Nghiên cứu sử dụng 5 fluorouracil điều trị tăng nhãn áp trên mắt bị chấn thương
Tăng nhãn áp sau chấn thương là một trong những nguyên nhân chính gây mù lòa trên mắt bị chấn thương. Điều trị tăng nhãn áp ở giai đoạn đầu sau chấn thương với thuốc hạ nhãn áp và chống viêm màng bồ đào đã điều chỉnh được nhãn áp ở phần lớn bệnh nhân, tuy nhiên ở những trường hợp có tổn thương nhiều cấu trúc nhãn cầu, điều trị nội khoa thường không mang lại kết quả mà phải phẫu thuật. Phẫu thuật cắt bè củng giác mạc đã được áp dụng để điều trị tăng nhãn áp sau chấn thương, song kết quả không phải lúc nào cũng đạt kết quả hạ được nhãn áp do phát triển xơ bít lỗ rò viêm màng bồ đào. Những nghiên cứu gần đây cho thấy kết hợp áp thuốc chống chuyển hóa 5FU trong phẫu thuật để điều trị glôcôm nói chung và tăng nhãn áp sau chấn thương đã cho kết quả tốt hơn do có tác dụng chống tăng sinh xơ. Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về phẫu thuật điều trị tăng nhãn áp do chấn thương có phối hợp sử dụng 5FU vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài nhằm mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của tăng nhãn áp sau chấn thương.
2. Đánh giá kết quả áp 5FU lên vạt củng mạc điều trị tăng nhãn áp do chấn thương.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên 32 bệnh nhân bị tăng nhãn áp (nhãn áp > 25mmHg) sau chấn thương được phẫu thuật cắt bè có áp 5FU tại Khoa Chấn thương, bệnh viện Mắt Trung ương từ năm 2005 – 2007.
– Tiêu chuẩn loại trừ: trẻ bé quá không phối hợp đo nhãn áp, bệnh nhân có bệnh bẩm sinh về mắt.
2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu theo phương pháp mô tả, tiến cứu, theo dõi và đánh giá kết quả trước và sau điều trị, không có nhóm chứng.
* Phần khám bệnh: có phiếu theo dõi cho từng bệnh nhân theo mẫu.
* Chỉ định phẫu thuật: bệnh nhân đã điều trị nội khoa với thuốc hạ nhãn áp, chống viêm mà nhãn áp không điều chỉnh được trong thời gian trung bình là 10 ngày sau chấn thương.
* Phẫu thuật: cố định cơ trực trên, cố tạo vạt kết mạc, rạch củng mạc hình thang sâu 1/2 chiều dày, áp miếng Spongel tẩm dung dịch 5FU lên trên nắp củng mạc, phủ vạt kết mạc lên, đặt trong 5 phút sau đó rửa sạch bằng nước muối 0,9%, tạo vạt củng mạc, cắt mẫu bè 1 x 2 mm, cắt mống mắt chu biên, khâu đính vạt củng mạc, khâu vắt bao Tenon và kết mạc bằng chỉ 10/0, tiêm Genta- myxin 8 mgx 1/2 ml và Hydrocortison 125 mg x 1/2 ml cạnh nhãn cầu. Hậu phẫu: tra mắt dung dịch Oflovid, dung dịch Maxitrol 3 lần/ngày.
3. Phương pháp đánh giá kết quả
* Kết quả nhãn áp:
– Thành công: nhãn áp điều chỉnh (< 25 mm Hg).
– Thất bại: nhãn áp không điều chỉnh.
* Kết quả thị lực: thị lực được phân chia 6 mức độ theo Tổ chức Y tế Thế giới 1993 như sau: mức 1: 1.0 đến bằng 0,5. Mức 2: 0,4 đến bằng 0,2. Mức 3: 0,1 đến bằng 0,05 (đếm ngón tay 3 m). Mức 4: 0,05 đến bằng 0,02 (đếm ngón tay 1 m). Mức 5: 0,02 đến phân biệt được sáng tối. Mức 6: ST (-) không phân biệt được sáng tối (theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới năm 1993).
* Biến chứng: trong phẫu thuật, sau phẫu thuật.
Phương pháp xử lý số liệu. Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học bằng chương trình SPSS 10.05. Kiểm định sự khác biệt giữa các tỷ lệ bằng thuật toán ÷2 (khi bình phương).
Mục tiêu: đánh giá đặc điểm lâm sàng tăng nhãn áp sau chấn thương và kết quả điều trị phẫu thuật cắt bè củng giác mạc có áp thuốc chống chuyển hóa 5 Fluorouracil (5FU). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến hành trên 32 bệnh nhân được điều trị phẫu thuật cắt bè củng giác mạc có áp 5FU được điều trị tại khoa Chấn thương bệnh viện Mắt TW từ 8/2005 đến 12/2007. Kết quả: nhãn áp được điều chỉnh sau phẫu thuật 6 tháng là 93,8%. Thị lực từ 0,02 tăng lên 62,5%. Tăng nhãn áp sau chấn thương gặp chủ yếu ở lứa tuổi trẻ 71,9%. Các tổn thương phối hợp lùi góc tiền phòng 25%, đục lệch thể thủy tinh 62,5%, dịch kính ở tiền phòng 25%, xuất huyết dịch kính 37,5%. Kết luận: phẫu thuật cắt bè củng giác mạc phối hợp áp 5FU trên mắt tăng nhãn áp do chấn thương có hiệu quả hạ nhãn áp tốt.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích