Nghiên cứu sự thay đổi khúc xạ của học sinh khối 6 Trường PTCS Cát Linh- Hà Nội năm học 2009-2010

Nghiên cứu sự thay đổi khúc xạ của học sinh khối 6 Trường PTCS Cát Linh- Hà Nội năm học 2009-2010

Tật khúc xạ nói chung, đặc biệt là tật cận thị ở trẻ em tuổi học đường nói riêng đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu về nhiều mặt như: tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng, những yếu tố liên quan đến sự hình thành và phát triển của TKX (độ cong và lực khuất triết của giác mạc và thể thuỷ tinh, chiều dài trục nhãn cầu, độ rắn chắc củng mạc, yếu tố di truyền và gia đình trong TKX, tình trạng điều tiết quá mức kéo dài, các yếu tố vệ sinh lớp học). Hơn nữa, mắc TKX nặng có nguy cơ biến chứng làm tổn hại thị giác vĩnh viễn như thoái hoá võng mạc, bong võng mạc và vẩn đục dịch kính. Tật khúc xạ lại có xu hướng xảy ra ở giai đoạn sớm của cuộc đời so với các bệnh gây mù loà phổ biến khác như bệnh đục thuỷ tinh thể và bệnh glôcôm…[23].

Trên thế giới đã có rất nhiều NC về tỷ lệ mắc, tỷ lệ mắc mới, tiến triển trung bình của cận thị, tuy nhiên kết quả cũng có sự khác biệt trên mỗi quốc gia.

Ở nước ta, TKX đang là một vấn đề sức khỏe thời sự được xã hội đặc biệt quan tâm. Đã có nhiều điều tra, nghiên cứu về tỉ lệ mắc TKX ở các lứa tuổi, các cấp học, các yếu tố liên quan đến phát sinh và phát triển của TKX. Trong những năm gần đây tỉ lệ TKX cũng có chiều hướng gia tăng ở nước ta. Nghiên cứu của Trung tâm Mắt TP Hồ Chí Minh năm 1994 cho thấy tỉ lệ cận thị ở học sinh cấp I là 1,57%, cấp II là 4,75%, cấp III là 10,34%. Đến năm 2005 điều tra của Hoàng Thị Lũy và cộng sự [14] cũng tại TP Hồ Chí Minh thì tỉ lệ cận thị đã tăng lên ở cấp I là 4,3%, cấp II là 28,7% đến cấp III là 35,4%. Tỷ lệ cận thị ở học sinh nội thành cao hơn 3 lần so với học sinh ngoại thành và nông thôn. Điều tra của Bệnh viện mắt Hà Nội năm 2008 cho thấy tỷ lệ cận thị ở học sinh nội thành là 23,9%, học sinh ngoại thành là 7,0%.

Những năm gần đây, bắt đầu có những nghiên cứu về sự tiến triển của cận thị ở lứa tuổi học sinh. Năm 2009 Nguyễn Hồng Hạnh đã nghiên cứu sự tiến triển của cận thị ở 75 trẻ em ở khắp mọi nơi đến khám tại Bệnh viện Mắt Trung ương cho thấy sự tiến triển trung bình của cận thị ở số trẻ em này là – 0,69D/ năm[4]. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa có NC nào đánh giá tỷ lệ mắc mới và sự thay đổi của tình trạng khúc xạ của những học sinh cùng một lứa tuổi, cùng chung những yếu tố môi trường tác động đến như thời gian học và sử dụng mắt nhìn gần, các yếu tố vệ sinh trường học…tại cộng đồng. Do vậy, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu sự thay đổi khúc xạ của học sinh khối 6 Trường PTCS Cát Linh- Hà Nội năm học 2009-2010” với các mục tiêu:

1. Mô tả sự thay đổi tình trạng khúc xạ của học sinh khối 6 trường PTCS Cát Linh, Hà Nội trong một năm học.

2. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến sự thay đổi đó.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 3

1.1. MẮT VỀ PHƯƠNG DIỆN QUANG HỌC 3

1.2. CÁC TÌNH TRẠNG KHÚC XẠ CỦA MẮT 4

1.2.1. Mắt chính thị: 4

1.2.2. Mắt không chính thi 4

1.3. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH TÌNH TRẠNG KHÚC XẠ CỦA MẮT 7

1.3.1. Các yếu tố giải phẫu 7

1.3.2. Sinh lý thị giác 8

1.3.3. Một số yếu tố liên quan tiến triển TKX 9

1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN TẬT KHÚC XẠ. PHÂN LOẠI TẬT KHÚC

XẠ 12

1.4.1. Các phương pháp chủ quan 12

1.4.2. Các phương pháp khách quan 14

1.4.3. Phân loại TKX 16

1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TỶ LỆ MẮC TKX VÀ SỰ THAY ĐỔI CỦA TKX

TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 17

1.5.1. Các nghiên cứu về tỷ lệ mắc TKX 17

1.5.2. Các nghiên cứu về tỷ lệ mắc mới và sự tiến triển của TKX trên thế giới 18

1.5.3. Các nghiên cứu về tỷ lệ mắc, tỷ lệ mắc mới và sự tiến triển của TKX tại

Việt Nam 20

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 24

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu 24

2.1.2. Thời gian nghiên cứu 25

2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ 25

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 25

2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 25

2.2.3. Phương tiện nghiên cứu 26

2.2.4. Biến số – chỉ số 27

2.2.5. Hạn chế trong nghiên cứu: 27

2.3. QUI TRÌNH KỸ THUẬT THU THẬP SỐ LIỆU 28

2.3.1 . Khảo sát một số điều kiện vệ sinh trường học 28

2.3.2. Khám khúc xạ 28

2.3.3. Đánh giá khúc xạ 31

2.3.4. Tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu 32

2.3.5. Đạo đức trong nghiên cứu 32

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33

3.1. ĐẶC ĐIỂM NHÓM NGHIÊN CỨU 33

3.2. TÌNH TRẠNG THỊ Lực VÀ TKX TRONG 2 LẦN KHÁM 34

3.2.1. Thị lực không kính của từng mắt ở 2 lần khám 34

3.3. ĐÁNH GIÁ Sự THAY ĐỔI TÌNH TRẠNG KHÚC XẠ SAU 1 NĂM 39

3.3.1. Sự thay đổi của mắt chính thị 39

3.3.2. Sự thay đổi của cận thị 40

3.3.3. Sự thay đổi của viễn thị sau 1 năm theo dõi 44

3.3.4. Sự thay đổi của loạn thị sau 1 năm theo dõi 44

3.3.5. Mức thay đổi mắt loạn thị: 45

3.4. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI Sự THAY ĐỔI TKX Ở HỌC SINH 46

3.4.1. Cường độ chiếu sáng lớp học 46

3.4.2. Kết quả đo kích thước bàn/ghế 46

Chương 4: BÀN LUẬN 50

4.1. VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU 50

4.2. VỀ THỊ LựC VÀ TÌNH TRẠNG KHÚC XẠ CỦA HỌC SINH 51

4.3. VỀ Sự THAY ĐỔI KHÚC XẠ CỦA HỌC SINH 55

4.3.1. Sự thay đổi của cận thị 55

4.3.2. Sự thay đổi của viễn thị và loạn thị: 58

4.4. VỀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN Sự THAY ĐỔI KHÚC XẠ CỦA

HỌC SINH 58

KẾT LUẬN 61

KHUYẾN CÁO 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment