm lâm sàng chung 22
1.3.2. Đặc điểm rối loạn trầm cảm ở trẻ vị thành niên 26
1.3.3. Bảng phân loại bênh quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới và hê thống
phân loại bênh của Hội Tâm thần học Hoa Kỳ 29
1.4. Điều trị rối loạn trầm cảm 29
1.4.1. Điều trị rối loạn trầm cảm bằng liêu pháp hoá dược 29
1.4.2. Các trị liêu tâm lý 35
1.4.3. Các liêu pháp điều trị khác 36
1.4.4. Điều trị rối loạn trầm cảm ở trẻ vị thành niên 37
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 44
2.1. Đối tượng nghiên cứu 44
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 44
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bênh nhân vào nhóm nghiên cứu 44
2.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn trầm cảm 45
2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ 48
2.1.5. Yêu cầu đối tượng nghiên cứu 49
2.2. Phương pháp nghiên cứu: 49
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 49
2.2.2. Phương pháp thu thập số liêu 51
2.2.3. Các bước thu thập 51
2.2.4. Các biến số nghiên cứu và cách đánh giá 53
2.3. Phương pháp xử lý số liêu 60
2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 60
Chương 3: Kết quả nghiên cứu 61
3.1. Đạc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 61
3.1.1. Phân bố theo tuổi và giới 61
3.1.2. Đạc điểm địa dư, trình đô văn hóa, nghề nghiệp của bố/mẹ BN 62
3.2. Đạc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở trẻ vị thành niên 63
3.2.1. Các biểu hiện trước khi khám bệnh tại Bệnh viện Nhi TƯ 63
3.2.2. Đạc điểm rối loạn trầm cảm giai đoạn toàn phát ở trẻ VTN 66
3.2.3. Đạc điểm cân lâm sàng 72
3.3. Phân tích các yếu tố liên quan 75
3.4. Nhân xét điều trị và kết quả điều trị 85
3.4.1. Nhân xét điều trị trước khi đến khám tại Bệnh viện Nhi TƯ 85
3.4.2. Nhân xét điều trị RLTC ở trẻ VTN tại Bệnh viện Nhi TƯ 87
3.4.3. Đạc điểm tiến triển của bệnh 9Q
Chương 4: Bàn luận 93
4.1. Đạc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 93
4.1.1. Rối loạn trầm cảm và giới tính 93
4.1.2. Rối loạn trầm cảm với tuổi mắc bệnh 94
4.1.3. Địa dư, trình đô văn hóa, nghề nghiệp của bố mẹ trẻ VTN 95
4.2. Đạc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở trẻ VTN 96
4.2.1. Biểu hiện lâm sàng trước khi đến khám bệnh tại Bệnh viện Nhi TƯ… 96
4.2.2. Biểu hiện lâm sàng rối loạn trầm cảm ở trẻ vị thành niên 1Q2
4.3. Các yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở trẻ vị thành niên 114
4.3.1. Tiền sử cá nhân 115
4.3.2. Tiền sử gia đình 117
4.3.3. Các yếu tố tâm lý, xã hôi 12Q
4.4. Nhân xét điều trị và kết quả điều trị 124
4.4.1. Nhân xét điều trị trước khi khám tại Bệnh viện Nhi TƯ 124
4.4.2. Nhân xét điều trị RLTC ở trẻ VTN tại Bệnh viện Nhi TƯ 125
4.4.3. Nhân xét sự tiến triển của rối loạn trầm cảm ở trẻ VTN 134
Kết luận 136
Kiến nghi 138
Tài liệu tham khảo
Phụ lục