NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ C- REACTIVE PROTEIN HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NÃO 24 GIỜ ĐẦU

NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ C- REACTIVE PROTEIN HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NÃO 24 GIỜ ĐẦU

 Tóm tắt: Sự gia tăng nồng độ protein C phản ứng (C- Reactive Protein, CRP) trong huyết tương có  ảnh hưởng đến kết quả điều trị và tiên lượng BN đột quỵ não cấp (ĐQNC). Khi nồng độ của CRP tăng cao, thì tiên lượng càng nặng và tỉ lệ tử vong càng cao. Mục tiêu: Đánh giá nồng độ protein C phản ứng trong huyết tương ở BN đột quỵ não trong 24 giờ đầu và tìm hiểu mối tương quan giữa nồng độ   CRP huyết tương với các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng khác của ĐQNC.Đối tượng: Gồm 87 BN nhập viện C Đà Nẵng từ 6/2010 đến 8/2011, được chia làm hai nhóm: 47 BN đột quỵ não cấp trong 24 giờ đầu (nhóm I), 40 BN không phải đột quỵ não (nhóm chứng). Loại khỏi nghiên cứu những BN:

Chấn thương sọ não, TIA, Đột quỵ não tái phát, Đột quỵ sau 24 giờ, nhiễm trùng cấp tính kèm theo tại thời điểm nhập viện. Phương pháp:nghiên cứu đối chứng, tiến cứu. Kết quả: Tuổi trung bình (68,9 ± 14,7 tuổi); nồng độ CRP huyết tương nhóm chứng là (0,3 ± 0,3 mg/L);nồng độ CRP của nhóm đột quỵ (ĐQ) 24 giờ đầu(1.2 ± 2.4 mg/L),cao gấp 4 lần nhóm chứng (p<0,05). Có mối tương quan giữa nồng độ CRP huyết tương 24 giờ đầu của ĐQ với các yếu tố tiên lượng nặng như điểm Glasgow, thở máy và tử vong. Kết luận:(1)Có sự tăng nồng độ protein C phản ứng (CRP) trong huyết tương ngay trong 24 giờ đầu của các BN đột quỵ não cấp, (2) có mối tương quan giữa nồng độ CRP huyết tương 24 giờ đầu của ĐQ với các yếu tố tiên lượng nặng cho thấy nồng độ CRP 24 giờ đầu có giá trị tiên lượng bệnh

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment