Nghiên cứu sử dụng bộ catheter thần kinh đùi cải tiến để giảm đau liên tục sau mổ cho bệnh nhân chấn thương đùi và khớp gối

Nghiên cứu sử dụng bộ catheter thần kinh đùi cải tiến để giảm đau liên tục sau mổ cho bệnh nhân chấn thương đùi và khớp gối

Kỹ thuật gây tê thần kinh đùi được Winnie và cộng sự mô tả lần đầu tiên năm 1973 [4], năm 1980 Rosenblatt phát triển thành gây tê thần kinh đùi liên tục để giảm đau cho phẫu thuật chi dưới [2].
Trong điều kiện Việt Nam, bộ catheter có kim dò thần kinh đi kèm để truyền thuốc tê liên tục vào Thần kinh đùi có giá thành rất cao (khoảng 100 US$) gấp 25 lần kim dò thần kinh thông thường nên chưa thể áp dụng rộng rãi. Kim dò thấn kinh thông thường chỉ cho phép gây tê và tiêm thuốc một lần vì vậy không thể dùng để giảm đau kéo dài sau mổ. Chúng tôi nhận thấy kim luồn ngắn 20G (dài 5cm) có thể luồn ra ngoài kim kích thích thần kinh loại dài 10cm, vì vậy cho phép chọc và luồn catheter dưới sự hướng dẫn của máy dò thần kinh. Nghiên cứu thử trên một số bệnh nhân chúng tôi nhận thấy bộ kim luồn và dò thần kinh cải tiến này cho phép thực hiện kỹ thuật dễ dàng và mang lại hiệu quả giảm đau tốt. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này
nhằm mục đích đánh giá hiệu quả giảm đau của gây tê thần kinh đùi liên tục bằng bộ catheter thần kinh đùi cải tiến và các tác dụng không mong muốn của phương pháp này khi giảm đau sau mổ cho bệnh nhân chấn Ihưong đùi và khớp gối..
II.    Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
1.    Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn lựa chọn: bệnh nhân trên 15 tuổi, ASA I – II, chấn thương 1 chi dưới từ đùi đến khớp gối có chỉ định phẫu thuật, đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân có tiền sử nghiện hoặc phụ thuộc Ihuốc giảm đau nhóm opioid, bệnh nhân có chấn thưong phối hợp (sọ não, hàm mặt, cột sống, bụng, ngực…), nhiễm trùng tại vùng chọc kim gây tê, bệnh nhân rối loạn tâm thần, khó khăn trong giao tiếp.
2.    Phương pháp nghiên cứu
2.1.    Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, có đối chứng, được tiến hành tại khoa Gây mê Hồi sức và khoa Chấn thưong chỉnh hình bệnh viện Việt Đức từ tháng 3 đến tháng 9/2008.
2.2.    Quy trình nghiên cứu
2.2.1.    Chọn mẫu
Bệnh nhân đủ điều kiện được chia ngẫu nhiên vào 2 nhóm bằng cách bốc thăm:
–    Nhóm 1 (nhóm nghiên cứu): giảm đau sau mổ bằng hỗn hợp Bupivacain 0.125% và Adrenalin 1/200000 truyền liên tục qua catheter thần kinh đùi cải tiến.
–    Nhóm 2 (nhóm chứng): giảm đau sau mổ bằng Morphine tĩnh mạch (TM) do bệnh nhân tự điều khiển (Patient Control Analgesia – PCA).
Tất cả bệnh nhân được vô cảm trong mổ bằng gây tê tuỷ sống
2.2.2.    Tiến hành
Tại phòng hồi tỉnh, tất cả bệnh nhân được theo dõi liên tục nhịp tim, huyết áp, nhịp thở, bão hoà oxy, mức độ đau theo VAS (Visual Analog Scale).
Nhóm 1: gây tê và luồn catheter thần kinh đùi khi bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn, các thông số hô hấp, huyết động ổn định, đã vận động được 2 chân.
Kỹ thuật:
–     Lồng kim luồn 20G phía ngoài kim kích thích thần kinh đến tận đầu vát tạo thành bộ kim – catheter cải tiến
–    Điểm chọc kim nằm dưới đường nối gai chậu trước trên với gai mu 2cm và nằm ngoài động mạch đùi 1 – 2cm. Chọc kim – catheter song song động mạch đùi, tạo 1 góc 30 – 45o so với mặt da, hướng từ dưới lên trên, từ trước ra sau.
–    Khi độ sâu của kim khoảng 0.5 – 1.5cm bật máy dò thần kinh với cường độ ban đầu 1.5mA. Khi có dấu hiệu co co tứ đầu đùi và/ hoặc vận động xương bánh chè, giảm dần kích thích tới 0.5mA mà còn các dấu hiệu trên thì đó là vị trí cần tiêm.
–    Hút kiểm tra nếu không có máu thì bơm 5ml thuốc tê sau đó luồn catheter, rút kim dò. Khi bệnh nhân có VAS>4, bơm 30ml hỗn hợp thuốc tê sau đó truyền liên tục 0.1-0.14 ml/kg/h trong 48 giờ.
các tác dụng không mong muốn khi giảm đau sau mổ cho bệnh nhân chấn thương đùi và khớp gối. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng trên 60 bệnh nhân được chia thành 2 nhóm truyền liên tục bupivacain 0.125% qua catheter thần kinh đùi cải tiến (nhóm nghiên cứu) hoặc giảm đau bằng morphin PCA (nhóm chứng). Đánh giá các thông số kỹ thuật, hiệu quả giảm đau và các tác dụng không mong muốn trong vòng 72 giờ sau mổ. Kết quả: 100% bệnh nhân được luồn catheter cải tiến thành công. Điểm đau (VAS) của nhóm nghiên cứu thấp hơn nhóm chứng ở hầu hết các thời điểm nghiên cứu và ổn định 24 giờ sau khi ngừng thuốc. Không xảy ra các tai biến nghiêm trọng khi luồn catheter và suốt quá trình giảm đau. Kết luận: luồn catheter thần kinh đùi cải tiến là phương pháp dễ thực hiện, hiệu quả giảm đau cao và an toàn cho bệnh nhân chấn thương đùi và khớp gối.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment