Nghiên cứu so sánh chi phí dịch vụ trọn gói và dịch vụ thông thường phẫu thuật đục thủy tinh thể theo phương pháp phaco

Nghiên cứu so sánh chi phí dịch vụ trọn gói và dịch vụ thông thường phẫu thuật đục thủy tinh thể theo phương pháp phaco

Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu so sánh chi phí dịch vụ trọn gói và dịch vụ thông thường phẫu thuật đục thủy tinh thể theo phương pháp phaco tại Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2014.Mù lòa được coi là một vấn đề sức khỏe công cộng quan trọng, có ý nghĩa trên toàn Thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển [1, 2]. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có hơn 39 triệu người mù và mỗi năm lại tăng thêm từ 1-2 triệu [3]. Cũng theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nguyên nhân hàng đầu gây mù là đục thủy tinh thể (TTT), chiếm 51% (khoảng 19,7 triệu người) [3, 4]. Mặc dù không phải là bệnh gây tử vong nhưng mù lòa gây tổn thương nghiêm trọng tới chất lượng của người bệnh.

Tại Việt Nam, mù lòa vốn là một sức khỏe công cộng, đặc biệt là với những người cao tuổi, những người ở khu vực nông thôn, khu vực vùng khó khăn. Theo báo cáo thống kê của Đỗ Như Hơn năm 2009 có 380.800 người bị mù cả hai mắt, trong đó có 251.700 người bị mù do đục TTT (chiếm 66,1%). Nếu tính số người bị mù một mắt do đục TTT thì có tới 1 triệu 130 mắt, chưa kể số mắc mới hàng năm gây mù 2 mắt là 85.000 trường hợp [5]. Mang lại ánh sáng cho người dân đã và đang được Nhà nước quan tâm và trở thành một trong những chương trình phòng chống bệnh tật ở Việt Nam.

Trong các nguyên nhân gây mù lòa, đục TTT là một bệnh có thể điều trị được bằng phẫu thuật đơn giản với độ an toàn và hiệu quả cao [6, 7]. Cho đến nay, hai phương pháp được áp dựng phổ biến trong phẫu thuật đục TTT là phẫu thuật lấy TTT ngoài bao và phương pháp hiện đại hơn là phẫu thuật bằng phương pháp phaco [8], trong đó phẫu thuật bằng phương pháp phaco được coi là có hiệu quả tốt do thời gian phẫu thuật ngắn, thời gian phục hồi thị lực nhanh, giảm thời gian tái khám…[9, 10]. Phẫu thuật bằng phương pháp phaco bắt đầu được áp dụng trong điều trị đục TTT tại Việt Nam từ năm 1995 và cho tới nay, phẫu thuật bằng phương pháp phaco đã trở thành một phương pháp thường quy tại hầu hết các bệnh viện, trung tâm nhãn khoa trong cả nước [8, 11, 12].

Bệnh viện Mắt Trung ương là bệnh viện chuyên khoa hàng đầu của cả nước trong điều trị các bệnh về mắt, đặc biệt là phẫu thuật đục TTT.Qua quá trình phát triển, chất lượng dịch vụ khám và điều trị các bệnh về mắt đã từng bước được cải thiện. Từ khi nghị định 43/2006/NĐ-CP về tự chủ tài chính trong các cơ sở công lập được ban hành, song song với việc cải thiện chất lượng các dịch vụ khám chữa bệnh, bệnh viện đã không ngừng tìm kiếm các giải pháp không chỉ nhằm cung cấp các dịch vụ có chất lượng cao mà còn thuật lợi cho người bệnh nhằm tăng khả năng tiếp cận cho bệnh nhân, huy động nguồn thu cho bệnh viện. Một trong các giải pháp đó là dịch vụ trọn gói trong phẫu thuật đục TTT bằng phương pháp phaco. Khác với điều trị đục TTT theo dịch vụ thường quy, bệnh nhân sử dụng dịch vụ trọn gói sẽ đóng một khoản phí cố định gồm cả tiền phẫu thuật, tiền thuốc (thuốc sau mổ) và tiền giường. Bệnh nhân nhận được hỗ trợ của điều dưỡng nhiều hơn so với dịch vụ thường quy để có thể hoàn tất các thủ tục trong quá trình điều trị nhanh hơn, rút ngắn thời gian chờ đợi và điều trị, bệnh nhân thường được điều trị trong ngày thay bằng 3-5 ngày như sử dụng phương pháp điều trị thông thường.

Dịch vụ trọn gói được triển khai từ năm 2001, đã giúp giảm tải số bệnh nhân điều trị đục TTT nội viện, tăng nguồn thu cho bệnh viện. Theo báo cáo của bệnh viện, dịch vụ trọn gói đã được coi là thuận lợi, giảm chi phí cho người bệnh điều trị trong ngày và tăng khả năng tiếp cận của bệnh nhân nên việc mở rộng hoạt động của dịch vụ trọn gói vẫn là một trong những chiến lược của bệnh viện.

Mặc dù được đưa vào thực hiện đã được hơn 10 năm và được coi là một giải pháp cần thiết và hữu ích cho bệnh viện, tuy nhiên liệu loại hình dịch vụ này có tiết kiệm được chi phí cho bệnh nhân không, tiết kiệm được bao nhiêu, có và liệu chi phí đó có tương xứng với sự mong đợi, sự hài lòng của bệnh nhân hay không vẫn còn là một câu hỏi. Nghiên cứu chi phí cho bệnh nhân và gia đình sử dụng dịch vụ trọn gói trong điều trị đục TTT bằng phương pháp phaco là cần thiết. Từ lý do trên “Nghiên cứu so sánh chi phí dịch vụ trọn gói và dịch vụ thông thường phẫu thuật đục thủy tinh thể theo phương pháp phaco tại Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2014” đã được triển khai với 2 mục tiêu:

1. Xác định và so sánh chi phí dịch vụ trọn gói và dịch vụ thông thường phẫu thuật đục thủy tinh thể theo phương pháp phaco tại Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2014.

2. Phân tích tương quan giữa chi phí và mức độ hài lòng của bệnh nhân sử dụng dịch vụ trọn gói và dịch vụ thông thường phẫu thuật đục thủy tinh thể theo phương pháp phaco tại Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2014.

MỤC LỤC Nghiên cứu so sánh chi phí dịch vụ trọn gói và dịch vụ thông thường phẫu thuật đục thủy tinh thể theo phương pháp phaco tại Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2014

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN 4
1.1. Đại cương về đục thủy tinh thể (TTT) và điều trị đục TTT 4
1.2. Chi phí điều trị đục TTT 9
1.3. Tình hình nghiên cứu chi phí do phẫu thuật đục thủy tinh thể. 17
1.4. Sự hài lòng của bệnh nhân 21
1.5. Sơ lược về Bệnh viện Mắt Trung ương 25
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 28
2.2. Đối tượng nghiên cứu 28
2.3. Phương pháp nghiên cứu: 28
2.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu 31
2.5. Phương pháp thu thập số liệu 33
2.6. Phương pháp tính chi phí 34
2.7. Xử lý và phân tích số liệu 35
2.8. Sai số, biện pháp khắc phục sai số 35
2.9. Đạo đức nghiên cứu 36
2.10. Giới hạn của đề tài 36
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 37
3.2. Chi phí cho một đợt điều trị của bệnh nhân phẫu thuật đục TTT theo phương pháp phaco sử dụng dịch vụ trọn gói và dịch vụ thông thường 41
3.3. Mối tương quan giữa chi phí và mức độ hài lòng của bệnh nhân sử dụng dịch vụ trọn gói và dịch vụ thông thường phẫu thuật đục thủy tinh thể….. 48
Chương 4. BÀN LUẬN 58
4.1. Chi phí dịch vụ trọn gói và dịch vụ thông thường phẫu thuật đục thủy tinh thể theo phương pháp phaco tại Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2014… 58
4.2. Phân tích tương quan giữa chi phí và mức độ hài lòng của bệnh nhân sử dụng dịch vụ trọn gói và dịch vụ thông thường. 64
4.3. Hạn chế của nghiên cứu 71
KẾT LUẬN 73
1. So sánh chi phí điều trị phẫu thuật đục thủy tinh thể bằng phương pháp phaco giữa hai nhóm dịch vụ trọn gói và thông thường 73
2. Sự hài lòng và mối tương quan giữa chi phí với sự hài lòng của bệnh nhân ở hai nhóm dịch vụ 74
KHUYẾN NGHỊ 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
PHỤ LỤC 84

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi 37
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới 38
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp 38
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân sử dụngloại dịch vụ theo khu vực sống 39
Bảng 3.5. Hình thức chi trả của bệnh nhân khi khám và điều trị. 39
Bảng 3.6. Thời gian nằm viện cho một đợt điều trị 40
Bảng 3.8. Chi phí trực tiếp cho điều trị trung bình trên một bệnh nhân 41
phẫu thuật đục thủy tinh thể theo loại dịch vụ 41
Bảng 3.9. Chi phí điều trị trực tiếp ngoài điều trị trung bình cho bệnh nhân phẫu thuật đục thủy tinh thể theo loại dịch vụ 43
Bảng 3.10. Tổng chi phí điều trị trực tiếp trung bình cho bệnh nhân phẫu thuật đục thủy tinh thể theo loại dịch vụ 44
Bảng 3.11. Chi phí điều trị gián tiếp trung bình cho bệnh nhân phẫu thuật đục thủy tinh thể theo loại dịch vụ 45
Bảng 3.12 Chi phí trung bình cho điều trị của bệnh nhân phẫu thuật đục thủy tinh thể theo loại dịch vụ: Trực tiếp và gián tiếp 46
Bảng 3.13 Chi phí trung bình cho điều trị của bệnh nhân phẫu thuật đục thủy tinh thể theo loại dịch vụ: Tổng chi phí và chi phí thực trả 47
Bảng 3.14. Mức hài lòng của bệnh nhân về cơ sở vật chất và trình độ chuyên môn của các hình thức cung cấp dịch vụ 48
Bảng 3.15. Mức hài lòng của bệnh nhân về ứng xử của cán bộ y tế 50
Bảng 3.16. Sự hài lòng của bệnh nhân về thủ tục và chi phí 51
Bảng 3.17. Giá trị trung bình mức hài lòng của bệnh nhân 52

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Mối tương quan giữa chi phí với mức hài lòng về cơ sở vật chất và trình độ chuyên môn của bác sỹ với nhóm trọn gói và thông thường 54
Biểu đồ 3.2 Mối tương quan giữa chi phí với mức hài lòng về ứng xử của cán bộ y tế ở nhóm trọn gói và thông thường 55
Biểu đồ 3.3 Mối tương quan giữa chi phí với mức hài lòng về sự thuận tiện thủ tục và chi phí ở nhóm trọn gói và thông thường 56
Biểu đồ 3.4. Mối tương quan giữa chi phí phải trả với mức hài lòng chung ở nhóm trọn gói và thông thường 57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. X. R Duan, Y. B Liang, N. L Wang et al. (2013), “Prevalence and associations of cataract in a rural Chinese adult population: the Handan Eye Study”, Graefes Arch Clin Exp Ophthalmol, 251(1), 203-12.
2. Tobin. S, Q. D Nguyen, B Pham et al. (1998), “Extracapsular cataract surgery in Vietnam: a 1 year follow-up study”, Aust N Z J Ophthalmol, 26(1), 13-7.
3. WHO (2012), 10 facts about blindness and visual impairment, WHO media, Geneva, [online] Available at: http://www.who.int/features/factfiles/blindness/blindness_facts/en/index.html [Accessed 27 September 2013].
4. J. Y Lei và K Yao (2013), “[Research relating the use of systematic drug and cataracts]”, Zhonghua Yan Ke Za Zhi, 49(5), 468-71.
5. Đỗ Như Hơn (2009), Kiểm soát các bệnh gây mù ở VN, hướng tới mục tiêu toàn cầu: “Thị giác 2020 – Quyền được nhìn thấy, Bệnh Viện Mắt Trung Ương, Đà Nẵng.
6. Hodge. W, T Horsley, D Albiani et al (2007), “The consequences of waiting for cataract surgery: a systematic review”, CMAJ, 176(9), 1285-90.
7. Nguyễn Xuân Hiệp (2010), Bệnh đục thể thuỷ tinh và phương pháp điều trị, Bệnh Viện Mắt Trung Ương, Hà Nội, <http://www.vnio.vn/Nhan-khoa-thuong-thuc/bnh-c-th-thu-tinh-va-phng-phap-iu-tr.html>, xem 28/09/2013.
8. Trương Quang Giống và Cộng sự (2012), Đánh giá kết quả điều trị bệnh đục thể thủy tinh bằng phẫu thuật ngoài bao đặt thể thủy tinh nhân tạo tại các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Ngãi, Trung tâm mắt tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Ngãi.
9. Dương Quốc Cường và Trần Thị Phương Thu (2004), “Đánh giá kết quả phẫu thuật phaco ở bệnh nhân đục thủy tinh thể già tại BV Mắt TP HCM”, tạp chí Y học T.P Hồ Chí Minh, 8(1), 134-137.
10. Linebarger. EJ, Hardten DR, Shah GK et al. (1999), “Phacoemulsification and modern cataract surgery”, Surv Ophthalmol, 44, 123-47.
11. Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân (2012), Đánh giá kết quả điều trị bệnh đục thể thuỷ tinh bằng phương pháp Phaco tại một số khu vực phía Tây thành phố Hà Nội, Nghành Kinh tế.
12. Vũ Mạnh Hà (2012), Nghiên cứu phẫu thuật đục thủy tinh thể tại tỉnh Hà Giang theo hai phương pháp phaco và đường rạch nhỏ, Luận án Tiến sĩ, Bộ Môn Ngoại, Trường Đại học Y Hà Nội, Chương trình hội nghị Nghiên cứu sinh.
13. International Specialist Eye Centre Malaysia (2012), Cataract and Intraocular Lens Implants, A Joint Commission International (JCI), Centrepoint South MidValley Kuala Lumpur, [online] Available at:http://www.isec.my/pinfo_cataract_intraocular.htm?gclid=CKWolcjm2bkCFeU5Qgod1kgAiQ [Accessed 27 September 2013]
14. OPC Association (2011), Cataract: A public health problem in developing countries, Organization for the prevention of Blindness, Paris, [online] Available at:http://www.opc.asso.fr/?Cataract&lang=en&gclid=CLnx_bTe2bkCFWFBQgodGV0Abg.[Accessed 20 September 2013]
15. Nguyễn Xuân Nguyên, Phan Dẫn và Thái Thọ (1996), Giải phẫu mắt ứng dụng trong lâm sàng và sinh lý thị giác, Sách Đào tạo Sinh Viên Y Khoa, Nhà Xuất Bản Y Học, Hà Nội.
16. Jaffe N.S MS, (1990), Cataract Surgery and its Complication, 5th ed., the C.V. Mosby company, ST Louis, 116-126.
17. Y. Y Chen và X. L Kang (2013), “Integrated therapy of congenital cataract to prevent blindness and low vision”, Zhonghua Yan Ke Za Zhi, 49(5), 472-6.
18. I. P Chatziralli, T. N Sergentanis, V. G Peponis et al. (2013), “Risk factors for poor vision-related quality of life among cataract patients. Evaluation of baseline data”, Graefes Arch Clin Exp Ophthalmol, 251(3), 783-9.
19. Phan Dẫn (2006), “Bệnh đục thể thủy tinh”, Nhãn khoa giản yếu, NXB Y học, 267-271.
20. Bencic. G, M Zoric-Geber, D Saric et al (2005), “Clinical importance of the lens opacities classification system III (LOCS III) in phacoemulsification”, Coll Antropol, 29 Suppl 1, 91-4.
21. Li. Z, H Cui, L Zhang et al. (2009), “Cataract blindness and surgery among the elderly in rural southern Harbin, China”, Ophthalmic Epidemiol, 16(2), 78-83.
22. Greg Munton (2012), A short history of cataract surgery, FRC Ophth, 86 Amsbury Road Hunton, [online] Available at:http://www.rila.co.uk/issues/free/001/2001/v4n2/p61_65/p61_65.html. [Accessed 20 September 2013]
23. Nguyễn Viết Giáp (2010), Đục thủy tinh thể và bệnh lý toàn thân, Trung tâm mắt tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Vũng Tàu, <http://yhvn.vn/tai-lieu/duc-thuy-tinh-the-va-benh-ly-toan-than>, xem 27/09/2013
24. Cline và et al (1993), Dictionary of Visual Science, 4th ed & In Focus Vol. 1.
25. C.D Kelman (1970), “Cataract, emulsification & aspiration”, Trans Ophthal Soc UK, 90(13).
26. Tôn Thị Kim Thanh, Vũ Thị Thái và Vũ Thị Thanh (2011), Nghiên cứu hiệu quả điều trị đục thể thủy tinh chín trắng bằng phương pháp siêu âm tán nhuyễn TTT, Bệnh Viện Mắt Trung Ương, Hà Nội.
27. Nguyễn Đức Anh (1996), “Bệnh đục thể thủy tinh”, Giáo trình khoa học cơ sở và lâm sàng, NXB Y học, 97-99.
28. Trần Tuấn Anh (2013), Thông tin dành cho bệnh nhân bị đục thủy tinh thể (cataract-cườm khô), Bệnh viện mắt TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, <http://www.benhvienmat.com/index.php/news/35/46/THoNG-TIN-DaNH-CHO-BeNH-NHaN-Bi-duC-THuY-TINH-THe.html>, xem 28/09/2013.
29. Trường Đại học Y Hà Nội (2007), “Tài liệu giảng dạy Kinh tế Y tế cho đối tượng cao học “, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
30. Ngô Khánh Toàn (2002), Tìm hiểu gánh nặng chi phí cho khám chữa bệnh ở người già không có bảo hiểm y tế tại huyện Ba Vì – Hà Tây, Luận văn cử nhân y tế công cộng, Kinh tế Y tế, Trường Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội.
31. Nguyễn Bạch Yến (2005), “Phân tích chi phí”, Bài giảng kinh tế y tế và bảo hiểm y tế, trường đại học Y Hà Nội 21 – 39.
32. Flessa. S và Dung NT (2004), “Costing of services of Vietnamese hospitals: identifying costs in one central, two provincial and two district hospitals using a standard methodology”, Int J Health Plann Manage, 19(1), 63-77.
33. Centers for Disease Control and Prevention & U.S. Department of Health & Human Services (2013), “Cost analysis”, 3.
34. John Stephenson (2000), The cost of illness attributable to physical inactivity in Australia.
35. Fattore. G và A Torbica (2008), “Cost and reimbursement of cataract surgery in Europe: a cross-country comparison”, Health Econ, 17(1 Suppl), S71-82.
36. B. G Busbee, M. M Brown, G. C Brown et al. (2002), “Incremental cost-effectiveness of initial cataract surgery”, Ophthalmology, 109(3), 606-12; discussion 612-3.
37. V. C Lansingh, M. J Carter và M Martens (2007), “Global cost-effectiveness of cataract surgery”, Ophthalmology, 114(9), 1670-8.
38. Kara-Jr. N, M. G Sirtoli, M. R Santhiago et al. (2010), “Phacoemulsification versus extracapsular extraction: governmental costs”, Clinics (Sao Paulo), 65(4), 357-61.
39. Gogate. P, M Deshpande và P. K Nirmalan (2007), “Why do phacoemulsification? Manual small-incision cataract surgery is almost as effective, but less expensive”, Ophthalmology, 114(5), 965-8.
40. Muralikrishnan. R, R Venkatesh, N. V Prajna et al. (2004), “Economic cost of cataract surgery procedures in an established eye care centre in Southern India”, Ophthalmic Epidemiol, 11(5), 369-80.
41. Nguyễn Thị Bạch Yến, Dương Đình Thiện, Trương Việt Dũng và các cộng sự. (2008), “Nghiên cứu chi phí trực tiếp cho hộ gia đình trong điều trị lỵ do shigella tại Nha Trang, Khánh Hòa.”, Tạp chí Nghiên cứu Y học, 55(3), 115-121.
42. Nguyễn Tuấn Anh (2007), Nghiên cứu chi phí điều trị một số bệnh thường gặp tại bệnh viện huyện Ba Vì năm 2005, Đại học Y Hà Nội, .
43. Nguyễn Hoàng Trung (2013), Đánh giá tác dụng của phương pháp cấy chỉ Catgut vào huyệt trong điều trị liệt VII ngoại biên do lạnh, Đại học Y Hà Nội.
44. Vũ Thị Thảo (2013), Phân tích chi phí trực tiếp dịch vụ phẫu thuật phaco tại bệnh viện Mắt Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2012, Đại học Dược Hà Nội.
45. P. R. H. Newsome và G. H. Wright (1999), “Patient Management: A review of patient satisfaction: 1. Concepts of satisfaction”, Br Dent J, 186(4), 161-165.
46. S.U.Linder-Pelz (1982), “Toward a theory of patient satisfaction”, Social Science & Medictine, 16(5), 577-582.
47. Liz Gill và Lesley White (2009), “A critical review of patient satisfaction”, Leadership in Health Services, 22(1), 8-19.
48. Ronald J. Burke (2003), “Hospital Restructuring, Workload, and Nursing Staff Satisfaction and Work Experiences”, The Health Care Manager, 22(2), 99-107.
49. Irish Society for Quanlity & Safety in Healthcare (2003), Measurement of Patient Satisfaction Guidelines, [online] Available at:http://www.dohe.ie/issues/health strategy/action48.pdfdirect.
50. Trường Đại học y tế công cộng (2010), Tổng quan về quản lý bệnh viện, Nguyên lý quản lý bệnh viện.
51. Lê Thanh Chiến, Nguyễn Văn Hưng và Phạm Văn Thao (2014), “Đánh giá sự hài lòng của người bệnh về khám chữa bệnh tại một số bệnh viện đa khoa hạng I thuộc sở y tế thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y dược học quân sự, Phụ trương 2014.
52. Nguyễn Bá Anh (2012), Đánh giá và sự hài lòng của người bệnh về chất lượng chăm sóc của điều dưỡng tại một số khoa lâm sàng bệnh viện hữu nghị Việt Đức năm 2012, Luận văn thạc sỹ Quản lý bệnh viện, Đại học Y tế công cộng.
53. Bùi Dương Vân (2011), Đánh giá sự hài lòng của người bệnh với hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện Phổi Trung ương, Trường Đại học Y tế Công cộng, chủ biên, Luận văn thạc sỹ Quản lý bệnh viện, .
54. Phạm Trí Dũng (2010), “Khái niệm và nguyên tắc của marketing. Maketing bệnh viện”, 1-10.
55. Đỗ Như Hơn (2012), Thông cáo báo chí Hội nghị ngành Mắt 2012 và lễ Kỷ niệm 55 năm thành lập Bệnh viện Mắt TW, Bệnh viện Mắt Trung ương, Hà Nội, <http://www.vnio.vn/Tin-tuc-Su-kien/thong-cao-bao-chi-hi-ngh-nganh-mt-2012-va-l-k-nim-55-nm-thanh-lp-bnh-vin-mt-tw.html>, xem 30/09/2013
56. Đoàn Thị Hà (2013), Thông báo về việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ phẫu thuật viên phaco cho các Bác sĩ hiện đang làm việc tại các cơ sở nhãn khoa trong toàn quốc, <http://www.vnio.vn/Dao-tao-Tuyen-sinh-Hoi-thao/thong-bao-ve-viec-to-chuc-thi-va-cap-chung-chi-phau-thuat-vien-phaco-cho-cac-bac-si-hien-dang-lam-viec-tai-cac-co-so-nhan-khoa-trong-toan-quoc.html>, xem 30/09/2013.
57. Lưu Ngọc Hoạt (2010), Thống kê cơ bản trong Y sinh học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 65.
58. Bệnh viện Mắt Trung Ương (2013), Quyết định số 1253/QĐ-BVMTW: về việc thu tiền phụ cấp phẫu thuật.
59. Bộ Tài Chính (Thông báo tỷ giá hoạch toán ngoại tệ tháng 12 năm 2010), <http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1641775>, xem 01/12/2014
60. J. Malot, C. Combe, P. Savary et al. (2010), “[Direct cost of cataract surgery in public hospital]”, Ann Pharm Fr, 68(6), 380-7.
61. A. Jongsareejit, C. Wiriyaluppa, P. Kongsap et al. (2012), “Cost-effectiveness analysis of manual small incision cataract surgery (MSICS) and phacoemulsification (PE)”, J Med Assoc Thai, 95(2), 212-20.
62. N. Kara-Jr, M. G. Sirtoli, M. R. Santhiago et al. (2010), “Phacoemulsification versus extracapsular extraction: governmental costs”, Clinics (Sao Paulo), 65(4), 357-61.
63. Nguyễn Thị Chinh (2013), Thực trạng tai nạn thương tích và chi phí của các bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa Đức Giang Hà Nội từ 01/01/2013 đến 31/03/2013, Luận văn thạc sỹ Y tế công cộng, Đại học Y tế công cộng.
64. Nguyễn Thị Kim Chúc và Nguyễn Khánh Phương (2002), Phân tích các loại chi phí tự trả của người có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh tại bệnh viện Saint Paul, Hà Nội
65. Mai Thu Hạnh (2011), Phân tích chi phí khám thai ngoại trú giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ của thai phụ có bảo hiểm y tế tại bệnh viện phụ sản Hà Nội tháng 6 năm 2011, Đại học Y tế công cộng.
66. D. Davis và G. Hobbs (1989), “Measuring outpatient satisfaction with rehabilitation services”, QRB Qual Rev Bull, 15(6), 192-7.
67. Mai Thị Thúy Hảo (2008), Đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân đối với dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại bệnh viện huyện Hoài Đức, Hà Nội năm 2008, Đại học Y tế công cộng.
68. Trần Thị Hồng Cẩm và cộng sự (2013), “Nghiên cứu sự hài lòng của bệnh nhân tại một số nước trên thế giới”, Tạp chí Chính sách Y tế, 11, 60 – 65.

Leave a Comment