Nghiên cứu sự rối loạn chuyển hóa canxi, phospho ở trẻ bị bệnh thận mạn
Luận văn Nghiên cứu sự rối loạn chuyển hóa canxi, phospho ở trẻ bị bệnh thận mạn.Bệnh thận mạn là tình trạng thận có bất thường về cấu trúc hoặc chức năng kéo dài trên 3 tháng. Tổn thương thận mạn là quá trình tiến triển liên tục mà hậu quả cuối cùng là suy thận mạn giai đoạn cuối [1].
Bệnh thận mạn là vấn đề sức khỏe có tính toàn cầu, với tỷ lệ mắc bệnh tăng nhanh và chi phí điều trị khổng lồ. Ở Hoa Kỳ, tỷ lệ bệnh thận mạn là 13,1% năm 2007 [2]. Một điều tra ở Trung Quốc vào năm 2012 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh thận mạn ở Trung Quốc là 10,8% tương đương 119,5 triệu người, trong đó tỷ lệ có suy thận mạn là 1,7% [3]. Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào ở quy mô toàn quốc về tỷ lệ mắc bệnh thận mạn, chủ yếu là các kết quả báo cáo mang tính chất dịch tễ của một vùng cụ thể. Tỷ lệ mắc mới của bệnh thận mạn tại Việt Nam ước tính dao động từ 4,8-5 trẻ / 1 triệu trẻ/ năm [4].
Trong tiến triển của bệnh thận mạn, quá trình chuyển hóa canxi và phosphat của xương bị ảnh hưởng nghiêm trọng gây chậm phát triển thể chất, biến dạng xương thậm chí gãy xương. Thuật ngữ loạn dưỡng xương do thận “CKD-MBD: chronic kidney disease mineral and bone disorder” được sử dụng để mô tả các rối loạn về xương do bệnh thận mạn gây ra. Những thay đổi ở xương có khi không biểu hiện triệu chứng trên lâm sàng, đôi khi bệnh thận mạn ở giai đoạn cuối phải lọc máu mà các biểu hiện lâm sàng về xương vẫn không rõ. Nhưng các tổn thương về xương đã bị ảnh hưởng từ khi mức lọc cầu thận bắt đầu xuống dưới 70 ml/phút/1.73m2 [5]. Nồng độ các chất khoáng canxi, phosphat có thể vẫn trong giới hạn bình thường nhưng nồng độ hormon tuyến cận giáp PTH cao được coi là chỉ điểm của rối loạn chuyển hóa của xương trong những giai đoạn sớm của suy thận. Những rối loạn chất khoáng đặc biệt là tăng quá trình canxi hóa gây tổn thương các mạch máu là nguy cơ cao cho các biến cố tim mạch và tử vong do biến cố tim mạch. Một số lượng bệnh nhi bị bệnh thận mạn chưa được chú trọng đến sự phát triển xương từ sớm.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về các rối loạn chuyển hóa canxi, phospho, PTH, cường cận giáp trên đối tượng bệnh nhân suy thận mạn và bệnh thận mạn. Tuy nhiên, tại Việt Nam các nghiên cứu về các rối loạn chuyển hóa canxi, phospho ở đối tượng bệnh thận mạn là trẻ em chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ.
Vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sự rối loạn chuyển hóa canxi, phospho ở trẻ bị bệnh thận mạn” nhằm 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của rối loạn chuyển hóa canxi, phospho ở trẻ bị bệnh thận mạn từ giai đoạn 3 đến giai đoạn 5.
2. Nhận xét sự biến đổi nồng độ canxi, phospho, PTH theo 3 giai đoạn bệnh thận mạn.
ĐẶT VẤN ĐỀ Nghiên cứu sự rối loạn chuyển hóa canxi, phospho ở trẻ bị bệnh thận mạn
Chương 1: TỔNG QUAN 4
1.1. Bệnh thận mạn 4
1.1.1. Định nghĩa 4
1.1.2. Giai đoạn bệnh thận mạn 4
1.1.3. Nguyên nhân bệnh thận mạn 6
1.1.4. Tần suất 7
1.1.5. Biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng 7
1.2. Chuyển hóa Canxi và Phospho trong cơ thể 12
1.2.1. Chuyển hóa canxi 12
1.2.2. Chuyển hóa phosphat 17
1.3. Cơ chế rối loạn canxi và phospho trong các bệnh thận mạn 18
1.3.1. Khái quát về những rối loạn chuyển hóa canxi phospho trong bệnh
thận mạn 18
1.3.2. Cường cận giáp 18
1.4. Biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng của rối loạn chuyển hóa canxi,
phospho trong bệnh thận mạn 22
1.4.1. Viêm xương xơ nang 22
1.4.2. Bệnh xương adynamic 23
1.4.3. Loãng xương trong bệnh lý suy thận 25
1.5. Một số nghiên cứu về rối loạn chuyển hóa canxi, phospho ở bệnh nhân
bệnh thận mạn 25
1.5.1. Trên thế giới 25
1.5.2. Tại Việt Nam 26
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu 27
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 27
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân khỏi nghiên cứu 27
2.2. Phương pháp nghiên cứu 28
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 28
2.2.2. Cỡ mẫu 28
2.2.3. Các biến số nghiên cứu 28
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu 29
2.3 Phương pháp xử lí số liệu 35
2.4. Đạo đức nghiên cứu 35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 36
3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 36
3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của rối loạn canxi, phospho ở trẻ bị
bệnh thận mạn tại bệnh viện Nhi trung ương 39
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng của bệnh thận mạn 39
3.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng 42
3.3. Sự biến đổi nồng độ canxi, phospho, PTH theo giai đoạn bệnh thận mạn. 45
Chương 4: BÀN LUẬN 52
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 52
4.1.1. Tuổi và giới 52
4.1.2. Lý do vào viện 53
4.1.3. Nhóm nguyên nhân bệnh thận mạn 53
4.1.4. Giai đoạn bệnh thận mạn 54
4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của rối loạn chuyển hóa Canxi,
phospho ở trẻ bị bệnh thận mạn 55
4.2.1. Đặc điểm lâm sàng của trẻ bị bệnh thận mạn 55
4.3. Đặc điểm cận lâm sàng 59
4.3.1. Nhiễm toan chuyển hóa theo giai đoạn bệnh thận mạn 59
4.3.2. Tình trạng thiếu máu 59
4.3.3. Một số đặc điểm cận lâm sàng khác theo giai đoạn bệnh thận mạn. . 60
4.4. Thay đổi nồng độ canxi, phospho, PTH theo giai đoạn bệnh thận mạn… 61
4.4.1. Nồng độ canxi 61
4.4.2. Nồng độ phospho máu 62
4.4.3. Nồng độ PTH 63
4.4.4. Về nồng độ Alkaline phosphatase kiềm 64
4.5. Mối liên quan giữa PTH và một số yếu tố cận lâm sàng 64
4.5.1. Tương quan giữa PTH và nồng độ Hb 64
4.5.2. Liên quan giữa PTH và nồng độ P máu 65
4.5.3. Mối liên quan giữa PTH và nồng độ Ca máu 65
4.5.4. Liên quan giữa PTH và nồng độ Akaline phosphatase kiềm 66
KẾT LUẬN 67
KHUYẾN NGHỊ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Bảng 1.1. Chẩn đoán giai đoạn bệnh thận mạn 5
Bảng 2.1. Chỉ số cân nặng theo tuổi với Z- Score: 30
Bảng 2.2. Chỉ số chiều cao theo tuổi với Z- Score: 31
Bảng 2.3. Chiều rộng băng cuốn theo tuổi 32
Bảng 3.1. Phân bố trẻ bị bệnh thận mạn theo nhóm tuổi 36
Bảng 3.2. Phân bố trẻ bị bệnh thận mạn theo lý do vào viện 37
Bảng 3.3. Tỷ lệ nhóm nguyên nhân bệnh thận mạn 38
Bảng 3.4. Triệu chứng lâm sàng lúc vào viện 39
Bảng 3.5. Phân bố trẻ bị tăng huyết áp theo nhóm nguyên nhân bệnh thận mạn 40
Bảng 3.6. Cân nặng theo giai đoạn bệnh thận mạn 40
Bảng 3.7. Chiều cao theo giai đoạn bệnh thận mạn 41
Bảng 3.8. Một số dấu hiệu lâm sàng liên quan đến rối loạn chuyển hóa Ca, P theo giai đoạn bệnh thận mạn 41
Bảng 3.9. Phân bố trẻ bị toan chuyển hóa theo giai đoạn bệnh thận mạn 42
Bảng 3.10. Phân bố trẻ thiếu máu theo giai đoạn bệnh thận mạn 42
Bảng 3.11. Nồng độ Hb theo giai đoạn bệnh thận mạn 43
Bảng 3.12. Phân bố mức độ thiếu máu theo giai đoạn bệnh thận mạn 43
Bảng 3.13. Một số chỉ số sinh hóa máu theo giai đoạn bệnh thận mạn 44
Bảng 3.14. Tỉ lệ biến đổi nồng độ Ca, phospho, PTH, ALP và CaxP theo giai đoạn bệnh thận mạn 45
Bảng 3.15. Sự biến đổi nồng độ canxi, phospho, PTH, ALP theo giai đoạn bệnh thận mạn
Bảng 3.16. Mức độ tăng PTH theo giai đoạn bệnh thận mạn .
Bảng 3.17. Tương quan giữa PTH và nồng độ Hb trong máu 48
Bảng 3.18. Liên quan PTH và Ca++, P, ALP 49
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ giới tính 37
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ giai đoạn bệnh thận mạn 38
Biểu đồ 3.3. Mối tương quan giữa PTH và Hb 48
Biểu đồ 3.4. Mối tương quan giữa PTH và Can-xi máu 49
Biểu đồ 3.5. Mối tương quan giữa PTH và Phospho 50
Biểu đồ 3.6. Mối tương quan giữa PTH và ALP 51
Hình 1.1. Cơ chế tái hấp thu chủ động canxi ở ống lượn xa 13
Hình 1.2. Sự tương tác của hormone tuyến cận giáp với Ca++ 14
Hình 1.3: Sơ đồ biểu diễn sự tương tác giữa PTH, FGF23, và calcitriol trong
sự trao đổi chất khoáng trong cơ thể 21
Hình 1.4. Hình ảnh xương bình thường 22
Hình 1.5. Hình ảnh xương trong tổn thương dạng Osteítis fibrosa cystica …. 23
Hình 1.6. Hình ảnh giải phẫu bệnh của tổn thương xương trong suy thận giai đoạn cuối 24