Nghiên cứu sự thay đổi một sô chỉ sô huyết động, hô hâp và thăng băng kiêm toan trong mô nội soi thoát vị cơ hoành bấm sinh trên trẻ sơ sinh

Nghiên cứu sự thay đổi một sô chỉ sô huyết động, hô hâp và thăng băng kiêm toan trong mô nội soi thoát vị cơ hoành bấm sinh trên trẻ sơ sinh

Thoát vị cơ hoành bẩm sinh (TVCHBS) là sự phát triển không đầy đủ của cơ hoành trong thời kỳ bào thai gây ra lỗ khuyết cơ hoành, qua đó tạo điều kiện cho các tạng trong ổ bụng di chuyển lên khoang lồng ngực chèn ép phổi cùng bên và cả phổi bên đối diện [4, 52, 62].

Thoát vị cơ hoành bẩm sinh được Riverius mô tả đầu tiên năm 1674. Tỉ lệ mắc từ 1/2200 đến 1/5000 trẻ sinh sống. Có nhiều thể thoát vị cơ hoành, hay gặp nhất là thoát vị qua lỗ sau bên (thể Bochdalek) được Bochdalek mô tả năm 1848, chiếm khoảng 80 %. Điều trị TVCHBS là một thử thách rất lớn của những người làm lâm sàng. Mặc dù hết sức cố gắng trong chẩn đoán và điều trị, TVCHBS vẫn là một trong những dị tật bẩm sinh có tỉ lệ tử vong cao và để lại nhiều di chứng sau điều trị. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ tử vong như chẩn đoán trước sinh, tuổi thai, cân nặng sau sinh, thời điểm phẫu thuật, chiến lược thở máy, mức độ thiểu sản phổi, mức độ tăng áp động mạch phổi, độ lớn của lỗ thoát vị, bên thoát vị, các dị tật nặng phối hợp đặc biệt là dị tật tim bẩm sinh và các hội chứng có liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể [4, 35, 41, 62, 87, 102].

Trong thập niên gần đây, nhờ những hiểu biết hơn về sinh lý bệnh, tiến bộ trong chẩn đoán trước sinh và chăm sóc sơ sinh, phẫu thuật và gây mê hồi sức tỉ lệ sống đã được cải thiện. Tỉ lệ sống tăng lên, 55,6% – 95% tùy từng trung tâm [4, 25, 35].

Nhờ sự phát triển khoa học kỹ thuật, công nghệ hình ảnh đã đi vào lĩnh vực phẫu thuật nội soi và đã đạt được nhiều thành tựu trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Năm 1995, trường hợp TVCHBS đầu tiên được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật nội soi lồng ngực [92]. Tuy nhiên điều trị bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực cho TVCHBS còn chưa được nghiên cứu đầy đủ, phần nhiều bệnh nhân được nghiên cứu nằm ngoài tuổi sơ sinh [16, 28, 70, 88, 90].

Ở Việt nam, trung tâm có đủ điều kiện để điều trị TVCHBS còn chưa nhiều, điều trị phẫu thuật chủ yếu là theo phương pháp kinh điển, theo đường dưới sườn. Tại Bệnh viện Nhi Trung Ương, nhiều phương pháp mới trong chiến lược điều trị thoát vị hoành đã được áp dụng như thông khí nhân tạo với tần số cao áp lực thấp với máy thở thường, thông khí nhân tạo tần số cao dao động với máy thở cao tần, tiến bộ trong phẫu thuật nội soi và đặc biệt là sử dụng máy thở cao tần trong phẫu thuật nội soi thoát vị hoành đã nâng cao tỉ lệ sống, giảm biến chứng và di chứng sau mổ [5, 69, 70].

Cũng như những nghiên cứu trong lĩnh vực phẫu thuật, những nghiên cứu trong gây mê và hồi sức cho trẻ bị TVCHBS còn giới hạn về số lượng nghiên cứu cũng như số lượng bệnh nhân được nghiên cứu. Trên thế giới cũng có một vài nghiên cứu được tiến hành và công bố nhưng kết quả đưa ra rất khác nhau. Trong những năm cuối của thập kỷ người ta vẫn còn đang tìm kiếm “một viên đạn kỳ diệu” để điều trị cho trẻ bị TVCHBS [62]. Chưa có nghiên cứu nào trong nước cũng như ngoài nước nghiên cứu những biến đổi trong lúc bơm CO2 đẻ mổ nội soi lồng ngực cho trẻ bị TVCHBS trên trẻ sơ sinh.

Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sự thay đổi một sô chỉ sô huyết động, hô hâp và thăng băng kiêm toan trong mô nội soi thoát vị cơ hoành bấm sinh trên trẻ sơ sinh”. Với mục tiêu:

1) Nghiên cứu sự thay đổi của nhịp tim và huyết áp động mạch trung bình trước, trong và sau bơm CO2 vào khoang lồng ngực để mổ nội soi chữa thoát vị cơ hoành bẩm sinh trên trẻ sơ sinh.

2) Nghiên cứu sự thay đổi của SpO2, PaCO2 và thăng bằng kiềm toan trước, trong và sau bơm CO2 vào khoang lồng ngực để mổ nội soi chữa thoát vị cơ hoành bẩm sinh trên trẻ sơ sinh.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 3

1.1. Lịch sử nghiên cứu và điều trị bệnh thoát vị cơ hoành bẩm sinh 3

1.2. Dịch tễ : 4

1.3. Sinh bệnh học: 5

1.3.1. Thoát vị cơ hoành: 5

1.3.2. Thiểu sản phổi: 6

1.4. Những bất thường kèm theo: 8

1.5. Sinh lý bệnh: 10

1.6. Chẩn đoán TVHBS: 12

1.6.1. Chẩn đoán trước sinh: 12

1.6.2. Chẩn đoán sau sinh: 14

1.7. Điều trị TVCHBS: 18

1.7.1. Can thiệp trước sinh 18

1.7.2. Điều trị sau sinh: 19

1.8. Chăm sóc sau mổ: 34

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.. 37

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 37

2.2. Đối tượng nghiên cứu 37

2.3. Phương pháp nghiên cứu: 38

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: 38

2.3.2. Kỹ thuật tiến hành: 38

2.3.3. Thu thập số liệu: 41

2.3.4. Xử lý số liệu 44

2.4. Đạo đức nghiên cứu 44

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45

3.1. Một số đặc điểm chung: 45

3.1.1. Tiền sử sản khoa và chẩn đoán ban đầu: 45

3.1.2. Thông tin chung của bệnh nhân nghiên cứu: 46

3.1.3. Thời điểm xuất hiện suy hô hấp của nhóm bệnh nhân nghiên cứu.. 49

3.1.4. Bệnh lý tim mạch đi kèm: 50

3.2. Tình hình bệnh nhân trước mổ: 52

3.2.1. Tình hình thở máy trước mổ: 52

3.2.2. Huyết động trước mổ: 52

3.2.3. Hô hấp trước mổ: 53

3.2.4. Toan kiềm trước mổ: 54

3.3. Một số thông tin về phẫu thuật 55

3.4. Thở máy trong mổ: 56

3.5. Biến đổi về huyết động trong mổ: 58

3.6. Biến đổi về hô hấp trong mổ: 60

3.7. Biến đổi về toan kiềm trong mổ: 64

3.8. Kết quả sau mổ: 68

Chương 4: BÀN LUẬN 71

4.1. Tình hình chẩn đoán trước sinh và thông tin chung của nhóm bệnh

nhân nghiên cứu : 71

4.2. Dị tật tim mạch và các dị tật khác kèm theo: 74

4.3. Tình trạng bệnh nhân trước mổ: 75

4.4. Một số đặc điểm phẫu thuật: 77

4.5. Thay đổi huyết động qua các thời điểm nghiên cứu: 79

4.6. Thay đổi về hô hấp qua các thời điểm nghiên cứu: 80

4.7. Thay đổi về toan kiềm qua các thời điểm nghiên cứu: 83

4.8. Kết quả sau mổ: 84

4.9. Kết quả điều trị: 85

4.10. Bệnh nhân tử vong: 86

KẾT LUẬN 87

KIẾN NGHỊ 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO ‘PHỤ LỤC

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment