Nghiên cứu sự thay đổi lâm sàng và một số chỉ tiêu miễn dịch ở bệnh nhân hen phế quản do dermatophagoides pteronyssinus điều trị đặc hiệu bằng đường dưới lưỡi và dưới da

Nghiên cứu sự thay đổi lâm sàng và một số chỉ tiêu miễn dịch ở bệnh nhân hen phế quản do dermatophagoides pteronyssinus điều trị đặc hiệu bằng đường dưới lưỡi và dưới da

Đặt vấn đề: Liệu pháp miễn dịch (LPMD) truyền thống là đường tiêm dưới da, nhưng đường tiêm có nhiều hạn chế nên bệnh nhân thường bỏ trị. LPMD đường dưới lưỡi an toàn, dễ sử dụng hơn. Mục tiêu: Đánh giá biến đổi lâm sàng và các chỉ tiêu miễn dịch ở bệnh nhân HPQ dị ứng với Dp được điều trị LPMD đường dưới lưỡi và dưới da trước và sau 6 tháng điều trị. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân HPQ dị ứng với Dp chia làm 2 nhóm. Nhóm 1gồm 30 BN HPQ điều trị đường dưới lưỡi, nhóm 2 gồm 30 BN điều trị đường tiêm. Nghiên cứu tiến cứu, đối chứng tại Bệnh viện ĐHY Hải Phòng. Kết quả: Các triệu chứng lâm sàng sau điều trị đều giảm có ý nghĩa thống kê ở cả 2 phương pháp điều trị, các chỉ tiêu miễn dịch: IgG toàn phần tăng, phân hủy mastocyte, hàm lượng IgE giảm có ý nghĩa thống kê ở cả 2 phương pháp. Tuy nhiên khi so sánh sự tăng và thuyên giảm các dấu hiệu này giữa 2 nhóm không thấy có sự khác biệt với p>0,05. Kết luận: Cả 2 LPMD đều có hiệu quả như nhau trong điều trị HPQ dị ứng, nhưng LPMD đường dưới lưỡi dễ thực hiện, ít tác dụng phụ hơn đường tiêm.

Hen phế quản là một bệnh hay gặp trên lâm sàng nội khoa với các biểu hiện lâm sàng từ nhẹ đến nặng. Điều trị HPQ theo cơ chế bệnh sinh hay còn gọi là liệu pháp miễn dịch (LPMD), đây là phương pháp điều trị duy nhất làm thay đổi sự tiến triển quá trình tự nhiên bệnh lý dị ứng, có hiệu quả lâu dài đối với HPQ dị ứng. Dị nguyên được đưa vào cơ thể người bệnh với liều nhỏ, tăng dần cho tới khi đạt tới liều làm giảm hoặc mất dần các triệu
chứng dị ứng ở những lần tiếp xúc sau với dị nguyên gây bệnh. Hiện nay LPMD sử dụng 2 đường phổ biến để đưa dị nguyên vào cơ thể là đường tiêm trong da và đường nhỏ dưới lưỡi. Các xét nghiệm phục vụ cho chẩn đoán và đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị bằng LPMD được áp dụng ngày càng có hệ thống. Trong đó, trước hết là vai trò quan trọng của các xét nghiệm miễn dịch. Dựa trên những sự thay đổi của các xét nghiệm miễn dịch và lâm sàng có thể đánh giá chính xác được hiệu quả của LPMD đối với HPQ dị ứng. Mặt khác dị nguyên Dermatophagoides pteronyssinus (D.pte) đã được điều chế và chuẩn hóa tại Việt Nam. Do đó, nghiên cứu sự thay đổi các chỉ tiêu miễn dịch ở bệnh nhân HPQ dị ứng với dị nguyên D.pte điều trị bằng LPMD là hết sức cần thiết và hữu ích. Chính vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mục tiêu sau:
1.    Nghiên cứu sự thay đổi lâm sàng ở bệnh nhân hen phế quản dị ứng với Dermatophagoides pteronyssinus trước và sau 6 tháng điều trị liệu pháp miễn dịch đặc hiệu đường dưới lưỡi và đường tiêm.
2.    Nghiên cứu sự thay đổi một số chỉ tiêu miễn dịch ở bệnh nhân hen phế quản dị ứng với Dermatophagoides pteronyssinus trước và sau 6 tháng điều trị liệu pháp miễn dịch đặc hiệu đường dưới lưỡi và đường tiêm.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.    ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
*    Gồm 60 BN chẩn đoán xác định là HPQ dị ứng với Dermatophagoides pteronyssinus được điều trị bằng LPMD. Trong đó: 30 bệnh nhân điều trị LPMD bằng đường dưới lưỡi và 30 bệnh nhân điều trị LPMD bằng đường tiêm.
*    Địa điểm thực hiện: tại khoa MD-DƯ LS Bệnh viện Trường ĐHY Hải phòng.
*    Thời gian từ 08/2008 – 05/2009.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment