Nghiên cứu sự ô nhiễm của một số chỉ tiêu vi khuẩn ở nước uống đóng chai trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên

Nghiên cứu sự ô nhiễm của một số chỉ tiêu vi khuẩn ở nước uống đóng chai trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên

Nghiên cứu sự ô nhiễm của một số chỉ tiêu vi khuẩn ở nước uống đóng chai trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên.Con người cũng như bất kỳ loài sinh vật nào đều cần có nước mới tồn tại được. Ngày  nay, khi chất  lượng cuộc  sống  ngày càng được cải thiện thì nhu cầu về chất lượng nước uống cho con người càng được quan tâm nhiều hơn. Nước  uống  phải đảm bảo giá trị dinh dưỡng, vệ sinh và an toàn. Trước những nhu cầu bức thiết đó, từ vài chục năm nay,  công  nghệ  xử lý  nước uống đã  không  ngừng  phát  triển  mạnh mẽ  trên  khắp  thế  giới.  Bên  cạnh  các  loại nước đóng chai đa dạng, đủ kiểu, đủ cỡ, đồng thời  chúng ta cũng thấy xuất hiện các  công  nghệ phụ thuộc, như máy lọc, máy làm lạnh nước, những dụng cụ  khử trùng  và  khử  chất  bẩn  trong  nước  uống.  Theo  Tổ  chức  nước  uống đóng chai quốc tế  (IBWA), dân chúng ưa chuộng nước đóng chai vì mùi vị không gắt, không hôi mùi chlorine như nước máy, lại  tinh khiết và bổ dưỡng cho sức khỏe. Nước được đựng trong các chai  thủy tinh  hay bằng plastic rất đẹp mắt, tiện lợi. Bởi những lý do này, nên nhiều người đã chọn nước đóng chai hoặc nước lọc để uống. 

Tuy nhiên, ở nhiều  nơi trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển (Việt Nam)  người sản xuất thường chỉ quan tâm tới lợi nhuận trước mắt mà sẵn sàng bỏ qua các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP). Do vậy,  nguồn  nước  sinh  hoạt  nói  chung  và  các  loại  nước  uống  đóng  chai  nói riêng bị ô nhiễm  sẽ là nguy cơ  đe dọa sức khỏe con người. Theo đánh giá của tổ chức Y tế thế giới (WHO) hàng năm có khoảng 1300 triệu lượt người trên thế giới bị tiêu chảy,  trong đó nguyên nhân chính là do sử dụng thực phẩm ô nhiễm bởi vi sinh vật. Mỗi năm Việt Nam có 8 triệu người (chiếm xấp xỉ 1/10 tổng dân số) bị ngộ độc thực phẩm hoặc ngộ độc do liên quan đến ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm.  
Tại Hội nghị  khoa học 2006  kỷ niệm 115 năm thành lập Viện Pasteur TP.HCM ngày 30/11/2006, các  chuyên gia đã tỏ ra lo ngại tỷ lệ nhiễm khuẩn cao  ở  nước  sinh  hoạt.  Trong  đó,  tỷ  lệ  các  mẫu  nước  ô  nhiễm  vi  khuẩn Coliform  và  E.  coli  chiếm tỷ lệ cao nhất, đến 98%  (theo TCVN 5502 : 2003 [2] thì chỉ tiêu  này  là 0).  Điều  này cho thấy, điều  kiện  vệ sinh  nguồn  nước sinh hoạt không đảm bảo. Nguyênnhân có thể do nguồn nước đã bị ô nhiễm; hoặc bị nhiễm khuẩn từ dụng cụ, công nhân; cũng có thể do qui trình sản xuất không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh. Ngoài vi khuẩn  Coliform, E.  coli, nước uống đóng chai còn bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh khác như  Pseudomonas, Vibrio… 
Ở Việt Nam, an toàn vệ sinh thực phẩm  là một lĩnh vực mới, chưa được quan  tâm  đầy  đủ,  nhất  là  an  toàn  vệ  sinh  đối  với  hoạt  động  sản  xuất ,  kinh doanh nước uống đóng chai  (NUĐC). Bộ  y  tế cũng đã tiến  hành một số biện pháp để bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng nhưng  mới chỉ quan tâm chủ yếu đến  thực  phẩm  có  nguồn  gốc  động  vật.  Tuy  nhiên,  thực  tế  các  vụ  ngộ  độc thực phẩm cho thấy ô nhiễm thực phẩm xảy ra nhiều khi do nước uống. Từ thực trạng và đòi hỏi ngà y càng khắt khe của xã hội về chất lượng vệ sinh đối với các loại  NUĐC  hiện nay,  thiết nghĩ cần sớm có những đề tài nghiên cứu cụ thể về sự ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh ở các sản phẩm  nước uống  trên thị trường, từ đó đưa ra được những giải pháp cho vấn đề  ATVSTP. Xuất phát từ đòi hỏi cấp thiết đó, trên cơ sở căn cứ vào năng lực nghiên cứu của bộ môn Công nghệ vi sinh –  Viện Khoa học sự sống –  Đại học Thái Nguyên chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu sự ô nhiễm của một số chỉ tiêu vi khuẩn ở nước uống đóng chai trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên“.
2. Mục tiêu nghiên cứu
–  Khảo  sát  thực  trạng  sử  dụng  nước  uống  đóng  chai  trên  địa  bàn  TP  Thái Nguyên.  
–  Xác  định  tình  trạng  ô  nhiễm  về  một  số  chỉ  tiêu  vi  khuẩn  gây  bệnh  như Coliform,  Escherichia  coli  (E.  coli),  Pseudomonas  aeruginosa  (P. aeruginosa)  ở nước uống đóng chai khu vực TP Thái Nguyên.
3. Nội dung nghiên cứu
–  Khảo  sát  tình  hình  sử  dụng  nước  uống  đóng  chai  trên  địa  bàn  TP  Thái Nguyên.
–  Lấy mẫu, phân lập và xác định các vi khuẩn gây bệnh, bao gồm: Vi  khuẩn Coliform, E. coli, Pseudomonas trong nước uống đóng chai thành phẩm.
–  Giám  định  đặc  tính  sinh  vật,  hóa  học  của  các  chủng  vi  khuẩn  E.  coli, Pseudomonas phân lập được.
–  Xác định khả năng sản sinh độc tố, yếu tố bám dính của các chủng  E. coliphân lập được.
–  Xác  định  độc  lực  của  các  chủng  vi  khuẩn  E.  coli,  Pseudomonas  phân  lập được.
–  Xác  định  tính  mẫn  cảm  với  một  số  loại  kháng  sinh  và  hóa  dược  của  các chủng vi khuẩn E. coli, Pseudomonas phân lập được

MỤC LỤC            Trang
MỞ ĐẦU  1
1. Đặt vấn đề  1
2. Mục tiêu của đề tài  2
3. Nội dung nghiên cứu  2
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU  4
1.1. Nước đóng chai  4
1.1.1. Khái niệm  4
1.1.2. Một số  yêu cầu kỹ thuật  về  nước khoáng thiên  nhiên đóng chai
theo TCVN 6213: 2004 6
1.2. Thực  trạng  ô nhiễm của một số chỉ tiêu vi khuẩn ở  nước uống đóng 
chai (NUĐC) 8
1.2.1. Thực trạng ô nhiễm trên thế giới  8
1.2.2. Thực trạng ô nhiễm trong nước  9
1.3. Tình hình nghiên cứu sự ô nhiễm của một số chỉ tiêu vi khuẩn ở 
nước đóng chai 12
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới  12
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước   14
1.4. Ô nhiễm nước do vi khuẩn  16
1.4.1. Ô nhiễm vi khuẩn từ động vật   16
1.4.2. Ô nhiễm vi khuẩn từ nguồn nước (nước ngầm, nước bề mặt)   16
1.4.3. Ô nhiễm vi khuẩn từ không khí  17
1.4.4. Ô nhiễm vi khuẩn trong quá trình xử lý, sản xuất lưu thông và bảo quản17
1.5. Ý nghĩa của sự ô nhiễm nước về chỉ tiêu Coliform  18
1.6. Vai trò của vi khuẩn E.coli  gây ô nhiễm nước  19
1.6.1. Hình thái và tính chất bắt màu  19
1.6.2. Tính chất nuôi cấy  19 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.6.3. Sức đề kháng  21
1.6.4. Tính gây bệnh  21
1.7. Một số hiểu biết về ngộ độc thực phẩm do E. coli gây ra 
22
1.8. Vai trò của vi khuẩn  Pseudomonas aeruginosa gây ô nhiễm nước  23
1.8.1. Hình thái và tính chất bắt màu  24
1.8.2. Tính chất nuôi cấy  24
1.8.3. Sức đề kháng  24
1.8.4. Khả năng gây bệnh  25
Chƣơng 2:
ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu  26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu  26
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu  26
2.1.3. Thời gian nghiên cứu  26
2.2. Vật liệu nghiên cứu  26
2.3. Phương pháp nghiên cứu  27
2.3.1. Phương pháp điều  tra tình hình sản xuất và phân phối sản phẩm 
nước uống đóng chai trên địa bàn TP Thái Nguyên 27
2.3.2. Phương pháp thu mẫu nước để phân tích vi khuẩn   27
2.3.3. Phương pháp xác định chỉ tiêu Coliform  27
2.3.4. Phương pháp xác định chỉ tiêu  E. Coli (fecal Coliform)  29
2.3.5. Phương pháp xác định chỉ tiêu  P. Aeruginosa  29
2.3.6. Phương pháp xác định đặc tính sinh vật, hoá học của các chủng  E. 
coli phân lập được 29
2.3.7. Phương pháp xác định đặc tính sinh vật, hoá học của các chủng  P. 
aeruginosa  phân lập được 32
2.3.8. Phương pháp xác định độc lực của các chủng vi khuẩn phân lập 
được 32 
2.3.9. Phương pháp xác định tính mẫn cảm với một số loại kháng sinh 
và hóa dược của các chủng vi khuẩn phân lập được 33
2.3.10. Phương pháp xử lý số liệu  34
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN  37
3.1. Tình hình  sử dụng  sản phẩm nước uống đóng chai trên địa bàn TP 
Thái Nguyên 37
3.2. Xác định chỉ tiêu Coliform  40
3.3. Xác định chỉ tiêu E. coli  41
3.4. Xác định chỉ tiêu  P. aeruginosa  43
3.5. Xác định tỷ lệ  nhiễm các loại vi khuẩn trong mẫu nước  44
3.6. So sánh tỷ lệ nhiễm các loại vi khuẩn trong mẫu nước uống đóng 
chai 45
3.7. Xác định thành phần các loại vi khuẩn thuộc nhóm  Coliform  nhiễm 
trong nước uống đóng chai 48
3.8. So sánh đặc tính sinh vật học của các chủng vi khuẩn thuộc nhóm
Coliform 50
3.9. Giám định đặc tính sinh vật hóa học của vi khuẩn E. coli  52
3.10. Giám định đặc tính sinh vật hóa học của vi khuẩn  P. aeruginosa  53
3.11.  Kê ́ t qua ̉  thư ̉  kha ̉  năng sa ̉ n sinh đô ̣ c tô ́  đươ ̀ ng ruô ̣ t cu ̉ a vi khuẩn  E. 
coli phân lâ ̣ p đươ ̣ c 54
3.12. Giám định yếu tố bám dính của các chủng  E. coli phân lâ ̣ p đươ ̣ c   55
3.13. Xác định độc lực của vi khuẩn E. coli phân lập được  56
3.14. Xác định độc lực của vi khuẩn  P. aeruginosa phân lập được  58
3.15. Xác định tính mẫn cảm với một số loại kháng sinh và hóa dược 
của các chủng vi khuẩn  E.coli. phân lập được 59
3.16. Xác định tính mẫn cảm với một số loại kháng sinh và hóa dược   
của các chủng vi khuẩn  P. aeruginosa  phân lập được  60
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ  62
Kết luận  62
Đề nghị  63
TÀI LIỆU THAM KHẢO  64
Tài liệu tiếng việt  64
Tài liệu tiếng  nước ngoài  66
PHỤ LỤC ẢNH  6

Leave a Comment