Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ Hormon Estrogen trong chu kỳ kinh nguyệt
Kinh nguyệt (KN) là hiện tượng chảy máu từ buồng tử cung ra ngoài dưới tác dụng của các hormon buồng trứng [1, 2, 3, 6, 8]. Cơ sở sinh lý học của hiện tượng chảy máu kinh nguyệt ở người phụ nữ là do sự giảm đột ngột nồng độ của hai hormon sinh dục nữ là estrogen và pro- gesteron. Tuy nhiên sự giảm đột ngột của hai hormon này xuống đến một ngưỡng nào thì sẽ gây ra hiện tượng KN ở những phụ nữ có kinh tự nhiên còn là vấn đề cần phải nghiên cứu [2, 3, 7, 8]. Mục tiêu:
Xác định hàm lượng estradiol tại một số thời điểm trong chu kỳ kinh nguyệt (CKKN) ở những người phụ nữ có vòng kinh bình thường và ở những người phụ nữ có vòng kinh dài.
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có so sánh tự đối chứng. Đối tượng nghiên cứu là 30 phụ nữ có vòng kinh bình thường (28 – 30 ngày) và 30 phụ nữ có vòng kinh dài (45 – 60 ngày). Họ là các sinh viên năm thứ 2 và năm thứ 3 của Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên. Các chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm:
– Đối với nhóm đối tượng có vòng kinh bình thường, trong chu kỳ kinh nguyệt nồng độ hormon estradiol được xác định tại các thời điểm: ngày bắt đầu hành kinh (lần 1), ngày thứ hai của hành kinh (lần 2) và ngày bắt đầu sạch kinh (lần 3).
– Đối với nhóm đối tượng có vòng kinh dài, trong chu kỳ kinh nguyệt nồng độ hormon estradiol được xác định tại các thời điểm: ngày bắt đầu hành kinh (lần 1) và ngày bắt đầu sạch kinh (lần 2).
Định lượng nồng độ hormon estradiol theo phương pháp ELISA tại khoa Sinh hoá của bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích