Nghiên cứu sử dụng siêu âm Doppler năng lượng sáu khớp trong đánh giá mức độ hoạt động của bệnh Viêm khớp dạng thấp
Nghiên cứu sử dụng siêu âm Doppler năng lượng sáu khớp trong đánh giá mức độ hoạt động của bệnh Viêm khớp dạng thấp.Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là bệnh tự miễn dịch đặc trưng bởi quá trình viêm mạn tính các khớp [1]. Viêm khớp dạng thấp gặp ở mọi nơi trên thế giới, tỷ lệ bệnh ở Châu Âu là 0,5 – 1%, ở Châu Á là 0,17 – 0,3% dân số. Tỷ lệ bệnh ở Việt Nam khoảng 0,5% dân số và 20% trong số các bệnh về khớp [2]. Bệnh thường gặp ở nữ giới với tỷ lệ nữ/nam thay đổi từ 3,5 đến 1 [3].
Tổn thương cơ bản và cũng là biểu hiện đầu tiên của bệnh VKDT là viêm tại màng hoạt dịch khớp. Khuyến cáo của hội thấp khớp học bao gồm các liệu pháp điều trị sớm ngay từ giai đoạn có viêm màng hoạt dịch để tránh dẫn tới tổn thương phá hủy khớp – mốc quan trọng biểu hiện mức độ tàn tật của bệnh nhân [4], [5]. Các thang điểm đánh giá mức độ hoạt động của bệnh hiện đang được sử dụng như DAS, DAS28, SDAI, CDAI dựa vào số lượng khớp viêm hoặc nhận định của bệnh nhân, tốc độ máu lắng hoặc CRP cho thấy những hạn chế và có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng bệnh lý khác như đau xơ cơ, thoái hóa khớp, tuổi tác, bệnh lý thiếu máu, sự xuất hiện của các globulin miễn dịch [4], [6], [7], [8]. Trước đây, Xquang quy ước là phương tiện phổ biến để phát hiện tổn thương phá hủy khớp. Tuy nhiên, ở giai đoạn sớm Xquang quy ước khó phát hiện được tổn thương. Theo McQueen (1998) độ nhạy của Xquang phát hiện hình ảnh bào mòn xương thấp: khi thời gian mắc bệnh dưới 6 tháng là 15%, sau 1 năm là 29% [9]. Siêu âm có độ nhạy gấp 7 lần so với X-quang trong chẩn đoán sớm bào mòn xương trong viêm khớp dạng thấp [10], [11]. Nghiên cứu của Huajun Xu (2017) trên 62 bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có thời gian bị bệnh dưới 12 tháng được khảo sát siêu âm và chụp cộng hưởng từ tại khớp bàn ngón và khớp ngón gần, tác giả nhận thấy: siêu âm Doppler năng lượng phát hiện được tình trạng viêm màng hoạt dịch có tăng sinh mạch máu tốt hơn cộng hưởng từ; đặc biệt trên nhóm đối tượng được đánh giá là không hoạt động bệnh trên lâm sàng nhưng vẫn có là tình trạng tăng sinh mạch máu viêm màng hoạt dịch phát hiện được trên siêu âm [12].
Năm 2011 tập hợp các nhà siêu âm về thấp khớp học nổi tiếng nhất thế giới như Naredo, Wakefiel… đã tổng hợp trên 3004 bài báo về siêu âm trong bệnh VKDT từ 1/1984 đến 3/2010, trong đó có 14 nghiên cứu có sử dụng chỉ số siêu âm Doppler năng lượng với số lượng khớp khác nhau để đánh giá mức độ hoạt động của bệnh VKDT. Do các vị trí khớp này là những vị trí khớp hay gặp tổn thương và là vị trí đặc hiệu trong bệnh VKDT nên khớp bàn ngón 2 và 3 của bàn tay luôn luôn có mặt trong các thang điểm, khớp ngón gần ngón 2 có mặt trong 12/14 nghiên cứu (chiếm tỷ lệ 86%). Đồng thời các tác giả cũng nhận thấy mặc dù sử dụng số lượng khớp ít hơn nhưng cũng không làm giảm độ nhạy và độ đặc hiệu của phương pháp siêu âm trong việc đánh giá mức độ hoạt động của bệnh viêm khớp dạng thấp [13]. Đây là lý do để chúng tôi sử dụng chỉ số siêu âm sáu khớp (khớp bàn ngón 2, 3 và khớp ngón gần ngón 2 hai tay) để đánh giá mức độ hoạt động của bệnh VKDT trong nghiên cứu. Mặc dù có nhiều ưu điểm xong ở Việt Nam, chưa có một nghiên cứu nào sử dụng một chỉ số siêu âm Doppler để đánh giá mức độ hoạt động của bệnh VKDT. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu sử dụng siêu âm Doppler năng lượng sáu khớp trong đánh giá mức độ hoạt động của bệnh Viêm khớp dạng thấp” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả hình ảnh siêu âm và siêu âm doppler năng lượng sáu khớp (khớp ngón gần, khớp bàn ngón 2 và 3 cả hai tay) trong bệnh viêm khớp dạng thấp ở các giai đoạn bệnh khác nhau.
2. Khảo sát mối tương quan giữa siêu âm và siêu âm doppler năng lượng sáu khớp với lâm sàng, thang điểm DAS28CRP, SDAI và CDAI trong đánh giá mức độ hoạt động của bệnh viêm khớp dạng thấp.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẦN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP 3
1.1.1.Lịch sử bệnh VKDT 3
1.1.2.Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh viêm khớp dạng thấp 3
1.1.3.Triệu chứng học bệnh VKDT 5
1.1.4.Chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp 11
1.1.5.Điều trị viêm khớp dạng thấp 20
1.2. SIÊU ÂM TRONG VIÊM KHỚP DẠNG THẤP 22
1.2.1.Nguyên lý của siêu âm và siêu âm Doppler năng lượng trong bệnh VKDT 22
1.2.2.Hình ảnh tổn thương trên siêu âm ở bệnh nhân VKDT 23
1.2.3. Tình hình các nghiên cứu sử dụng siêu âm doppler năng lượng màng hoạt dịch trong bệnh viêm khớp dạng thấp 24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 35
2.1.1.Cỡ mẫu 35
2.1.2.Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 35
2.1.3.Tiêu chuẩn loại trừ 37
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.2.1.Quy trình nghiên cứu 37
2.2.2.Kỹ thuật thu thập thông tin 38
2.3. XỬ LÝ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 52
2.4. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 53
2.5. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU 54
Chương 3: KẾT QUẢ 55
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU 55
3.1.1.Đặc điểm về chung về lâm sàng 55
3.1.2.Đặc điểm chung về cận lâm sàng 56
3.1.3.Phân loại bệnh nhân theo thang điểm DAS28CRP, SDAI, CDAI 61
3.2. HÌNH ẢNH SIÊU ÂM VÀ SIÊU ÂM DOPPLER NĂNG LƯỢNG SÁU KHỚP 61
3.2.1. Hình ảnh siêu âm và siêu âm Doppler năng lượng sáu khớp ở các mức độ hoạt động bệnh theo thang điểm DAS28CRP 61
3.2.2. Hình ảnh siêu âm và siêu âm Doppler năng lượng sáu khớp ở nhóm bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng tại cả sáu khớp nghiên cứu 67
3.2.3. Đối chiếu các tổn thương phát hiện được trên siêu âm với lâm sàng, X-quang và siêu âm 72
3.2.4.Chỉ số siêu âm Doppler sáu khớp 75
3.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA CHỈ SỐ US6 VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, XQUANG VÀ CÁC THANG ĐIỂM 76
3.3.1. Mối liên quan giữa bề dày màng hoạt dịch sáu khớp cộng dồn với một số yếu tố lâm sàng và thang điểm đánh giá mức độ hoạt động bệnh 76
3.3.2. Mối liên quan giữa tăng sinh mạch máu màng hoạt dịch định tính sáu khớp PDUS6 với một số yếu tố lâm sàng và thang điểm đánh giá mức độ hoạt động bệnh 77
3.3.3. Mối liên quan giữa chỉ số tăng sinh mạch máu màng hoạt dịch định lượng sáu khớp cộng dồn với một số yếu tố lâm sàng và thang điểm đánh giá mức độ hoạt động bệnh 78
3.3.4. Mối liên quan giữa chỉ số khuyết xương trên siêu âm sáu khớp cộng dồn với một số yếu tố lâm sàng và thang điểm đánh giá mức độ hoạt động bệnh 79
Chương 4: BÀN LUẬN 81
4.1. ĐặC ĐIểM LÂM SÀNG, CậN LÂM SÀNG VÀ HÌNH ảNH SIÊU ÂM DOPPLER NĂNG LƯợNG SÁU KHớP TRONG BệNH VIÊM KHớP DạNG THấP ở CÁC GIAI ĐOạN KHÁC NHAU 81
4.1.1.Đặc điểm chung của bệnh nhân 81
4.1.2.Hình ảnh siêu âm Doppler năng lượng sáu khớp 97
4.2. MốI LIÊN QUAN GIữA CHỉ Số US6 SCORE VớI MộT Số ĐặC ĐIểM LÂM SÀNG VÀ MộT Số THANG ĐIểM ĐÁNH GIÁ MứC Độ HOạT ĐộNG BệNH 112
4.2.1. Mối liên quan giữa chỉ số cộng dồn bề dày màng hoạt dịch sáu khớp với một số đặc điểm lâm sàng và một số thang điểm đánh giá mức độ hoạt động bệnh 112
4.2.2.Liên quan giữa chỉ số cộng dồn tăng sinh mạch máu màng hoạt dịch sáu khớp với một số đặc điểm lâm sàng và thang điểm DAS28 CRP, SDAI, CDAI 113
KẾT LUẬN 120
KIẾN NGHỊ 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO 122
PHỤ LỤC 137
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn chẩn đoán VKDT theo ACR/EULAR 2010 [39] 36
Bảng 2.2: Các chỉ số nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin 38
Bảng 2.3: Các mặt cắt quy ước trên siêu âm theo thang điểm Tamotsu Kamishima US6 score 44
Bảng 2.4: Các thông số và phạm vi điểm của chỉ số SDAI 50
Bảng 2.5: Các thông số và phạm vi điểm của chỉ số CDAI 51
Bảng 3.1: Đặc điểm chung về lâm sàng 55
Bảng 3.2: Đặc điểm chung về cận lâm sàng 56
Bảng 3.4: Tổn thương khuyết xương trên X-quang của sáu khớp 58
Bảng 3.5: Hẹp khe khớp trên X-quang ở nhóm bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng tại cả sáu khớp nghiên cứu 59
Bảng 3.6: Khuyết xương trên X-quang ở nhóm bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng tại cả sáu khớp nghiên cứu 60
Bảng 3.7: Phân loại giai đoạn bệnh theo Steinbroker 60
Bảng 3.8: Phân loại bệnh nhân theo thang điểm DAS28CRP, SDAI, CDAI 61
Bảng 3.9: Hình ảnh dịch khớp trên siêu âm 61
Bảng 3.10: Hình ảnh viêm màng hoạt dịch khớp trên siêu âm 62
Bảng 3.11: Hình ảnh khuyết xương tại sáu khớp trên siêu âm 63
Bảng 3.12: Tỷ lệ có tăng sinh mạch máu màng hoạt dịch trên siêu âm Doppler năng lượng 64
Bảng 3.13: Hình ảnh tăng sinh mạch máu màng hoạt dịch định tính theo Tamotsu Kamishima trên siêu âm Doppler năng lượng 65
Bảng 3.14: Phân độ tăng sinh mạch máu màng hoạt dịch định lượng theo Klauser sửa đổi 66
Bảng 3.15: Tỷ lệ bệnh nhân có tăng sinh mạch máu màng hoạt dịch ở ít nhất một khớp theo từng nhóm mức độ hoạt động bệnh 67
Bảng 3.16: Tỷ lệ bệnh nhân có tăng sinh mạch máu màng hoạt dịch định tính ở ít nhất một khớp ở nhóm bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng tại sáu khớp 67
Bảng 3.17: Hình ảnh viêm màng hoạt dịch ở nhóm bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng tại cả sáu khớp 68
Bảng 3.18: Tỷ lệ tăng sinh mạch máu màng hoạt dịch ở nhóm bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng tại cả sáu khớp 69
Bảng 3.19: Tỷ lệ khuyết xương trên siêu âm của nhóm bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng tại cả sáu khớp 70
Bảng 3.20: Tỷ lệ bệnh nhân không sưng và không đau tại khớp nhưng có tăng sinh mạch máu màng hoạt dịch trên siêu âm 71
Bảng 3.21: Khả năng phát hiện dịch khớp trên lâm sàng và siêu âm 72
Bảng 3.22: Khả năng phát hiện bào mòn xương trên Xquang và siêu âm 73
Bảng 3.23: Khả năng phát hiện viêm màng hoạt dịch trên lâm sàng và siêu âm 74
Bảng 3.24: Chỉ số siêu âm Doppler sáu khớp theo Tamotsu Kamishima 75
Bảng 3.25: Chỉ số siêu âm Doppler sáu khớp theo Tamotsu Kamishima ở nhóm bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng tại sáu khớp 75
Bảng 3.26: Mối tương quan chỉ số bề dày màng hoạt dịch sáu khớp cộng dồn SH6 với một số yếu tố lâm sàng 76
Bảng 3.27: Liên quan giữa chỉ số bề dày màng hoạt dịch sáu khớp cộng dồn SH6 với một số thang điểm đánh giá mức độ hoạt động bệnh 76
Bảng 3.28: Liên quan giữa chỉ số tăng sinh mạch máu màng hoạt dịch định tính sáu khớp cộng dồn với một số yếu tố lâm sàng 77
Bảng 3.29: Liên quan giữa chỉ số tăng sinh mạch máu màng hoạt dịch định tính sáu khớp cộng dồn PDUS6 với một số thang điểm đánh giá mức độ hoạt động bệnh 77
Bảng 3.30: Liên quan giữa chỉ số tăng sinh mạch máu màng hoạt dịch định lượng sáu khớp cộng dồn với một số yếu tố lâm sàng 78
Bảng 3.31: Liên quan giữa chỉ số tăng sinh mạch máu màng hoạt dịch định lượng sáu khớp cộng dồn với một số thang điểm đánh giá mức độ hoạt động bệnh 79
Bảng 3.32: Liên quan giữa chỉ số khuyết xương trên siêu âm sáu khớp cộng dồn với một số yếu tố lâm sàng 79
Bảng 3.33: Liên quan giữa chỉ số cộng dồn khuyết xương trên siêu âm sáu khớp US6 với một số thang điểm đánh giá mức độ hoạt động bệnh 80
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cơ chế bệnh sinh của viêm khớp dạng thấp [17] 4
Hình 1.2. Hình ảnh viêm màng hoạt dịch và tăng sinh mạch máu màng hoạt dịch [64] 23
Hình 1.3. Hình ảnh dịch khớp [64] 23
Hình 1.4. Hình ảnh khuyết xương [64] 24
Hình 2.1. Thước đo VAS 39
Hình 2.2. Tư thế chụp X-quang bàn tay thẳng 42
Hình 2.3. Mặt cắt dọc mu tay khớp bàn ngón 2 và hình ảnh siêu âm tương ứng (Chử thị T 56t MS M05/177) 45
Hình 2.4. Mặt cắt dọc gan tay khớp bàn ngón 2 và hình ảnh siêu âm tương ứng (Chử thị T 56t MS M05/177) 45
Hình 2.5. Mặt cắt dọc bên ngoài khớp bàn ngón 2 và hình ảnh siêu âm tương ứng (Chử thị T 56t MS M05/177) 45
Hình 2.6. Mặt cắt lát dọc qua mu tay ngón gần ngón 2 và hình ảnh siêu âm tương ứng (Chử thị T 56t MS M05/177) 46
Hình 2.7. Mặt cắt lát dọc qua gan tay ngón gần ngón 2 và hình ảnh siêu âm tương ứng (Chử thị T 56t MS M05/177) 46
Hình 2.8. Mặt cắt lát dọc qua mu tay khớp bàn ngón 3 và hình ảnh siêu âm tương ứng (Chử thị T 56t MS M05/177) 46
Hình 2.9. Mặt cắt lát dọc qua gan tay khớp bàn ngón 3 và hình ảnh siêu âm tương ứng (Chử thị T 56t MS M05/177) 47
Hình 2.10. Hình ảnh khuyết xương trên siêu âm [64] 47
Hình 2.11. Phân độ tràn dịch khớp trên siêu âm [85] 48
Hình 2.12. Phân độ mức độ xung huyết màng hoạt dịch theo Tamotsu Kamishima (2010) [60] 49