Nghiên cứu sự lây truyển virút viêm gan b từ mẹ sang con và tác dụng ngăn ngừa của tenofovir cuối thai kỳ ở thai phụ có nổng độ virút máu cao

Nghiên cứu sự lây truyển virút viêm gan b từ mẹ sang con và tác dụng ngăn ngừa của tenofovir cuối thai kỳ ở thai phụ có nổng độ virút máu cao

Viêm gan vi-rút B (VGVR B) là bệnh truyền nhiễm do vi-rút viêm gan B (HBV) gây nên. Bệnh gặp ở khắp nơi trên thế giới với tỷ lệ mắc khác nhau giữa các vùng và gây hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe dân chúng. HBV có liên quan tới 80% các trường hợp ung thư gan nguyên phát (UTGNP) ở nhiều nước đặc biệt ở các nước châu Á và châu Phi [1-3]. Nguy cơ bị UTGNP đối với những người mang HBV mạn tính lớn hơn 200 lần so với người không mang HBV [1-4]. Một trong những vấn đề quan trọng nhất trong dịch tễ nhiễm HBV là lứa tuổi bị nhiễm. Quá trình nhiễm càng xảy ra sớm ở thời kỳ thơ ấu thì càng dễ trở thành người lành mang HBV và càng làm gia tăng nguy cơ mắc viêm gan mạn tính và UTG do khoảng thời gian của quá trình mang virút kéo dài [5],[6], [7] [2, 3, 8]. Việt Nam nằm trong vùng dịch tễ lưu hành vi-rút viêm gan B rất cao. Các nghiên cứu dịch tễ học tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ người mang kháng nguyên bề mặt của virút viêm gan B (HBsAg) trong cộng đồng dân cư là 10-25% (Việt Nam có khoảng 12 triệu người mang HBsAg mạn tính, trong đó hom 6 triệu người là nữ giới với hơn 2 triệu phụ nữ trong độ tuổi sinh sản). Đại đa số các trường hợp mang HBV mạn tính trong dân chúng là do lây truyền từ mẹ sang con trong giai đoạn chu sinh [3, 9]. Hiện nay đã có một chương trình toàn cầu làm giảm lây nhiễm HBV từ mẹ sang con bằng tiêm phòng vắc-xin viêm gan B [2, 10]. Tuy nhiên các nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy dù trẻ được tiêm chủng phòng viêm gan B đầy đủ và đúng theo lịch bằng loại vắc-xin tốt nhất phối họp với cung cấp thụ động globulin miễn dịch kháng vi-rút viêm gan B (HBIG) ngay sau sinh, vẫn có một tỷ lệ đáng kể (15-39%) trong số trẻ sinh ra từ các bà mẹ mang HBV mạn tính trở thành người mang HBsAg mạn tính và được coi là nhóm đối tượng ’’thoát vắc-xin” (vaccine breakthrough) [11] do đã có sự truyền vi-rút từ mẹ sang thai nhi trong tử cung {in utero) [5], [3, 12, 13] mà lý do chính là do  

nồng độ HBV trong máu mẹ quá cao ở những tháng cuối thai kỳ [10], [14]. Vì vậy, để hạn chế hiện tượng “thoát vắc-xin” ở con, cần làm giảm nồng độ HBV trong máu mẹ trong những tháng cuối thai kỳ. Gần đây đã có một số nghiên cứu làm giảm nồng độ virút trong máu mẹ bằng thuốc kháng virút có khả năng ức chế mạnh sự nhân lên của HBV như Lamivudin hay Telbivudin [15-17] hoặc HBIG [11] trong những tháng cuối thai kỳ với kết quả rất đáng khích lệ cả về mặt hiệu quả và độ an toàn. Các nghiên cứu làm giảm vi-rút máu mẹ bằng thuốc cho thấy tỷ lệ lây nhiễm HBV ở con các bà mẹ có nồng độ HBV máu cao giảm xuống đáng kể, chỉ còn 1-15% [15-17]. Trên thực tế, để có thể hạn chế đến mức thấp nhất sự lây truyền HBV từ mẹ sang con, ngoài việc thực hiện đầy đủ và đúng đắn việc tiêm phòng vắc-xin viêm gan B cho con và làm giảm nồng độ HBV trong máu các sản phụ có nồng độ vi-rút huyết cao cuối thai kỳ, cần có sự phối hợp các biện pháp khả dĩ khác dựa trên sự hiểu biết đầy đủ hơn về các yếu tố nguy cơ tăng lây nhiễm HBV cho con từ các bà mẹ HBsAg(-t-). Các yếu tố nguy cơ có thể từ phía sức khỏe bà mẹ, do đặc điểm sinh học của vi-rút (các markers HBV), ảnh hưởng của quá trình chuyển dạ và sinh theo đường tự nhiên, tình trạng sức khỏe trẻ sơ sinh, tác động của việc nuôi con bằng sữa mẹ có chứa HBV. Cho đến nay, đã có một số nghiên cứu về vai trò của một số trong các nhóm yếu tố kể trên. Tuy nhiên, các nghiên cứu còn lẻ tẻ, riêng rẽ nên chưa cho phép đánh giá được vai trò của từng yếu tố lên sự lây truyền HBV từ mẹ sang conẵTrong khuôn khổ đề tài khoa học hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Pháp thông qua Nghị định thư nhằm nghiên cứu vai trò của một số thuốc kháng vi-rút viêm gan B (Lamivudine và Tenofovir) cuối thai kỳ ở các thai phụ nồng độ HBV máu cao do Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam quản lý cấp kinh phí và trường Đại học Y Hà Nội chủ trì và đã phê duyệt về mặt đạo đức nghiên cứu, chúng tôi tiến hành đề tài này với các mục tiêu sau:

1. Đánh giá một số yếu tố liên quan đến sự lây truyền HBV sang con từ các thai phụ có HBsAg(+).

2. Đánh giá hiệu quả ngăn ngừa lây truyền HBV sang con của Tenofovir trong 3 tháng cuối thai kỳ ở các thai phụ có nồng độ HBV máu cao.

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment