NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI CỦA TẾ BÀO NỘI MÔ MẢNH GHÉP GIÁC MẠC SAU PHẪU THUẬT GHÉP GIÁC MẠC XUYÊN
NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI CỦA TẾ BÀO NỘI MÔ MẢNH GHÉP GIÁC MẠC SAU PHẪU THUẬT GHÉP GIÁC MẠC XUYÊN
PHẠM THỊ THÙY LINH – Đại Học Y Hà Nội
TÓM TẮT
Nội mô giác mạc là lớp trong cùng của giác mạc, tiếp xúc trực tiếp với thủy dịch, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hình thể và chức năng giác mạc, duy trì sự trong suốt của giác mạc nhờ hệ thống bơm nội mô. Sự sụt giảm đáng kể tế bào nội mô, trong và sau phẫu thuật ghép giác mạc (GGM) gây ra sự thiếu hụt chức năng của nội mô, tạm thời hoặc vĩnh viễn. Vì vậy, việc đánh giá sự biến đổi của tế bào nội mô sau phẫu thuật GGM là cần thiết, có ý nghĩa về theo dõi và tiên lượng kết quả điều trị.
Mục tiêu:
Nhận xét, đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến sự biến đổi của tế bào nội mô mảnh ghép giác mạc sau phẫu thuật ghép giác mạc xuyên
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
Đối tượng: Nghiên cứu được thực hiện trên 52 bệnh nhân được GGM tại Bệnh viện Mắt Trung ương. Với độ tuổi trung bình là từ 43 ± 15,1; 30 bệnh nhân nam và 22 bệnh nhân nữ.
Phương pháp nghiên cứu: Trên lâm sàng, sự biến đổi của tế bào nội mô về số lượng và chất lượng được đánh giá thông qua: sinh hiển vi, đo chiều dày giác mạc, chụp huỳnh quang và sinh hiển vi phản gương.
Kết quả và kết luận:
Mật độ tế bào nội mô trước mổ của mảnh giác mạc hiến càng cao, nguy cơ mất tế bào nội mô sau phẫu thuật càng lớn
Thời gian bảo quản kéo dài làm tăng nguy cơ thất bại ghép.
Những BN thuộc nhóm bệnh có tiên lượng xấu đối với phẫu thuật GGM (viêm loét giác mạc, sẹo dính, nhiều tân mạch, tái ghép…) sau phẫu thuật có nguy cơ mất nhiều tế bào nội mô giác mạc hơn những BN thuộc nhóm tiên lượng tốt (loạn dưỡng giác mạc, bệnh giác mạc hình chop…)
Việc sử dụng Ringer Lactale (RL) trong tái tạo tiền phòng ít gây mất tế bào nội mô mảnh ghép giác mạc hơn so với dung hơi.
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất