Nghiên cứu sàng lọc tác dụng hạ đường huyết của sinh địa, móng trâu,thất diệp đởm và tri mẫu

Nghiên cứu sàng lọc tác dụng hạ đường huyết của sinh địa, móng trâu,thất diệp đởm và tri mẫu

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh đang có xu hướng phát triển ở Việt Nam cũng như trên thế giới. TheoJeppesen và cs (2001), đến năm 2010 thế giớisẽ có khoảng 220 triệu người bị ĐTĐ [5], phần lớn là typII. Nhu cầu về thuốc điều trị sẽ rất lớn. Nhiều tác giả trên thế giới đã nghiên cứu và phát hiện được tác dụng hạ đường huyếtcủa Anemarrhena asphodeloides Bunge [7], Averrhoa bilimbi Linn [8], Bridelia ndelensis Bark [9], Stevia rebaudiana Bertoni [6]và Smilax glabra Roxb [10]. ở nước ta một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra tác dụng hạ đường huyết của Mướp đắng, Bạch truật [2], Thổ phục linh [3, 4]. Tuy nhiên trong kho tàng kinh nghiệm dân gian vẫn còn nhiều cây thuốc loại này chưa được phát hiện. 

Trong một nghiên cứu trước (tạp chí Nghiên cứu Y học) chúng tôi đã đánh giá tác dụng hạđường huyếtcủa 4 cây: chè Nhật bản, Đỗtrọng, Huyền sâm và Nhàu trên chuột nhắt bình thường. 

Tiếp theo nghiên cứu trên, mục tiêu  của nghiên cứu này là đánhgiá sàng lọc tác dụng hạ đường huyết của 4 cây Sinh địa, Móng trâu, Thất diệp đởm và Tri mẫu trên chuột nhắt bình thường. 

2. Đối tượng nghiên cứu 

Chuột nhắt trắng (Mus  musculus chủng Swiss) trọng l-ợng18-20g do Viện vệ sinh dịch tễ cung cấp được đưa về Bộ môn Dược lý Trường Đại học Y Hà Nội nuôi trong điều kiện ổn định về nhiệt độ, ánh sáng, thức ăn và nước uống. Sau 5-7 ngày khi trọng lượng đạt 20-22g sẽ được sử dụng cho nghiên cứu. 

3. Phương pháp nghiên cứu 

3.1. Thiết kế nghiên cứu:áp dụng thiết kế nghiên cứu thực nghiệm có đối chứng. Để đánh giá tác dụng hạ đường huyết của mỗi cây thuốc, chúng tôi tiến hành so sánh kết quả giữa nhóm nghiên cứu với nhóm chứng trong cùng một điều kiện: thời gian, nhiệt độ, thức ăn, thời điểm định lượng đường huyết. 

3.2. Đánh giá tác dụng hạ đường huyết theo đường tiêm  màng bụng (cho mỗi cây thuốc): Chuột được chia làm 4 lô, mỗi lô 5 con. 

Lô 1:Tiêm màng bụngNaCl 0,9%liều 0,2ml/kg 

Lô 2: Tiêm màng bụng Insulin 0,5UI/kg 

Lô 3: Tiêm màng bụng thuốc nghiên cứu với liều 200mg/kg cao mềm 

Lô 4: Tiêm màng bụng thuốc nghiên cứu với liều 300mg/kg cao mềm 

Đường huyết được định lượng ở các thời điểm: ngay trước lúc tiêm thuốc (0h)và 1h, 2h,3h sau khi tiêm thuốc [3,4]. Do Insulin có tác dụng nhanh nên đ-ờng huyết của nhóm tiêm Insulin được định lượng ở các thời điểm: ngay trước lúc tiêm thuốc (0h) và 0,5h, 1h, 1,5h, 3hsau khi dùng thuốc. 

3.3. Đánh giá tác dụng hạ đường huyết theo đường uống (cho mỗicây thuốc): 

Chuột được chia làm 4 lô, mỗi lô 5 con. 

Lô 1: Uống NaCl 0,9%liều 0,2ml/kg Lô 2: Uống một loại sulfamid hạ đường huyết (1) 

Lô 3:Uống thuốc nghiên cứu với  liều 1000mg/kgcao mềm (gấp5 lần liều tiêm màng bụng 200mg/kg) 

Lô 4: Uống thuốc nghiên cứu với liều 1500mg/kgcao mềm (gấp 5 lần liều tiêm màng bụng 300mg/kg) 

Tất cả chuột đều được uống thuốc trong 1thể tích là 0,2 ml/ kg 

Đường huyết được định lượng ở các thời điểm: ngay trước lúc uống thuốc (0h) và 2h, 4h, 6h sau khi uống thuốc. 

2.3.4.Đườnghuyết của chuột đ-ợc định

lượng bằng  cách cắt bỏ 2mm đuôi, để máu chảy tự nhiên, thấm bỏ giọt đầu tiên rồi nhỏ 1giọt vào ô trên que thử dùng cho máy ONE-TOUCH (hãng Jonhson & Johnson – Mỹ). Đợi 45 giây sau, ghi nhận kết quả nồng độ đường huyết (mg/dl)trên màn hình của máy. 

2.3.5.Xử lý kết quả nghiên cứu 

Kiểm định sự khác biệt nồng độ đường huyết giữa lôchứng và lô nghiên cứu bằng thuật toán 2t-test Student

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment