NGHIÊN CỨU SỰ ĐỒNG NHIỄM EPSTEIN-BARR VIRUS VÀ HUMAN PAPILLOMAVIRUS TRÊN UNG THƯ VÒM HỌNG TẾ BÀO VẢY KHÔNG SỪNG HÓA

NGHIÊN CỨU SỰ ĐỒNG NHIỄM EPSTEIN-BARR VIRUS VÀ HUMAN PAPILLOMAVIRUS TRÊN UNG THƯ VÒM HỌNG TẾ BÀO VẢY KHÔNG SỪNG HÓA

NGHIÊN CỨU SỰ ĐỒNG NHIỄM EPSTEIN-BARR VIRUS VÀ HUMAN PAPILLOMAVIRUS TRÊN UNG THƯ VÒM HỌNG TẾ BÀO VẢY KHÔNG SỪNG HÓA
Nguyễn Văn Hùng1, Trần Tín Nghĩa2,3, Lê Văn Hưng3, Ngọ Thị Uyên3, Nguyễn Kim Đồng3, Nguyễn Hoàng Việt3,
Mục tiêu: Đánh giá sự sự đồng nhiễm virus EBV và virus HPV trên bệnh nhân ung thư vòm họng tế bào vảy không sừng hóa. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả căt ngang trên 95 mẫu mô đúc nến của bệnh nhân ung thư vòm họng tế bào vảy không sừng hóa, thu thập tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 1/2021- 6/2022. Kết quả và kết luận: Độ tuổi mắc bệnh trung bình là 52,75 (16-87), trong đó tỉ lệ mắc ở nam giới cao hơn nữ giới. Đánh giá tỷ lệ nhiễm của EBV và HPV, kết quả cho thấy tỉ lệ nhiễm EBV chiếm 95,8% trong khi HPV chiếm 15,8 % (chủ yếu là chủng HPV16 (86,7%)). Tuy nhiên tỉ lệ đồng nhiễm của HPV và EBV là 13,7%, tỉ lệ chỉ nhiễm EBV là 82,1%, còn lại là 2,1 % chỉ nhiễm HPV và 2,1% âm tính với cả 2 loại virus. Nghiên cứu đã chỉ ra sự đồng nhiễm của EBV và HPV trong ung thư vòm họng tế bào vảy không sừng hóa, đặc biệt bao gồm các chủng HPV nguy cơ cao. Điều này cho thấy HPV có thể được xem là một đồng tác nhân làm gia tăng nguy cơ bị ung thư vòm họng cùng với EBV.

ung thư chiếm tỉ lệ cao ở Việt Nam và là bệnh lý ác tính hàng đầu trong vùng đầu cổ. Việt Nam nằm trong vùng dịch tễ ung thư vòm họng chiếm tỉ  lệ  cao,  ước  tính  cứ  9-11  bệnh  nhân/100000 dân/năm, chiếm 3,3% số  ca ung thư mới mắc hàng  năm.  EBV  là  một  tác  nhân  gây  ung  thư vòm  họng  đã  được  chứng  minh  đóng  vai  trò quan  trọng  trong  việc  hình  thành  khối  u,  xâm nhập và làm biến đổi các tế bào lympho B, hình thành các nguyên bào lympho tăng sinh.1Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có mối liên quan chặt chẽ với nguy cơ mắc ung thư vòm họng và sự biểu hiện kháng nguyên EBV với các tế bào miễn dịch, thông qua các đột biến soma, ức chế con đường tín hiệu NF-κB do đó dẫn đến mất kiểm soát sự lây nhiễm EBV trong các tế bào, thúc đẩy các tế bào biểu mô vòm họng biến đổi, loạn sản, xâm lấn  hình  thành  các  tế  bào  ung  thư  thông  qua nhiều con đường.7Bên cạnh đó, sự có mặt của virus  HPV  được  tìm  thấy  trong  các  mẫu  bệnh phẩm ung thư vòm họng trong các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng HPV có mối liên quan đến khối  ung  thư  vòm  họng,  tham  gia  vào  cơ  chế hình thành loạn sản các tế bào biểu mô.5Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào chỉ ra tự tồn tạisong hành của EBV và HPV trong ung thư vòm họng, do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá sự đồng nhiễm EBV và HPV cũng như đơn nhiễm của từng loại virus này trên bệnh nhân ung thư vòm họng

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment