Nghiên cứu sự phát triển cân nặng, chiều dài, vòng đầu của trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai từ 28 – 42 tuần

Nghiên cứu sự phát triển cân nặng, chiều dài, vòng đầu của trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai từ 28 – 42 tuần

Luận án Nghiên cứu sự phát triển cân nặng, chiều dài, vòng đầu của trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai từ 28 – 42 tuần.Kích thước và cân nặng của trẻ sơ sinh lúc sinh là một trong những yếu tố quan trọng nhất liên quan đến tình trạng sức khỏe và các biến chứng của trẻ khi sinh, ngay sau sinh cũng như lâu dài, đặc biệt là các biến chứng chậm phát triển trí tuệ, chỉ số IQ thấp là một trong những nguyên nhân làm giảm chất lượng dân số. Hiện tượng trẻ đẻ ra nhẹ cân so với tuổi thai thường tăng tỉ lệ bệnh lý và tử vong trong thời kỳ sơ sinh cũng như thời kỳ nhũ nhi. Ngược lại những trẻ tăng trưởng quá mức trong tử cung cũng liên quan đến tình trạng ngạt sau đẻ và chấn thương trong quá trình đẻ [1,2].

Vì vậy việc phân loại thai có nguy cơ dựa vào cân nặng thai tương ứng với tuổi thai là vấn đề quan trọng được các tác giả và tổ chức Y tế thế giới (WHO) quan tâm và ưu tiên cho mọi biện pháp để giảm thiểu tỉ lệ mắc bệnh, tử vong của trẻ sơ sinh ở các nước, đặc biệt là các nước Châu Mỹ La tinh, châu Phi, châu Á, trong đó có Việt Nam. Với sự đề xuất của WHO và yêu cầu thực tế lâm sàng, năm 1967 trường phái Colorado đã dựa vào các biến chứng và tỉ lệ tử vong tương ứng với tuổi thai và cân nặng để phân ra làm 9 nhóm để đánh giá và tiên lượng được biểu thị qua biểu đồ bách phân vị và các thuật ngữ: thai già tháng, thai đủ tháng, thai non tháng và thai chậm phát triển trong tử cung (gồm thai dưới đường cân nặng trung bình tương ứng với tuổi thai liên quan đến nhiều biến chứng, tử vong) cũng được chính thức ghi vào y văn. Thực vậy, hàng năm có khoảng 25 triệu trẻ đẻ ra có cân nặng thấp chiếm từ 16-18% trẻ đẻ ra trên toàn thế giới, trong đó châu Á chiếm 21% so với châu Âu là 7% [3]. Tỉ lệ này còn cao hơn khi tách riêng trẻ có cân nặng dưới mức trung bình so với tuổi thai. Tỉ lệ này cao đồng hành với tỉ lệ tử vong chu sinh cao, hàng năm là 7,6 triệu trẻ, trong đó xảy ra ở các nước đang phát triển là 59‰ so với các nước phát triển là 11‰ [4]. Để xác định tỉ lệ thai chậm phát triển trong tử cung (CPTTTC), người ta cần phải dựa vào biểu đồ bách phân vị về cân nặng của thai theo tuổi thai. Năm 1963, Lubchenco và cộng sự lần đầu tiên đã xây dựng biểu đồ cân nặng trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai tại Mỹ [5], vì các chỉ số phát triển của thai khác nhau rất nhiều tuỳ theo chủng tộc, điều kiện địa lý và luôn thay đổi theo điều kiện dinh dưỡng đi đôi với điều kiện kinh tế xã hội, trình độ dân trí do đó liên tục từ năm 1963 đến nay, nhiều tác giả đã xây dựng biểu đồ cân nặng thai của các quốc gia khác nhau, trong đó có 1 dự án quốc tế với sự tham gia của 8 nước để xây dựng biểu đồ tăng trưởng thai và trẻ sơ sinh cũng đang được tiến hành [6].  

Năm 1995, WHO đã đưa ra khuyến cáo dùng các biểu đồ bách phân vị về cân nặng, chiều dài, vòng đầu của trẻ tương ứng với tuổi thai làm công cụ để tiên lượng thai nhẹ cân so với tuổi thai liên quan nhiều đến biến chứng, bệnh tật và tử vong làm tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo có liên quan đến thai CPTTTC [7]. Tại Việt Nam do chưa xây dựng được biểu đồ bách phân vị về các chỉ số nhân trắc của trẻ sơ sinh, do đó không phân loại được tình trạng dinh dưỡng và nhu cầu chăm sóc trẻ sau sinh cũng như không xác định được tình trạng dinh dưỡng trong bào thai của trẻ nên không xác định được tỉ lệ bệnh CPTTTC trong cộng đồng để có kế hoạch phòng bệnh và xử trí hữu hiệu [8]. 

Mong muốn của nghiên cứu này nhằm xây dựng được biểu đồ bách phân vị về một số chỉ số nhân trắc của trẻ sơ sinh ở Việt Nam tương ứng với tuổi thai để làm công cụ phân loại trẻ bình thường, trẻ CPTTTC và trẻ sơ sinh quá cân.

Mục tiêu nghiên cứu:

  1. Xác định giá trị một số chỉ số nhân trắc của trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai theo các đường bách phân vị tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương và bệnh viện Phụ sản Hải Phòng.
  2. Đánh giá giá trị ứng dụng của biểu đồ, xác định giới hạn bất thường của các số đo nhân trắc nói trên.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 3

1.1. Sự phát triển về hình thể, kích thước của thai trong tử cung. 3

1.1.1. Giai đoạn phát triển phôi 3

1.1.2. Giai đoạn phát triển thai 4

1.1.3. Các phương pháp đánh giá sự phát triển về kích thước, hình thể thai trong tử cung 6

1.2. Biểu đồ tăng trưởng của một số chỉ số nhân trắc của trẻ sơ sinh theo tuổi thai 8

1.2.1. Cách tính tuổi thai 8

1.2.2. Quần thể nghiên cứu 10

1.2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu 10

1.2.4. Thiết kế nghiên cứu trong xây dựng biểu đồ chuẩn. 11

1.2.5. Phân loại biểu đồ tăng trưởng của các chỉ số nhân trắc của trẻ sơ sinh. 12

1.3. Các nghiên cứu về cân nặng của trẻ sơ sinh theo tuổi thai 14

1.4. Chiều dài trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai và biểu đồ tăng trưởng chiều dài của thai 20

1.5. Vòng đầu của trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai và biểu đồ vòng đầu của trẻ sơ sinh. 23

1.6. Ứng dụng biểu đồ bách phân vị về chỉ số nhân trắc của trẻ sơ sinh trong chẩn đoán trẻ phát triển bất thường trong tử cung 26

1.6.1. Ứng dụng biểu đồ bách phân vị về các chỉ số nhân trắc của trẻ sơ sinh trong chẩn đoán trẻ chậm phát triển trong tử cung. 26

1.6.2. Ý nghĩa của các đường bách phân vị trên biểu đồ tăng trưởng thai. 29

1.6.3. Ứng dụng của biểu đồ tăng trưởng thai trong chẩn đoán trẻ sơ sinh quá cân so với tuổi thai. 33

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39

2.1. Đối tượng nghiên cứu 39

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu cho mục tiêu 1 39

2.1.2. Đối tượng nghiên cứu cho mục tiêu 2 40

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 41

2.3. Phương pháp nghiên cứu 41

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 41

2.3.2. Số lượng đối tượng nghiên cứu 41

2.4. Quá trình, các thông số và công cụ thu thập số liệu 44

2.4.1. Quá trình thu thập số liệu 44

2.4.2. Các thông số cần thu thập 45

2.4.3. Các bước tiến hành thu thập thông số nghiên cứu 46

2.4.4. Phương tiện và dụng cụ nghiên cứu 47

2.5. Các tiêu chuẩn đánh giá có liên quan đến nghiên cứu 47

2.5.1. Tuổi thai 47

2.5.2. Hệ số Kappa 48

2.5.3. Tiêu chuẩn đo các chỉ số nhân trắc của trẻ sơ sinh 48

2.5.4. Tiêu chuẩn đánh giá các bệnh lý của trẻ sơ sinh có cân nặng dưới đường trung bình 49

2.5.5. Tiêu chuẩn đánh giá các bệnh lý liên quan đến khó đẻ do thai to  51

2.6. Xử lý số liệu 51

2.6.1. Xử lý số liệu cho mục tiêu 1 51

2.6.2. Xử lý số liệu cho mục tiêu 2: 52

2.7. Đạo đức trong nghiên cứu 53

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 54

3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 54

3.2. Mục tiêu 1 55

3.2.1. Cân nặng trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai 55

3.2.2. Chiều dài của trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai 69

3.2.3. Vòng đầu trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai 80

3.2.4. Chỉ số cân nặng-chiều dài của trẻ sơ sinh 90

3.3. Đánh giá giá trị ứng dụng lâm sàng của các biểu đồ bách phân vị 94

3.3.1. Kiểm định về mặt lâm sàng 95

3.3.2. Kiểm định về giá trị thực thi 102

Chương 4: BÀN LUẬN 104

4.1. Bàn về đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 104

4.2. Bàn về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 109

4.3. Bàn luận về các biểu đồ bách phân vị về các chỉ số nhân trắc của trẻ sơ sinh theo tuôi thai 110

4.3.1. Bàn luận về biểu đồ bách phân vị trọng lượng của trẻ sơ sinh theo tuổi thai. 110

4.3.2. Bàn luận về biểu đồ bách phân vị chiều dài của trẻ sơ sinh theo tuổi thai 119

4.3.3. Bàn luận về biểu đồ bách phân vị vòng đầu của trẻ sơ sinh theo tuổi thai 123

4.3.4. Chỉ số cân nặng chiều dài của trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai 127

4.4. Kiểm định giá trị ứng dụng lâm sàng của các biểu đồ bách phân vị 129

4.4.1. Xác định đường bách phân vị tương ứng với ngưỡng cân nặng và chỉ số cân nặng-chiều dài để chẩn đoán trẻ sơ sinh CPTTTC. 129

4.4.2. Sự liên quan giữa chỉ số cân nặng-chiều dài và trẻ CPTTTC 132

4.4.3. Xác định ngưỡng cân nặng để chẩn đoán trẻ sơ sinh quá cân 133

KẾT LUẬN 136

KIẾN NGHỊ 138

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bryan SM et al (2006).” Normal and abnormal fetal growth”.  Horm Res 65 (Suppl, 3): 19-27. 
  2. Donald D, Steven L (1999), “Birth weight in relation to morbidity and mortality among newborn infants”, the New England journal of medicine; 340:1234-8.
  3. WHO (1992). “Maternal health and safe motherhood program. LBW- A tabulation of available information” .  WHO- Geneva. 
  4. WHO (1996). “Perinatal mortality – A listing of available information.”  WHO – Geneva. 
  5. Lubchenco LO, Hansman C, Dressler M, Boyd E (1963), “Intrauterine growth as estimated from liveborn birthweight data at 24 to 42 weeks of gestation”. J Pediatr, 45:793–800
  6. Villar J et al (2013). for the International Fetal and Newborn Growth Consortium for the 21st Century (INTERGROWTH-21st). The objectives, design and implementation of the INTERGROWTH-21st Project. BJOG; DOI: 10.1111/1471-0528.12047. 
  7. World Health Organization (1995), “Physical status: The use and interpretation of anthropometry”. Geneva: WHO
  8. Phan Trường Duyệt, Nguyễn Thị Tía, Director- Nguyễn Cận (1988). “Geographic variation in the incidence of hypertention in pregnancy”  WHO colaborative study. Am J Obst Gynecol; 158: 80-83. 
  9. Bộ môn Phụ sản – Trường Đại học Y khoa Hà Nội (2001), “Tính chất thai nhi đủ tháng”, Bài giảng Sản Phụ khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.22.
  10. Đỗ Kính (1999) ” Phôi thai học người” Nhà xuất bản y học, tr 83-93
  11. Phan Trường Duyệt (2013) ” Thai chậm phát triển trong tử cung” Siêu âm chẩn đoán và một số vấn đề lâm sàng sản phụ khoa liên quan, nhà xuất bản Y học, tr: 718-736
  12. Cunningham FG (2010), ““Chapter IV: Fetal growth and development” Williams Obstetrics, 23nd edition- McGraw-hill medical publishing division.
  13. Đinh Hiền Lê (2000) “Nghiên cứu phương pháp đo chiều dài đầu mông để chẩn đoán tuổi thai trong 3 tháng đầu” Luận văn Thạc sĩ Y khoa, Đại học Y Hà Nội
  14. Moore KL (1977). “The Developing Human Clinically oriented embryology”  2nd ed Philadenpia, Saunders. 
  15. Phan Trường Duyệt và cs (2003). ” Nghiên cứu một số chỉ số đo thai bình thường từ 14-30 tuần bằng siêu âm để chẩn đoán trước sinh” Đề tài nghiên cứu câp Bộ Y tế: tr 98. 
  16. Sherman DJ et al (1998). “A comparison of clinical and ultrasonic estimation of fetal weight”.Obstet.Gynecol.Feb, 91(2):212-7. 
  17. Abele H, et al (2010). “Accuracy of sonographic fetal weight estimation of fetuses with a birth weight of 1500 g or less.” Eur.J.Obstet. Gynecol.Reprod.Biol. Dec;153(2):131-7. 
  18. Hasenoehrl G et al (2009). “Fetal weight estimation by 2D and 3D ultrasound: comparison of six formulas” Ultraschall Med. Dec;30(6):585-90.
  19. Hồ Thị Thu Hằng (2012) ” Nghiên cứu phương pháp ước lượng cân nặng thai , tuổi thai bằng siêu âm hai, ba chiều” Luận án tiến sĩ y học, trường Đại học Y Hà Nội, tr 159-160
  20. Rosenberg A (2008) “The IUGR newborn”. Semin.Perinatol. Jun; 32(3):219-24.
  21. Kramer MS et al (1988), “The validity of gestational age estimation by menstrual dating in term, preterm and posterm gestations” Journal of the American Medical Association; 260:3306-3308
  22. Norman WV, Bergunder J, Eccles L (2011). “Accuracy of gestational age estimated by menstrual dating in women seeking abortion beyond nine weeks”. J.Obstet.Gynaecol.Can. 2011 Mar;33(3):252-7.
  23. Todros T et al (1991), “The length of pregnancy: an echographic reappraisal” Journal of clinical ultrasound; 19:11-14
  24. Butt K, Lim K (2014). “Determination of gestational age by ultrasound”. J.Obstet.Gynaecol.Can.Feb;36(2):171-83.
  25. Usher R et al (1966). “Judgment of fetal age”. Pediatr clin of North America, vol 3 (13): 835-840
  26. Dubowitz V (1970), “Correlation neurologic assessment in the preterm newborn enfant”. J Pediatr vol 77: 1-15.
  27. Reeves S, Bernstein IM (2008). “Optimal Growth Modeling” Seminars in perinatology vol 32, no 3 June 2008
  28. Odibo AO et al (2011) “Association between pregnancy complications and small-for-gestational-age birth weight defined by customized fetal growth standard versus a population-based standard” J.Matern.Fetal Neonatal Med. Mar;24(3):411-7.
  29. Gardosi J et al (1992). “Customised antenatal growth charts”. Lancet 339:283 – 287.
  30. Gardosi J FA (2009) “A customized standardto assess fetal growth in a US population” Am JObstet Gynecol;201:25.e1-7.  
  31. Clausson B et al (2001). “Perinatal outcome in SGA births defined by customised versus populationbased birthweight standards”. British Journal of Obstetrics andGynaecology 108:830 – 834.  
  32. Graafmans WC (2002) “Birth weight and perinatal mortality: a comparison of “optimal” birth weight in seven Western European countries”. Epidemiology Sep;13(5):569-74.
  33. Gibson JR et al (1952) “Observation on all birth (23,970) in Birmingham, 1947:VI. Birth weight, duration of gestation, and survival related to sex” British journal of social medicine. 6: 152-158
  34. Thomson AM et al (1968) “The assessement of fetal growth” J Obste Gynecol 75: 903-916.
  35. Lubchenco LO (1963). “Intrauterine growth as estimated from liveborn birthweight data at 24 to 42 weeks of gestation”.  J Pediatr, 45:793-800. 
  36. Usher R, McLean H (1969), “Intrauterine growth of live born Caucasian infants at sea level: standards obtained from measurements in 7 dimensions of infants born between 25 and 44 weeks of gestation” Journal of pediatrics. 74:901-910
  37. Niklasson A et al (1991) . “An up date of the Swedish reference standards for weight, length and head circumference at birth for given gestational age (1977-1981). Acta paediatrica Scandinavica. 80 (8-9): 756-762.  
  38. Nishida H, Sakamoto S, Sakanoue M (1985), “New fetal growth curve for Japanese” Acta Pediatr Scand, suppl. 319:62-67
  39. Alexander GR, Himes JH, Kaufman RB, Mor J, Kogan M. A (1996), “United States National reference for fetal growth”. Obstetrics and Gynecology ; 87:163–168
  40. Olsen IE et al  (2010). “New intrauterine growth curves based on United States data”, Pediatrics, vol 125, No 2, p 214-224.
  41. Crowell DH et al (2010). “Perspective on racial/ethnic birth weight”. Hawaii Med.J. Sep;69(9):216-20.
  42. Williams RL, Creasy RK, Cunningham GC, Hawes WE, Norris FD, Tashiro M (1982), “Fetal growth and perinatal viability in California”. Obstet Gynecol 59:624–632.
  43. Wang X. Guyer B (1994), “Differences in Gestational Age-Specific Birthweight amongChinese, Japanese and White” Americans International Journal of Epidemiology; 23: 119-128.
  44. Yip R, Li Z, Chong W H (1991), “Race and birth weight: the Chinese example”. Pediatrics; 87:688-93.
  45. Dawodu A, Bener A (2008), “Size at birth in a rapidly developing economy: intrauterine growth pattern of UAE infants” Annals of Human Biology; 35(6): 615_623
  46. Son-Moon Shin, Young-Pyo Chang (2005), “Low Birth Weight, Very Low Birth Weight Rates and Gestational Age-Specific Birth Weight Distribution of Korean Newborn Infants” J Korean Med Sci. 20: 182-7
  47. Kurtoglu S (2012) “Body weight, length and head circumference at birth in a cohort of Turkish newborns” J Clin Res Pediatr Endocrinol. Sep;4. (3):132-9. 
  48. Phan trường Duyệt, Đinh Thế Mỹ (2007), “Lâm sàng Sản Phụ khoa” Nhà xuất bản Y học. Tr.14
  49. Brenner WE, Edelman DA, Hendricks CH (1976), “A standard of fetal growth for the United States of America” Am J Obstet Gynecol; 126:555-64.
  50. Biering G, Snaedal G, Silvaldason H (1985) “Size at birth in Iceland”, Acta peadiatr Scand, supple.319:68-73.
  51. Nguyễn Huy Cận (1967), “Cân, chiều dài, vòng đầu và vòng ngực trung bình của trẻ mới đẻ đủ tháng tại viện”,  Nội san Sản phụ khoa số 4/1967, Hà Nội; tr. 64- 68.
  52. Nguyễn Hữu Cần (1992), Góp phần nghiên cứu một số hằng số hình thái ở trẻ sơ sinh Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú,  Trường Đại học Y Khoa Hà Nội.
  53. Nguyễn Cảnh Chương (1998), Nghiên cứu một số chỉ số hình thái ở trẻ sơ sinh đủ tháng Việt Nam,  Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Khoa Hà Nội
  54. Đàm Thị Quỳnh Liên (2002), “Nghiên cứu một số số đo trên phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh đủ tháng tại Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ Sơ sinh” Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Hà nội.
  55. Bộ môn Nhi – Trường Đại học Y khoa Hà Nội (1990), “Sự phát triển thể chất trẻ em”, Nhi Khoa, Nhà  xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 8-12.

Leave a Comment