Nghiên cứu sử dụng toàn bộ mạch ghép động mạch trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành

Nghiên cứu sử dụng toàn bộ mạch ghép động mạch trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành

Luận án Nghiên cứu sử dụng toàn bộ mạch ghép động mạch trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.Cho đến nay bệnh lý tim mạch vẫn là một trong các nguyên nhân gây tử  vong  chính  ở  lứa  tuổi  trung  niên  và trong  đó,  bệnh  hẹp  mạch  vành  là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở cả nam và nữ giới tại Mỹ theo cập nhật năm 2010 của Hội Tim mạch Mỹ.    Tại châu Âu,  tỷ lệ bệnh hẹp mạch vành là 0,1% dân số từ 31 đến 70 tuổi và cứ 5 trường hợp tử vong ước tính có 1 trường hợp do bệnh hẹp mạch vành và nhồi máu cơ tim [140]. 

Phẫu  thuật  bắc  cầu  động  mạch  vành  (PTBCĐMV)  là  một  phương pháp tái tưới máu  hiệu quả  nhất cho bệnh  nhân bị hẹp nhiều nhánh ĐMVhoặc có hẹp thân chung kèm theo. Phẫu thuật này đã phát triển mạnh mẽ trong thập niên 1970 và hoàn thiện dần với nhiều thay đổi đáng ke . Mục tiêu của phẫu thuật là thay thế các mạch vành đã bị hẹp nặng hoặc tắc bằng các mạch  máu  tự thân.  Ban đầu, tĩnh mạch hiển trong được chọn là  mạch ghép chủ đạo kể từ sau nghiên cứu của Favarolo năm 1967  . Tuy nhiên  về dài  hạn,  tĩnh  mạch  hiển  có  tỷ  lệ  cầu  nối  còn  thông  khá  thấp  đặc  biệt  ở những mạch vành đích như ĐMV phải, ĐM chéo. Nghiên cứu của Loop và cộng  sự năm 1986 đã chứng minh ĐM  ngực trong  trái mới là mạch ghép lý tưởng do có tỷ lệ còn hoạt động tốt sau 10 năm rất cao ( 92 -94% so với 45-50% ở tĩnh mạch hiển).  Cầu nối  ĐM ngực trong trái nối xuống ĐM  xuống trước  trái  đã làm giả m có ý nghĩa các biến cố tim mạch lie n quan như đau ngực tái phát, nhồi máu cơ tim, đột tử …  Từ đây, cầu nối ĐM ngực trong trái xuống ĐM  xuống  trước  trái  được xem là tiêu chuẩn vàng trong phẫu thuật bắc cầu ĐMV [79]. Ở các vị trí  mạch vành bị hẹp cần bắc cầu còn lại, việc chọn cầu nối bằng TM hiển hay bằng ĐM khác thay đổi rất nhiều tùy theo trung  tâm  phẫu  thuật  và  giai  đoạn  phẫu  thuật  .  Rất  nhiều  nghiên  cứu  ở -2-nhiều quốc gia khác nhau đã cho rằng cầu nối ĐM  thì tốt hơn cầu nối TM hiển  về dài hạn  tuy nhiên quan điểm sử dụng  toàn bộ  cầu nối ĐM cho BN hẹp mạch vành vẫn chưa được thống nhất. 

Năm 2009, Tabata khảo sát 541.368 bệnh nhân được  PTBCĐMV tại 745 bệnh viện ở Mỹ giai đoạn từ 2002 đến 2005 ( cơ sở dữ liệu phẫu thuật tim quốc gia Mỹ, Hội Phẫu thuật Lồng ngực Mỹ) cho thấy tỷ  lệ  sử dụng cả hai ĐMNT làm cầu nối là khá thấp và thay đổi tùy  theo  bệnh viện, chỉ  4% so với 92,4% có dùng ĐMNT trái làm cầu nối. Cả hai tỷ lệ  sử dụng ĐMNT này đều không phụ thuộc vào tổng số trường hợp phẫu thuật của bệnh viện[125].  Một nghiên cứu khác của Baskett, năm 2006  khảo sát 71.470  BN  tại 27  trung tâm phẫu thuật tim ở  Anh  đã  cho thấy tỷ lệ dùng  nhiều cầu nối ĐM  là 10% và tỷ lệ dùng toàn bộ cầu nối là ĐM chỉ 7,5%  [23].  Thống kê trên 9.827 trường hợp được PTBCĐMV tại Nhật năm 2005 cho biết tỷ lệ dùng nhiều cầu nối ĐM là gần 70% trong đó ĐMNT hai bên, ĐM vị mạc nối và ĐM quay là các ĐM được  sử dụng nhiều nhất theo thứ tự.  Như vậy có  thể  thấy  rằng  mặc  dù  nguyên  tắc  chính  của  phẫu  thuật  bắc  cầu  động mạch  vành  là  như  nhau  tuy  nhiên  tùy  từng  quốc  gia,  tùy  từng  trung  tâm phẫu  thuật  tim  sẽ  có  các  phương  thức  phẫu  thuật  khác  nhau  đặc  biệt  là trong cách chọn và sử dụng cầu nối cho bệnh nhân hẹp mạch vành.  Bệnh  lý  hẹp mạch vành  tại  Việt Nam có các đặc điểm nào giống nhau  hay  khác  nhau  khi  so  sánh  với  bệnh  nhân  ở  các  quốc  gia  khác  ? Phương pháp phẫu thuật bắc cầu ĐMV nào là phù hợp cho BN Việt Nam ?  

Các biến chứng  cũng như các đặc điểm trước mổ  nào ảnh hưởng  đến kết quả phẫu thuật cũng như ảnh hưởng đến việc chọn loại cầu nối ?    Cầu nối bằng tĩnh mạch hay cầu nối bằng động mạch là thích hợp nhất cho BN Việt -3-Nam ?   Các vấn đề này chưa được nghiên cứu đánh giá một cách hệ thống. Chính vì điều này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu  sử  dụng toàn bộ cầu nối là động mạch trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành trên một nhóm bệnh  nhân Việt Nam tại Viện Tim thành phố  Hồ Chí Minh nhằm xác địnhtính  khả thi  và đánh giá kết quả trung hạn  của phương pháp này trong điều trị ngoại khoa bệnh hẹp nhiều nhánh động mạch vành ở Việt Nam  .  Cũng từ nghiên cứu này kết hợp với phân tích các nghiên cứu khác chúng tôi cũng xin đề xuất  việc chọn mạch ghép động mạch thích hợp cho phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.

-4-MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

  •  1-    Đánh giá kết quả trung hạn của phẫu thuật bắc cầu  động mạch vành sử dụng toàn bộ mạch ghép là động mạch ( có so sánh với nhóm dùng mạch ghép là động mạch ngực trong và tĩnh mạch hiển lớn ).
  •  2-  Đề xuất mạch ghép động mạch thích hợp trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

  1. Văn hùng Dũng (2008), “ Hở van hai lá và phẫu thuật bắc cầu chủvành”, Y học Việt Nam, tập 352, số 2/2008, trang 12-19.
  2. Văn hùng Dũng (2010), “ Kết quả phẫu thuật bắc cầu chủ-vành tại Viện Tim TP. HCM ”, Y học TP Hồ chí Minh,  phụ bản của tập 14, số 1, trang 150-155.
  3. Văn hùng Dũng (2010), “ Bắc cầu chủ-vành sử dụng toàn bộcầu nối là động mạch : kết quả bước đầu ” ,Y học Việt Nam số đặc biệt tháng 11/2010, tập 375, trang 161-167.
  4. Văn hùng Dũng (2010),“ Vai trò của động mạch quay trong động mạch hóa toàn bộ cầu nối chủ-vành” , Y học Việt Nam số đặc biệt tháng 11/2010, tập 375, trang 261-266

Leave a Comment