Nghiên cứu sự liên quan giữa nồng độ Enzyme myeloperoxidase huyết tương với bề dày lớp trung nội mạc động mạch cảnh
Luận án Nghiên cứu sự liên quan giữa nồng độ Enzyme myeloperoxidase huyết tương với bề dày lớp trung nội mạc động mạch cảnh và một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường Týp 2
Luận án tiến sĩ y học : Châu Mỹ Chi
1.3. Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. NGUYỄN HẢI THỦY; 2. PGS.TS. ĐÀO THỊ DỪA
Đái tháo đường là một bệnh lý nội tiết chuyển hóa phổ biến, ngày càng có khuynh hướng gia tăng trên khắp thế giới cũng như ở nước ta và đang trở thành một thách thức chính trong Thế kỷ XXI [4], [42], [171]. Đây là một nhóm bệnh chuyển hóa với đặc trưng là tăng glucose máu do thiếu hụt tương đối hay tuyệt đối về tiết và hay là tác dụng của insulin trên tế bào đích.
Khi nói đến bệnh đái tháo đường nhất là đái tháo đường týp 2 người ta thường liên tưởng đến biến chứng tim mạch trong đó là tổn thương mạch máu lớn thường gặp như bệnh lý mạch máu não, động mạch vành và động mạch hai chi dưới. Biến chứng mạch máu lớn trong đái tháo đường thực chất là một thể xơ vữa động mạch vì đái tháo đường liên quan tới rối loạn chuyển hóa bao gồm tăng glucose máu, tăng huyết áp, rối loạn lipid và đề kháng insulin [86]. Xơ vữa động mạch ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 xảy ra sớm hơn, nặng hơn, lan rộng hơn so với người không bị bệnh đái tháo đường và ảnh hưởng không những đến các động mạch gần mà còn ở vị trí xa gốc. Các biến chứng mạch máu lớn làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não cao gấp 2 – 4 lần ở người đái tháo đường so với người không bị đái tháo đường [45]. Biến cố mạch vành là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên bệnh nhân đái tháo đường (hơn 65%) và tổn thương động mạch hai chi dưới đã và đang trở thành nguyên nhân chính gây cắt cụt chi ở bệnh nhân đái tháo đường [36].
Bên cạnh các yếu tố nguy cơ truyền thống gây xơ vữa động mạch như béo phì, tăng huyết áp, tăng glucose máu mạn tính, rối loạn lipid máu… đã gây những bất thường ở thành mạch, rối loạn chức năng nội mạc mạch máu, tăng ngưng tập tiểu cầu và tăng đông máu dẫn đến nguy cơ tổn thương mạch máu lớn. Gần đây vai trò của các yếu tố nguy cơ không truyền thống đã được đề cập như chất ức chế hoạt hóa plasminogen-1, protein phản ứng C, microalbumin niệu… [86] và nhất là myeloperoxidase được nghiên cứu ghi nhận có liên quan đến xơ vữa động mạch ở những đối tượng có nguy cơ cao trong đó có bệnh đái tháo đường [106].
Viêm và stress oxy hóa đóng vai trò quan trọng trong tiến trình xơ vữa động mạch [88]. Myeloperoxidase là enzyme được tiết ra từ bạch cầu, hoạt động như yếu tố viêm và stress oxy hóa. Myeloperoxidase có vai trò quan trọng trong tiến triển xơ vữa động mạch. Cơ chế gây xơ vữa động mạch của myeloperoxidase thể hiện bằng nhiều con đường bao gồm myeloperoxidase hoạt động như chất xúc tác làm tăng LDL oxy hóa, kết quả làm tăng thu nhận LDL vào lớp nội mạc, góp phần hình thành và phát triển tế bào bọt, hình thành mảng bám; làm rối loạn chức năng bảo vệ nội mạc của HDL đưa đến rối loạn chức năng nội mạc; Myeloperoxidase trực tiếp quét dọn nitric oxide, hạn chế sinh khả dụng của NO dẫn đến co mạch và thúc đẩy tổn thương nội mạc mạch. Rối loạn chức năng nội mạc phát triển sớm trong giai đoạn sớm của đái tháo đường trước khi biểu hiện lâm sàng bằng xơ vữa động mạch. Giảm nitric oxide và tăng stress oxy hóa là những yếu tố quan trọng trong sinh bệnh học của biến chứng đái tháo đường. Các mẫu oxy hóa phản ứng đóng vai trò quan trọng trong rối loạn chức năng nội mạc qua trung gian tăng đường huyết và biến chứng mạch máu. Myeloproxidase là dấu chỉ điểm cho rối loạn chức năng nội mạc và là chất tạo ra các mẫu oxy hóa phản ứng tăng trong đái tháo đường. Nồng độ myeloperoxidase tăng ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đã được ghi nhận.
Biến chứng tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người bị đái tháo đường. Vì vậy việc nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường luôn thu hút được sự quan tâm của các nhà chuyên môn. Do đó làm thế nào để phát hiện sớm và điều chỉnh kịp thời các yếu tố nguy cơ tim mạch là điều rất quan trọng vì nó giúp người bệnh nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ.
Song song với việc phát hiện yếu tố nguy cơ, nhiều phương pháp để đánh giá xơ vữa động mạch giai đoạn sớm như đo độ dày lớp trung nội mạc ở động mạch cảnh qua siêu âm là phương pháp không xâm nhập, có độ nhạy cao cũng được ứng dụng trên lâm sàng. Chương trình giáo dục cholesterol quốc gia và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã chấp thuận đo bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh để đánh giá nguy cơ tim mạch [45].
Liên quan giữa nồng độ myeloperoxidase huyết tương và bất thường cấu trúc nội mạc mạch máu ngoại biên ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Việt Nam chưa thấy đề cập. Xuất phát lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Xác định một số yếu tố nguy cơ tim mạch, bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh và nồng độ myeloperoxidase huyết tương trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2.
2.2. Đánh giá mối liên quan và tương quan giữa nồng độ myeloperoxidase huyết tương với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh và một số yếu tố nguy cơ tim mạch truyền thống (tuổi, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu) và không truyền thống (HbA1C, CRP, fibrinogen huyết tương, bạch cầu..) trên những bệnh nhân đái tháo đường týp 2 này.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ
1. Nguyễn Hải Thủy, Châu Mỹ Chi, Đào Thị Dừa (2012), “Giá trị nồng độ Myeloperoxidase huyết tương trong dự báo tổn thương xơ vữa động mạch im lặng ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2”, Tạp chí nội tiết-Đái tháo đường, số 7, tr.396-404.
2. Nguyễn Hải Thủy, Võ Bảo Dũng, Châu Mỹ Chi (2012), “Các yếu tố nguy cơ tim mạch không truyền thống ở bệnh nhân đái tháo đường type 2”, Y học thực hành, số 800, tr. 33-55.
3. Châu Mỹ Chi, Nguyễn Hải Thủy, Đào Thị Dừa (2013), “Vai trò của Myeloperoxidase trong bệnh sinh xơ vữa động mạch ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2”, Tạp chí YDược học, tr.61-66.
4. Châu Mỹ Chi, Nguyễn Hải Thủy, Đào Thị Dừa (2013), “Yếu tố nguy cơ tim mạch không truyền thống ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2”, Tạp chí Y Dược học, tr.67-71.
5. Châu Mỹ Chi, Nguyễn Hải Thủy, Đào Thị Dừa (2013), “Các kỹ thuật thăm dò tổn thương xơ vữa động mạch”, Tạp chí YDược học, tr.72-76.
6. Châu Mỹ Chi, Nguyễn Hải Thủy, Đào Thị Dừa (2013), “Liên quan giữa nồng độ enzyme Myeloperoxidase (MPO) huyết tương với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh và một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2”, Tạp chí Y Dược học- Trường Đại học Y Dược Huế, số 15, tr.186-194.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Trường An (2012), “Phương pháp đo đạc một số chỉ tiêu nhân trắc cơ bản”, Tạp chí nội tiết đái tháo đường, số 7, tr. 381-387.
2. Trương Quang Bình (2009), “Tối ưu hóa điều trị rối loạn lipid máu”, Kỷ yếu báo cáo khoa học, Hội nghị khoa học tim mạch phía nam lần IX- 2009, tr.114.
3. Đỗ Thanh Bình, Nguyễn Văn Tấn, Nguyễn Thị Tố Nga và cs (2009), “Khảo sát một số biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại trung tâm phòng chống SR-NT Quảng Bình”, Báo cáo khoa học hội nghị nội tiết & đái tháo đường Việt Nam lần V, Y học thực hành, số 673-674, tr. 153-156.
4. Tạ Văn Bình (2005), “Thực trạng bệnh Đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ ở 4 thành phố lớn Việt Nam”, Y học thực hành, số 507-508, tr. 37-38.
5. Tạ Văn Bình (2007), Những nguyên lý nền tảng bệnh đái tháo đường tăng glucose máu, Nxb Y học, tr. 114-168.
6. Phạm Thị Cà, Ngô Thị Hồng Châu (2012), “Điều trị bệnh đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa Hậu Giang”, Kỷ yếu hội nghị nội tiết-đái tháo đường toàn quốc lần thứ VI, Tạp chí nội tiết đái tháo đường, số 6, tr. 215-222.
7. Ngô Đình Châu, Trần Hữu Dàng, Trần Trung Thông (2009), “Nghiên cứu nồng độ CRP máu trên đối tượng hội chứng chuyển hóa”, Báo cáo khoa học hội nghị nội tiết & đái tháo đường Việt Nam lần V, Y học thực hành, số 673-674, tr.104-106.
8. Ngô Đình Châu, Trần Hữu Dàng, Trần Trung Thông (2009), “Nghiên cứu bề dày lớp trung mạc động mạch cảnh trên các đối tượng béo phì”, Báo cáo khoa học hội nghị nội tiết & đái tháo đường Việt Nam lần V, Y học thực hành, số 673-674, tr.272-274.
9. Nguyễn Ngọc Chất (2012), “Đánh giá hiệu quả điều trị dựa vào glucose, HbA1C và một số chỉ số khác ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định”, Kỷ yếu hội nghị nội tiết-đái tháo đường toàn quốc lần thứ VI, Tạp chí nội tiết đái tháo đường, số 6, tr. 325-332.
10. Nguyễn Văn Chiếm, Lê Văn Bàng, Nguyễn Hải Thủy (2012), “Khảo sát hình thái và chức năng thất trái bằng siêu âm Doppler tim ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Quân đội 121- Cần Thơ”, Kỷ yếu hội nghị nội tiết-đái tháo đường toàn quốc lần thứ VI, Tạp chí nội tiết đái tháo đường, số 7, tr. 645-654.
11. Trần Hữu Dàng (2011), “Đái tháo đường”, Đái tháo đường tụy xơ sỏi, Nhà xuất bản Đại Học Huế, tr.37-50.
12. Võ Bảo Dũng (2012), “Nghiên cứu giãn mạch qua trung gian dòng chảy động mạch cánh tay và độ dày nội trung mạc động mạch cảnh ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 mới phát hiện”, Luận án tiến sĩy học, Trường Đại học Y Dược Huế, tr.67-69.
13. Đào Thị Dừa (2003), “Nghiên cứu rối loạn chức năng đông máu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2”, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Dược Huế, tr.93-95.
14. Đào Thị Dừa, Nguyễn Tá Đông, Cao Văn Minh (2012), “Khảo sát một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường”, Kỷ yếu hội nghị nội tiết-đái tháo đường toàn quốc lần thứ VI, Tạp chí nội tiết đái tháo đường, số 7, tr. 600-605.
15. Đào Thị Dừa, Hoàng Thị Lan Hương (2012), “Kết quả điều trị đối với bệnh nhân đái tháo đường điều trị tại bệnh viện Trung ương Huế”, Y học thực hành, số 800, tr. 264-270.
16. Nguyễn Thanh Định (2011), “Nghiên cứu nồng độ myeloperoxidase huyết tương và mối liên quan với mức độ nặng ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp”, Luận văn thạc sĩy học, Trường Đại học Y Dược Huế, tr 46-48.
17. Nguyễn Tá Đông (2008), “Nghiên cứu rối loạn nhịp tim và thiếu máu cơ tim im lặng ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 bằng holter điện tim 24 giờ”, Luận án tiến sĩy học, Trường Đại học Y Dược Huế, tr.65.
18. Tô Văn Hải (2007), “Nghiên cứu về tăng huyết áp và biến đổi điện tim ở 400 người bệnh đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Thanh Nhàn-Hà Nội” Tạp chí tim mạch học Việt Nam, số 46, tr. 601-607.
19. Đỗ Thị Mỹ Hạnh, Hồ Hải Hưng (2005), “Hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại bệnh viện C Đà Nẵng”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Y học thực hành, số 507-508, tr.356-360.
20. Mai Lê Hiệp (2009), “Non HDL-Cholesterol và apolipoprotein B trong dự đoán nguy cơ bệnh mạch vành”, Kỷ yếu báo cáo khoa học, Hội nghị khoa học tim mạch phía nam lần IX-2009, tr.219.
21. Võ Thị Hà Hoa, Nguyễn Hải Thủy, Huỳnh Văn Minh (2007), “Bệnh mạch vành đái tháo đường thể 2”, Tạp chí Tim Mạch Học Việt Nam, số 47, tr. 361-374.
22. Trần Ngọc Hoàng, Nguyễn Thị Bích Đào (2012), “Đánh giá ảnh hưởng của các biến chứng trên chất lượng cuộc sống bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị tại bệnh viện Nhân dân 115”, Kỷ yếu hội nghị nội tiết-đái tháo đường toàn quốc lần thứ VI, Tạp chí nội tiết đái tháo đường, số 6, tr. 135-141.
23. Trần Quý Hợi, Nguyễn Hải Thủy (2012), “Liên quan giữa giãn mạch qua trung gian dòng chảy (FMD) và bề dày nội trung mạc (IMT) mạch máu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2”, Tạp chí Nội tiết-Đái tháo đường, số 7, tr. 755-764.
24. Lê Thị Thu Hương (2012), “Liên quan giữa nồng độ protein phản ứng C huyết thanh độ nhạy cao so với một số yếu tố nguy cơ tim mạch lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2”, Tạp chí Nội tiết- Đái tháo đường, số 7, tr. 543-545.
25. Trần Thanh Linh, Hồ Thượng Dũng (2011), “Khảo sát động mạch cảnh bằng siêu âm mạch máu ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2”, Y học TP Hồ Chí Minh, tập 15, phụ bản của số 1, tr.182-186.
26. Nguyễn Cửu Long (2007), “Nghiên cứu chức năng thất phải ở bệnh nhân đái tháo đường thể 2 có chức năng tâm thu thất trái bình thường”, Tạp chí tim mạch học Việt Nam, số 47, tr.302-308.
27. Huỳnh Văn Minh (2005), “Xử trí tối ưu tăng huyết áp đái tháo đường”, Y học thực hành, số 507-508, tr. 65-71.
28. Nguyễn Thị Bội Ngọc, Nguyễn Thy Khuê (2010), “Kết quả kiểm soát đái tháo đường típ 2 tại phòng khám chuyên khoa nội tiết & nhận thức của bệnh nhân về điều trị”, Hội nghị Hội đái tháo đường & nội tiết TP.HCM mở rộng lần thứ VI, tr. 82-88.
29. Trần Thừa Nguyên, Trần Hữu Dàng (2009), “Tỉ lệ đái tháo đường thể 2 và tiền đái tháo đường ở người cao tuổi tăng trọng, béo phì có kháng insulin”, Y học thực hành, số 658-659, tr. 332.
30. Phan Thị Phương (2011), “Nghiên cứu nồng độ myeloperoxidase huyết tương ở bệnh nhân nhồi máu não cấp”, Luận văn thạc sĩ y học của bác sĩ nội trú bệnh viện., Trường Đại học Y Dược Huế, tr 41-56.
31. Cao Mỹ Phượng (2012), “Nghiên cứu kết quả can thiệp cộng đồng phòng chống tiền đái tháo đường-đái tháo đường týp 2 tại huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh”, Luận văn tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Dược Huế, tr.81-115.
32. Thái Hồng Quang (2005), “Một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2”, Yhọc thực hành,, số 507-508, tr. 31-35.
33. Nguyễn Thị Thu Thảo, Nguyễn Thy Khuê (2005), “Biến chứng mạn trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2”, Y học thực hành, số 507-508, tr. 679-690.
34. Nguyễn Hải Thủy, Phạm Thị Tuyết Nga, Phạm Thị Mỹ Hạnh, Yeon Jing Ping, Kua See Hui (2005), “HbA1C và các yếu tố liên quan cân bằng đường máu ở bệnh nhân đái tháo đường”, Y học thực hành, số 507-508, tr. 571-576.
35. Nguyễn Hải Thủy (2008), “Rối loạn lipid máu”, Giáo trình sau đại học chuyên ngành nội tiết & chuyển hóa, Trần Hữu Dàng, Nguyễn Hải Thủy, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr. 246-303.
36. Nguyễn Hải Thủy (2009), “Bệnh tim mạch trong đái tháo đường”, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr. 137-139.
37. Trần Thị Ngọc Thư, Nguyễn Hải Thủy (2012), “Nghiên cứu microalbumin niệu và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2”, Kỷ yếu hội nghị nội tiết-đái tháo đường toàn quốc lần thứ VI, Tạp chí nội tiết đái tháo đường, số 6, tr. 143-148.
38. Hồ Thị Hoài Thương, Nguyễn Hải Thủy (2012), “Đánh giá hình thái và chức năng thất trái ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 áp dụng mục tiêu khuyến cáo của hội Đái tháo đường Hoa Kỳ 2009”, Tạp chí Nội tiết- Đái tháo đường, số 7, tr. 663-673.
39. Nguyễn Quang Tuấn (2011), Can thiệp động mạch vành qua da trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp, Nhà xuất bản Y học, tr. 193-195.
40. Nguyễn Khoa Diệu Vân, Nguyễn Thị Thanh Hương (2009), “Nghiên cứu tỷ lệ tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 ngoại trú tại bệnh viện Bạch Mai”, Báo cáo khoa học hội nghị nội tiết & đái tháo đường Việt Nam lần V, Y học thực hành, số 673-674, tr.130-136.
41. Nguyễn Bá Việt, Hoàng Trung Vinh (2005), “Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp 2 dựa vào nồng độ glucose và HbA1C”, Y học thực hành, số 507-508, tr. 623-627
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ, sơ đồ, đồ thị
Danh mục các hình
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Bệnh mạch máu lớn ở đái tháo đường týp 2 4
1.2. Yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 9
1.3. Enzyme myeloperoxidase 19
1.4. Các phương tiện thăm dò tổn thương xơ vữa động mạch cảnh 32
1.5. Các nghiên cứu về myeloperoxidase liên quan đến đề tài 38
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.1. Đối tượng nghiên cứu 42
2.2. Phương pháp nghiên cứu 43
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 59
3.1. Một số yếu tố nguy cơ truyền thống của đối tượng nghiên cứu 59
3.2. Một số yếu tố nguy cơ không truyền thống của đối tượng nghiên cứu 63
3.3. Điện tim và siêu âm tim 68
3.4. Nồng độ myeloperoxidase (MPO) huyết tương của đối tượng nghiên cứu .. 70
3.5. Sự liên quan giữa mpo với các yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân
đái tháo đường 73
3.6. Mối tương quan giữa mpo với một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái
tháo đường 78
Chương 4. BÀN LUẬN 89
4.1. Các yếu tố nguy cơ tim mạch truyền thống của đối tượng nghiên cứu 89
4.2. Các yếu tố nguy cơ tim mạch không truyền thống của đối tượng
nghiên cứu 98
4.3. Điện tim và siêu âm tim 105
4.4. Nồng độ enzyme mpo ở đối tượng nghiên cứu 108
4.5. Sự liên quan giữa nồng độ mpo huyết tương với các yếu tố nguy cơ
tim mạch 112
4.6. Sự tương quan giữa MPO và các yếu tố nguy cơ 121
KẾT LUẬN 126
KIẾN NGHỊ 128
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC