NGHIÊN CỨU RÚT NỘI KHÍ QUẢN SỚM TRÊN BỆNH NHÂN MỔ TIM VỚI TUẦN HOÀN NGOÀI CƠ THỂ

NGHIÊN CỨU RÚT NỘI KHÍ QUẢN SỚM TRÊN BỆNH NHÂN MỔ TIM VỚI TUẦN HOÀN NGOÀI CƠ THỂ

 NGHIÊN CỨU RÚT NỘI KHÍ QUẢN SỚM TRÊN BỆNH NHÂN MỔ TIM VỚI TUẦN HOÀN NGOÀI CƠ THỂ 

Phạm Thị Lệ Xuân*, Nguyễn Văn Chừng** 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Sử dụng liều lượng cao thuốc gây mê trong phẫu thuật tim khiến người bệnh hô hấp điều khiển lâu dài, tăng ngày nằm viện, tăng giá thành, tăng tai biến, biến chứng. Từ thập niên 1980’s, dùng phương pháp gây mê phối hợp – cân bằng, sử dụng hợp lý thuốc gây mê để giảm thời gian thở máy sau mổ, thời gian nằm viện. 
Phương pháp và kết quả nghiên cứu: Thực hiện 75 trường hợp phẫu thuật tim với THNTC tại khoa GMHS BV. Chợ Rẫy. Tiêu chuẩn chọn bệnh: NYHAI I- II, EF>55%, ALĐMP <70mmHg, TGTHNCT<120 
phút; TGKĐM chủ <90 phút. Khởi mê Hypnovel 0,1 – 0,15 mg/kg; Fentanyl5mcg/kg; Propofol 1,5 – 
2mg/kg; Vecuronium 0,1mg/kg. Duy trì: Fentanyl 5mcg/kg;Vecuronium 0,05mg/kg/giờ; Propofol 2-6mg/kg/giờ Đánh giá độ mê dựa vào lâm sàng: M, HA; CVP trong suốt cuộc mổ. – Rút nội khí quản sớm có thể thực hiện an toàn với việc dùng thuốc hợp lý nên ít ảnh hưởng đến chức năng tim mạch trong và 
sau phẫu thuật. 
Kết luận: Gây mê phối hợp, cân bằng: An thần, Giảm đau, Thuốc mê và Dãn cơ thích hợp làm giảm thời gian nằm viện vì ít rối loạn đổi huyết động học, người bệnh tĩnh nhanh nên rút nội khí quản sớm và ít gây rối loạn về chức năng tim mạch, hô hấp sau mổ.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment