Nghiên cúu sự biến đổi lâm sàng, cận lâm sàng trên bệnh nhân u tuyến Yên trước và sau xạ phẫu bằng dao gamma quay

Nghiên cúu sự biến đổi lâm sàng, cận lâm sàng trên bệnh nhân u tuyến Yên trước và sau xạ phẫu bằng dao gamma quay

Luận văn Nghiên cúu sự biến đổi lâm sàng, cận lâm sàng trên bệnh nhân u tuyến Yên trước và sau xạ phẫu bằng dao gamma quay tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện Bạch Mai (2007 – 2010).Tuyến yên là tuyến nội tiết, nằm ở vỏ não chỉ đạo điều khiển hoạt động của các tuyến khác như tuyến giáp, tuyến thượng thận cũng như chức năng của toàn cơ thể.

U tuyến yên là u phát triển từ tế bào thuỳ trước tuyến yên, thường gặp nhất trong các loại u vùng hố yên, tần suất gặp u tuyến yên 8-15% trong u nội sọ, đứng hàng thứ 3 trong các khối u nội sọ sau Gliome và Meningiome [21] [ 6] .

U tuyến yên là bệnh lý có triệu chứng lâm sàng khá phong phú, ,thường được chia ra làm hai loại là các khối u có hoạt tính và không có hoạt tính nội tiết tố , các khối u có hoạt tính nội tiết tố thường có biểu hiện lâm sàng sớm hơn bằng các biểu hiện rối loạn nội tiết như rối loạn kinh nguyệt, vô kinh, vô sinh, tăng tiết sữa hay to viễn cực. Còn các loại u không có hoạt động nội tiết thường có biểu hiện lâm sàng muộn hơn khi đã có chèn ép vào thần kinh thị giác gây giảm thị lực. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp IMR hoặc CTscanner. Xét nghiệm nội tiết có vai trò xác định thể bệnh.

Phần lớn khối u tuyến yên là u lành tính, nhưng nếu không được chẩn đoán, điều trị sớm u sẽ phát triển chèn ép gây giảm thị lực và rối loạn chức năng nội tiết. Loại bỏ khối u là cần thiết khi có chẩn đoán xác định [11].

Điều trị u tuyến yên có nhiều phương pháp khác nhau như phẫu thuật, dùng thuốc nội khoa, xạ trị. Mục đích chính của các phương pháp đó là loại bỏ được khối u, nhưng vẫn đảm bảo được chức năng nội tiết của tuyến yên, ức chế hoặc giảm bài tiết hormone của u gây ra, ít xâm hại nhất đến tổ chức xung quanh.

Những thập niên trước, điều trị u tuyến yên chủ yếu bằng phẫu thuật mở nắp hộp sọ nhưng chỉ có thể tiến hành ở một số bệnh viện lớn, tai biến sau mổ cao, tỉ lệ tử vong > 10%. Trong những thập niên gần đây việc tiến hành phẫu thuật lấy u bằng nội soi qua xoang bướm đã phần nào làm giảm tỉ lệ tử vong, tuy nhiên tỉ lệ tái phát và các di chứng giảm thị lực sau mổ lần 2, lần 3 là rất cao. Trên thế giới việc ứng dụng xạ phẫu bằng dao gamma đã phát triển mạnh ở Mỹ, Thụy Điển, Pháp, Nhật Bản … đã mở ra một kỷ nguyên mới trong điều trị một số bệnh lý sọ não nói chung và u tuyến yên nói riêng, tỉ lệ biến chứng ít, thời gian điều trị nhanh, không cần gây mê, bệnh nhân xuất viện sớm, hiệu quả điều trị cao [10].

Tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu bênh viên Bạch Mai hiên nay đang ứng dụng dao gamma quay vào điều trị 1 số bênh lý của não, trong đó có u tuyến yên, nhưng chưa thấy có đánh giá nào về sự biến đổi các triêu chứng lâm sàng, cân lâm sàng trước và sau khi điều trị. Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm 2 mục tiêu sau:

1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, đối chiếu 1 số đặc điểm lâm sàng với cận lâm sàng trên những bệnh nhân u tuyến yên tại bệnh viện Bạch Mai từ năm 200? – 2010.

2. Nghiên cứu sự biến đổi triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng trước và sau xạ phẫu bằng dao gamma quay .

MỤC LỤC

Đặt vấn đề 1

Chương 1: Tổng quan 3

1.1. Giải phẫu liên quan đến tuyến yên 3

1.1.1. Giải phẫu tuyến yên 3

1.1.2. Mạch máu của tuyến yên 4

1.1.3. Giải phẫu vùng tuyến yên 5

1.1.4. Thành hố yên 6

1.2. Sinh lý tuyến yên 8

1.2.1. Thuỳ trước tuyến yên 8

1.2.2. Thuỳ sau tuyến yên 8

1.2.3. Các hormon tuyến yên 9

1.3. Mô bênh học u tuyến yên 13

1.4. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng 15

1.4.1. Dịch tễ học 15

1.4.2. Triệu chứng lâm sàng  16

1.4.3. Cận lâm sàng 19

1.5. Phương pháp điều trị 25

1.5.1 Điều trị nôi khoa 25

1.5.2. Phẫu thuật 26

1.5.3. Điều trị bằng xạ trị 27

Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 31

2.1. Đối tượng nghiên cứu 31

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn: 31

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ : 31

2.2. Phương pháp nghiên cứu 31

2.2.1 Thiết kế’ nghiên cứu 31

2.2.2. Thu thập thông tin 32

2.3. Các bước tiến hành 32

2.3.1. Đánh giá lâm sàng, cận lâm sàng trước điều trị 32

2.3.2. Cách thức xạ phẫu 36

2.4. Phân tích và xử lý số liêu 40

2.5. Đạo đức trong nghiên cứu 40

Chương 3: Kết quả nghiên cứu 41

3.1. Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trước điều trị 41

3.1.1. Tuổi, giới 41

3.1.2. Chuyên khoa khám ban đầu của bênh nhân 42

3.1.3. Tiền sử can thiệp trước khi xạ phẫu 43

3.1.4. Đặc điểm từng thể bệnh 43

3.1.5. Đặc điểm lâm sàng trước điều trị 48

3.1.6. Đặc điểm cận lâm sàng trước điều trị : 49

3.1.7. Đối chiếu 1 số đặc điểm lâm sàng với cận lâm sàng 54

3.2. Thay đổi triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng trước và sau điều trị 56

3.2.1. Thay đổi triệu chứng lâm sàng 56

3.2.2. Thay đổi triệu chứng cận lâm sàng 57

Chương 4: Bàn luân 60

4.1. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 60

4.1.1. Đặc điểm tuổi và giới : 60

4.1.2. Đặc điểm can thiệp trước khi xạ phẫu 61

4.1.3. Đặc điểm lâm sàng 64

4.1.4. Đặc điểm cận lâm sàng 65

4.1.5. Đối chiếu 1 số kết quả lâm sàng với cận lâm sàng của u tuyến yên trước điều trị 67

4.2. Thay đổi triệu trứng lâm sàng, cận lâm sàng sau điều trị 68

4.2.1. Thay đổi triệu chứng lâm sàng 68

4.2.2. Thay đổi cận lâm sàng 69

Kết luân 72

Tài liệu tham khảo

Phụ lục 

Leave a Comment