Nghiên cứu sự thay đổi của hệ thống enzym cytochrom- p450 ở người tiếp xúc nghề nghiệp với trinitrotoluen và tác dụng của naturenztrên động vật thực nghiệm

Nghiên cứu sự thay đổi của hệ thống enzym cytochrom- p450 ở người tiếp xúc nghề nghiệp với trinitrotoluen và tác dụng của naturenztrên động vật thực nghiệm

Cytochrom P450 là hê thống enzym thuộc nhóm monooxygenase có trong hầu hết các cơ thể sống. Ở động vật và người, enzym này có ở gan, tim, phổi, thận nhưng tập trung chủ yếu ở gan, ngoài ra còn có ở một số tế bào máu như monocyte và lymphocyte với hàm lượng nhỏ. Trong tế bào, enzym này được gắn vào màng microsom của lưới nội nguyên chất, tỷ lê enzym tổn tại tự do là rất nhỏ [3], [33], [47].

Trong quá trình sống, có nhiều yếu tố nội sinh (chuyển hóa) và ngoại sinh (lý học, hóa học…) tạo ra các gốc tự do [29]. Vai trò chính của hê thống enzym cytochrom P450 là chuyển hóa các chất lạ (xenobiotic). Vì vậy, sự tăng hay giảm hàm lượng và hoạt độ của các cytochrom P450 thể hiên sự đáp ứng của cơ thể đối với từng loại chất độc khác nhau. Tùy theo loại chất độc mà gây cảm ứng hay ức chế tổng hợp enzym các cytochrom P450. Ngoài ra, sự thay đổi hàm lượng và hoạt độ của cytochrom P450 còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: cấu trúc, đặc điểm tác dụng, nổng độ và liều lượng chất độc, đường xâm nhập, thời gian xâm nhập, loài, giống và tuổi… của cơ thể tiếp xúc với chất độc. Do vậy, định lượng hoạt độ xúc tác của hê thống enzym này có ý nghĩa lớn trong viêc đánh giá sự nhiễm độc cũng như tổn thương của tế bào gan ở mức độ phân tử [11], [14], [108].

Ở Viêt Nam, TNT là loại chất nổ được sử dụng khá rộng rãi trong quốc phòng và trong nhiều ngành kinh tế công nghiêp khác như khai thác mỏ, xây dựng. Hiên tại, có hàng ngàn người trực tiếp sản xuất, bảo quản, vận chuyển, sử dụng TNT trong quốc phòng và các ngành kinh tế. TNT có thể xâm nhập vào cơ thể qua nhiều đường như da, niêm mạc, đường hô hấp, đường tiêu hoá. Hiên nay, nhiễm độc TNT nghề nghiêp đứng thứ ba trong các bênh nghề nghiệp. Các sản phẩm chuyển hoá của TNT trong cơ thể gây tổn thương đa dạng cho các cơ quan: gan, tế bào máu, cơ quan tạo máu, thẩn kinh, mắt, da, đường tiêu hoá và nhiều rối loạn chuyển hoá khác [25], [26], [27], [40].

Tuy nhiên, cơ chế gây tổn thương cơ thể của TNT đến nay vẫn còn có những quan điểm chưa thống nhất. Một số tác giả cho rằng TNT và các sản phẩm chuyển hoá của nó là những chất oxy hoá vì chứa các nhóm NO2, do đó có khả năng làm phát sinh các gốc tự do. Các gốc tự do này có khả năng oxy hoá cao do liên kết đổng hoá trị với những protein phân tử nhỏ của tế bào gan trong điều kiện ưa khí với sự tham gia của hệ thống enzym cytochrom P450 gây ra các tổn thương cho cơ thể. Để hạn chế và ngăn chặn tác động độc hại của các gốc tự do, người ta phải sử dụng các chất chống oxy hóa làm bất hoạt các gốc tự do, bảo vệ cơ thể. Cũng từ cơ chế này người ta sử dụng những hợp chất có chứa nhóm -SH tự do (Cystein, N-acetyl- cystein..) để giảm số lượng liên kết đổng hoá trị nhằm hạn chế mức độ tổn thương của tế bào gan.

Gẩn đây, Viện Công nghệ Sinh học đã nghiên cứu và bào chế được chế phẩm sinh học Natuzenz, có tác dụng chống oxy hóa, hạn chế tác động của các gốc tự do đặc biệt là trong những trường hợp nhiễm độc.

Xuất phát từ những cơ sở trên, đề tài được tiến hành với các mục tiêu:

1. Xác định sự thay đổi của hệ thong enzym cytochrom P450 và mối liên quan với tuổi đời, tuổi nghề, một số chỉ tiêu huyết học, hóa sinh ở người tiếp xúc nghề nghiệp với TNT.

2. Đánh giá sự thay đổi của hệ thống enzym cytochrom P450 và tác dụng của Naturenz trên động vật gây nhiễm độc TNT thực nghiệm bán mạn tính.

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Những chữ viết tắt trong luận án Danh mục các bảng Danh mục các biểu đổ Danh mục các sơ đổ Danh mục các ảnh

ĐẶT VAN ĐỂ 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3

1.1. Những vấn đề chung về chất nổ TNT 3

1.1.1. Đặc tính lý, hóa và độc tính của TNT 3

1.1.2. Đường xâm nhập vào cơ thể của TNT 4

1.1.3. Phân bố, chuyển hóa và thải trừ của TNT trong cơ thể 5

1.1.4. Tác hại của TNT đối với cơ thể 7

1.2.5. TNT và khả năng sinh gốc tự do 12

1.2. Hệ thống enzym cytochrom P450 14

1.2.1. Cấu trúc 15

1.2.2. Phân bố 16

1.2.3. Cơ chế hoạt động 17

1.2.4. Các thành phần khác 19

1.2.5. Chức năng 22

1.3. Ảnh hưởng của một số hóa chất, chất độc và TNT lên hệ 24 thống cytochrom P450

1.3.1. Ảnh hưởng của một số hóa chất, chất độc lên hê thống 24

cytochrom P450

1.3.2. Ảnh hưởng của TNT lên hê thống enzym cytochrom P450 30

1.4. Tác dụng của chế phẩm Naturenz 35

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 39

2.1. Đối tượng nghiên cứu 39

2.1.1. Môi trường lao động 39

2.1.2. Người lao đông 39

2.1.3. Đông vật thực nghiêm 40

2.2. Phương pháp nghiên cứu 40

2.2.1. Thiết kết nghiên cứu 40

2.2.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu 41

2.2.3. Chất liêu, hóa chất và trang thiết bị 42

2.2.4. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu 44

2.2.5. Xử lý số liêu 51

2.2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 52

2.2.7. Mô hình nghiên cứu 53

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu 54

3.1. Kết quả nghiên cứu môi trường lao động 54

3.2. Kết quả nghiên cứu trên người lao động 55

3.2.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 55

3.2.2. Kết quả khám lâm sàng 57

3.2.3. Kết quả nghiên cứu cận lâm sàng 58

3.2.4. Kết quả nghiên cứu hê thống enzym cytochrom P450 65

3.3. Kết quả nghiên cứu tác dụng của chế’ phẩm Naturenz trên 75 động vật thực nghiệm

3.3.1. Đánh giá thể trạng chung của đông vật thực nghiêm 75

3.3.2. Kết quả mô bênh học 77

3.3.3. Biến đổi các chỉ số huyết học 80

3.3.4. Biến đổi các chỉ số hóa sinh máu 84

3.3.5. Kết quả xét nghiêm hê thống enzym cytochrom P450 và các 90

chỉ tiêu liên quan

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 95

4.1. Đặc điểm môi trường lao động của công nhân 95

4.1.1. Vi khí hậu môi trường lao đông của công nhân tiếp xúc TNT 95

4.1.2. Sự ô nhiễm TNT tại môi trường lao đông 96

4.2. Ảnh hưởng của TNT lên một số chỉ tiêu huyết học và hóa sinh 98

máu

4.2.1. Ảnh hưởng của TNT lên môt số chỉ tiêu huyết học 98

4.2.2. Ảnh hưởng của TNT lên môt số chỉ tiêu hóa sinh máu 100

4.3. Ảnh hưởng của TNT lên hệ thống enzym cytochrom P450 và 103 các enzym chống oxy hóa

4.3.1. Ảnh hưởng của TNT lên nồng đô các enzym của hê thống 103 cytochrom P450

4.3.2. Ảnh hưởng của TNT lên hoạt đô các enzym của hê thống 106 cytochrom P450

4.3.3. Ảnh hưởng của TNT lên các enzym chống oxy hóa khác 109

4.4. Tác dụng của chế phẩm Naturenz đối với động vật gây nhiễm 112 độc TNT thực nghiệm

4.4.1. Tác dụng của chế phẩm Naturenz lên tế bào máu và gan 113 trong nhiễm đôc TNT

4.4.2. Tác dụng của chế phẩm Naturenz lên hê thống cytochrom 116 P450

4.4.3. Tác dụng của chế phẩm Naturenz lên các enzym chống oxy 118 hóa

KẾT LUẬN 122

KIẾN NGHỊ 124

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG 125 Bố CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

TÀI LIỆU THAM KHẢO 126

PHAN PHỤ LỤC

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment