Nghiên cứu sử dụng biện pháp thả cá và vệ sinh môi trường để phòng chống chủ động aedes aegypti trung gian truyền bệnh sốt suất huyết dengue
Tên bài báo:Nghiên cứu sử dụng biện pháp thả cá và vệ sinh môi trường để phòng chống chủ động aedes aegypti trung gian truyền bệnh sốt suất huyết dengue
Tác giả:Trương Quang Học, Nguyễn Thị Bạch Ngọc
Tên tạp chí:Phòng chống bệnh sốt rét và bệnh ký sinh trùng
Năm xuất bản:1993Số:3Trang:44-51
Tóm tắt:Mục đích: nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học và biện phóng phòng chống Aedes Aegypti bằng việc thả cá và vệ sinh môi trường tại tỉnh Thái Bình. Thời gian và địa điểm: từ 8/1990-12/1991, tại xã Bình Minh (điểm thí nghiệm), xã Hòa Bình (điểm đối chứng) thuộc huyện Kiến Xương, Thái Bình. Mỗi xã lấy 1 đội để theo dõi thường xuyên các chỉ số cần thiết. Phương pháp: chia 2 giai đoạn (GĐ): GĐ 1 (8-12/1990): điều tra thu thập các dẫn liệu về kinh tế, tự nhiên, xã hội và muỗi truyền bệnh theo chu kỳ tháng, mỗi đội điều tra 50 nhà, bọ gậy của từng thủy vực được để riêng và định loại; GĐ 2 (1-12/1991): tiến hành các biện pháp phòng chống và theo dõi hiệu quả qua so sánh các chỉ số cần thiết giữa điểm thí nghiệm và điểm đối chứng. Kết quả: trong 6 thủy vực điều tra đã phát hiện 19 loài, ao có số loài phong phú nhất (13 loài). Bọ gậy Aedes Aegypti chỉ gặp trong các dụng cụ chứa nước ăn và dụng cụ phế thải có nước ở xung quanh nhà và ngoài vườn. Nhiệt độ và lượng mưa ảnh hưởng tới sự xuất hiện của bọ gậy Aedes Aegypti trong các ổ nước, nhất là ổ nước phế thải. Biện pháp thả cá và vệ sinh môi trường rất có hiệu quả trong phòng chống chủ động muỗi Aedes Aegypti (trung gian chính truyền bệnh sốt xuất huyết dengue).
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất