Nghiên cứu sự thay đổi lâm sàng và một số chỉ tiêu miễn dịch ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng điều trị miễn dịch đặc hiệu đường tiêm tại Hải Phòng

Nghiên cứu sự thay đổi lâm sàng và một số chỉ tiêu miễn dịch ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng điều trị miễn dịch đặc hiệu đường tiêm tại Hải Phòng

Đặt vấn đề: Điều trị VMDƯ theo cơ chế bệnh sinh hay liệu pháp miễn dịch (LPMD) có hiệu quả và kinh tế hơn hẳn các phương pháp điều trị khác. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả lâm sàng VMDƯ do Dermatophagoides pteronyssinus (Dp) sau điều trị LPMD đường dưới lưỡi và nghiên cứu sự thay đổi một số chỉ số cận lâm sàng sau điều trị. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 40 bệnh nhân chẩn đoán VMDƯ với Dp, nghiên cứu tiến cứu, tự đối chứng tại Bệnh viện ĐHY Hải phòng. Kết quả: Tuổi trung bình 34,25 ± 6,4, nhóm tuổi 16-29 chiếm tỷ lệ cao nhất 40%. Sau điều trị các triệu chứng lâm sàng đều giảm, triệu chứng hắt hơi giảm nhiều nhất 72,5%. Hàm lượng IgG tăng, test lẩy da, phản ứng tiêu bạch cầu đặc hiệu, hàm lượng IgE đều giảm so với trước điều trị có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Điều trị VMDƯ do Dp bằng LPMD đường tiêm cho kết quả tốt, khá: 70%, trung bình 22,5%, kém 7,5%.

Viêm mũi dị ứng (VMDƯ) là bệnh hay gặp trong chuyên khoa tai mũi họng, bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng đặc biệt ở những nước công nghiệp hóa. Ở các nước Đông Nam Á như Indonesia 32,59%, Singapore 42,1%, Philippin 32.5% và Việt nam 12-20%. Nguyên nhân gây VMDƯ phần lớn là do bụi nhà, trong đó Dermatophagoides pteronyssinus (D.pte) chiếm tỷ lệ chủ yếu (90-95%) [2] [3]. Phương pháp điều trị miễn dịch đặc hiệu hay liệu pháp miễn dịch (LPMD) là phương pháp điều trị theo cơ chế bệnh sinh của bệnh VMDƯ có hiệu quả và kinh tế hơn hẳn các phương pháp điều trị triệu chứng. Phương pháp này đã được ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới. Nhưng dị nguyên sử dụng cho việc điều trị các bệnh dị ứng bằng LPMD hoàn toàn là nhập từ nước ngoài, đa số là từ Pháp [4]. Do đó bước đầu đánh giá, hiệu quả điều trị của LPMD đường tiêm dưới da ở các bệnh nhân VMDƯ dị ứng với D.pte điều chế tại Việt Nam là rất cần thiết và hữu ích. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu sau:

1. Nghiên cứu sự thay đổi lâm sàng ở bệnh nhân VMDƯ do Dermatophagoides pteronyssinus trước và sau điều trị miễn dịch đặc hiệu bằng đường tiêm.

2. Đánh giá sự thay đổi một số chỉ tiêu miễn dịch trước và sau điều trị miễn dịch đặc hiệu đường tiêm ở bệnh nhân VMDƯdo Dermatophagoides pteronyssinus.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CứU 9

2.1. Đối tượng nghiên cứu: gồm 40 bệnh nhân được chẩn đoán là VMDƯ với dị nguyên D.pte đến khám tại khoa DƯ-MDLS Bệnh viện trường ĐHY Hải phòng.

* Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: Là các bệnh nhân tuổi từ 16 đến 55 được chẩn đoán

VMDƯ với dị nguyên D.pte qua các tiêu chẩn sau:

Lâm sàng:

+ Cơ năng với 4 triệu chứng chính là: hắt hơi, chảy mũi, ngạt mũi, ngứa mũi.

+ Khám thực thể tại chỗ: nội soi mũi xoang ống cứng để xác định tình trạng tại chỗ: niêm mạc nhợt nhạt, dịch nhầy xuất tiết, cuốn mũi phù nề đặc biệt là quá phát cuốn dưới…

Tiền sử dị ứng: cá nhân đã có VMDƯ như trên nhiều năm, ngoài ra cá nhân và gia đình có thể mắc các bệnh dị ứng khác hoặc không.

Cận lâm sàng: có test lẩy da, phản ứng TBCĐH dương tính với dị nguyên D.pte.

* Bệnh nhân có đủ điều kiện chấp nhận tham gia điều trị MDLP trong khoảng thời gian tối thiểu là 6 tháng để đánh giá kết quả bước đầu điều trị, thời gian điều trị theo duy trì 2-3 năm tiếp theo.

* Theo dõi điều trị tại khoa DƯ-MDLS BV ĐHY Hải phòng từ 7/2008 đến 6/2009.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp thông kê mô tả và phương pháp thử nghiệm lâm sàng theo dõi nghiên cứu dọc, tự đối chứng.

Khai thác tiền sử dị ứng và thăm khám lâm sàng theo mẫu bệnh án nghiên cứu VMDƯ.

2.2.1. Thu thập số liệu:

2.2.1.1. Tập huấn cho nhóm nghiên cứu về phương pháp hỏi tiền sử, theo dõi các chỉ tiêu lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trước và sau điều trị 6 tháng MDLP.

2.2.1.2. Tiến hành hỏi tiền sử dị ứng theo mẫu có sẵn và khám lâm sàng chi tiết đối với các bệnh nhân VMDƯ đến khám tại Khoa DƯ MDLS BV Trường ĐHY Hải phòng.

2.2.1.3. Test lẩy da (Prick test) tiến hành theo kỹ thuật của Sullivan T.J

2.2.1.4. Thực hiện qui trình điều trị MDLP cho các bệnh nhân VMDƯ do D.pte theo phương pháp của Ado (1979) có điều chỉnh tùy theo cơ địa của mỗi bệnh nhân.

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment