Nghiên cứu sự thay đổi của cung răng và khớp cắn từ hệ răng hỗn hợp sang hệ răng vĩnh viễn ở học sinh từ 9 đến 12 tuổi

Nghiên cứu sự thay đổi của cung răng và khớp cắn từ hệ răng hỗn hợp sang hệ răng vĩnh viễn ở học sinh từ 9 đến 12 tuổi

Đối với con người, nụ cười trong quá trình giao tiếp là cửa ngõ dẫn đến các mối quan hệ, do vậy chăm sóc răng miệng để có một hàm răng đẹp là hết sức quan trọng. Để có được một bộ răng đẹp, một nụ cười tham mỹ, hàm răng cần được chăm sóc thật tốt ngay từ giai đoạn răng sữa cũng như khi răng vĩnh viễn đầu tiên mọc lên. Việc theo dõi và đánh giá những thay đổi về kích thước của răng, cung răng và khớp cắn theo lứa tuổi giúp ta có kế hoạch điều trị chỉnh nha một cách phù hợp nhất. Nhà triết học Aristotle đã nói: “Ai nhìn sự vật từ lúc ban đầu thì sẽ có cái nhìn tốt nhất về nó”.

Trong số các đặc điểm hình thái học về răng, cung răng và khớp cắn thì phần lớn các bác sỹ chỉnh nha thường quan tâm đến sự chênh lệch kích thước giữa răng sữa và răng vĩnh viễn, cung răng sữa và cung răng vĩnh viễn cũng như tương quan răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất. Các đặc điểm về hình thái học nêu trên nói chung có thay đổi ít nhiều tùy theo dân tộc, chủng tộc và theo từng lứa tuổi. Trong lứa tuổi từ 9 đến 12 tuổi (giai đoạn bộ răng hỗn hợp ổn định chuyển sang bộ răng vĩnh viễn) có rất nhiều lệch lạc răng hàm xảy ra. Yếu tố quan trọng ở giai đoạn này là sự thay đổi của kích thước răng, cung răng và khớp cắn.

Sự chênh lệch giữa kích thước răng hàm sữa và răng vĩnh viễn tạo ra khoảng cần thiết để các răng vĩnh viễn có khả năng sắp xếp ngay ngắn trong quá trình hình thành và phát triển của bộ răng vĩnh viễn sau này. Khoảng chênh lệch này được gọi là khoảng Leeway, nó có ảnh hưởng đến sự dịch chuyển của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất để về được tương quan loại I theo Angle [27], [42], [92] và đã có nhiều nghiên cứu về việc tính toán khoảng này: Black (1987) [37]; Seipeil (1946) [116]; Moorrees (1957) [88]; Clinch (1963) [49]; Brown (1980) [39]; Steiman (1982) [127]…

Để có được những quyết định đúng đắn cho các can thiệp về hình thái và chức năng ở vùng đầu – mặt – răng, từ gần hai thế kỷ qua đã liên tục có những cố gắng của nhiều tác giả để tìm hiểu về những qui luật phát triển của vùng đầu mặt, cung răng và đã khang định đặc điểm hình thái và tăng trưởng của đầu mặt và cung răng có sự khác nhau giữa các chủng tộc, dân tộc, giữa nam và nữ và nhất là theo tuổi, cho thấy rằng trẻ em không đơn giản là hình ảnh thu nhỏ của người lớn [14], [89], [120].

Nhiều nghiên cứu đã nhận thấy có sự thay đổi rất phức tạp trong quá trình chuyển từ khớp cắn răng hỗn hợp sang khớp cắn răng vĩnh viễn [27], [29], [30], [31], [34]. Việc khảo sát tương quan của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất ở giai đoạn răng hỗn hợp, theo dõi quá trình thay đổi của khớp cắn trong các giai đoạn tiếp theo sẽ giúp cho các bác sỹ chỉnh nha trong việc tiên lượng và điều trị sớm để xây dựng và duy trì một khớp cắn bình thường cho bộ răng vĩnh viễn trong tương lai.

Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu dọc về vấn đề thay đổi của kích thước cung răng theo tuổi và về mối quan hệ giữa khớp cắn ở các giai đoạn răng hỗn hợp và răng vĩnh viễn.

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu khu trú sâu hơn ở giai đoạn cuối của bộ răng sữa chuyển sang bộ răng vĩnh viễn với tên đề tài: “Nghiên cứu sự thay đổi của cung răng và khớp cắn từ hệ răng hỗn hợp sang hệ răng vĩnh viễn ở học sinh từ 9 đến 12 tuổi ” với các mục tiêu sau:

1. Xác định kích thước và sự tăng trưởng của cung răng ở một nhóm

học sinh từ 9 đến 12 tuổi.

2. Xác định khoảng Leeway trên nhóm đối tượng nghiên cứu.

3. Xác định sự thay đổi của khớp cắn giữa 9 tuổi và 12 tuổi theo tương quan răng hàm lớn thứ nhất và và đối chiếu với dự đoán bằng mô hình phân tích biệt số bội.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1. Sự thay đoi của cung răng và khớp cắn theo tuổi 3

1.1.1. Sự hình thành và phát triển của cung răng vĩnh viễn 3

1.1.2. Sự phát triển của sọ mặt 12

1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cung răng và khớp cắn.. 16

1.2. Các phương pháp đo đạc và phân tích cung răng và khớp cắn 19

1.2.1. Đo trên mẫu hàm số hóa 20

1.2.2. Đo bằng máy chụp cắt lớp điện toán 21

1.2.3. Đo bằng thước trượt trên mẫu hàm thạch cao 22

1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam 24

1.3.1. Trên thế giới 24

1.3.2. Ở Việt Nam 34

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36

2.1. Đối tượng nghiên cứu 36

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ở giai đoạn bắt đầu nghiên cứu 36

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 36

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 37

2.3. Phương pháp nghiên cứu 37

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 37

Theo phương pháp mô tả theo dõi dọc 37

2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu 37

2.3.3. Các bước tiến hành 38

2.3.4. Vật liệu và dụng cụ thu thập thông tin 40

2.3.5. Người khám 42 

2.4. Thu thập dữ liệu 42

2.4.1. Thu thập dữ liệu tong quát (chiều cao đứng, cân nặng) 42

2.4.2. Thu thập dữ liệu về cung răng trên mẫu hàm 42

2.5. Sai số phép đo 51

2.5.1. Sai số hệ thống 53

2.5.2. Sai số ngẫu nhiên 53

2.6. Cách khắc phục 54

2.7. Đạo đức nghiên cứu 54

2.8. Xử lý số liệu 55

2.9. Cơ sở đề nghị thang phân loại cung răng 56

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 58

3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 58

3.1.1. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu qua bốn lần đo 58

3.1.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới 58

3.2. Đặc điểm kích thước và sự tăng trưởng của cung răng ở học sinh từ 9

đến 12 tuổi 59

3.2.1. Kích thước cung răng 59

3.2.2. Xu hướng và nhịp độ tăng trưởng của cung răng 69

3.2.3. Tốc độ tăng trưởng của cung răng 80

3.2.4. Đánh giá các tương quan tăng trưởng 82

3.2.5. Thang phân loại kích thước cung răng 87

3.3. Khoảng Leeway 90

3.3.1. Khoảng Leeway ở nam nữ và hai giới 91

3.3.2. So sánh khoảng Leeway giữa hai hàm 92

3.3.3. So sánh khoảng Leeway giữa hai bên 92

3.4. Tương quan răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất 92

3.4.1. Phân bố tương quan răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất 92 

3.4.2. Dlễn blến của sự thay đối khớp cắn 94

Chương 4 BÀN LUẬN 96

4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 96

4.2. Phương pháp nghiên cứu 96

4.3. Đặc điểm kích thước và sự tăng trưởng của cung răng ở trẻ từ 9 đến 12 tuối 100

4.3.1. Đặc điểm kích thước cung răng 100

4.3.2. So sánh kích thước cung răng với kết quả của nghiên cứu khác 104

4.3.3. Đặc điểm sự tăng trưởng của cung răng 106

4.3.4. Đánh giá tương quan tăng trưởng 118

4.3.5. Đề nghị một số thang phân loại kích thước cung răng 119

4.4. Khoảng Leeway 121

4.5. Tương quan răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất 125

4.5.1. Tỷ lệ các loại tương quan răng hàm lớn thứ nhất từ 9 đến12 tuổi 125

4.5.2. Diễn biến của sự thay đổi tương quan của răng hàm lớn thứ nhất126

4.5.3. Dự đoán diễn biến sự thay đổi của tương quan răng hàm lớn thứ

nhất lúc 9 tuổi 128

4.6. Khả năng ứng dụng của nghiên cứu và ý nghĩa của công trình 131

KẾT LUẬN 134

KIẾN NGHỊ 136

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment