NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ CHỈ SỐ HUYẾT HỌC Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI NGUYÊN PHÁT
NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ CHỈ SỐ HUYẾT HỌC Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI NGUYÊN PHÁT.Ung thư phổi (UTP) là ung thư phổ biến nhất và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong trên toàn thế giới trong vài thập kỷ gần đây. Theo Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) báo cáo năm 2012 ước khoảng 1,8 triệu người mới mắc và khoảng 1,59 triệu bệnh nhân tử vong do UTP trên toàn cầu [1]. Đến năm 2018 con số này tăng lên khoảng 2,1 triệu người mới mắc và khoảng 1,8 triệu bệnh nhân tử vong [2]. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong điều trị và chẩn đoán UTP, nhưng tiên lượng UTP vẫn còn là vấn đề khó khăn, tỷ lệ sống thêm sau 5 năm thấp, chỉ khoảng 15% [1], [3], [4].
Hiện nay, chiến lược mới trong điều trị ung thư là tập trung vào sử dụng yếu tố tiên lượng phù hợp, để phân loại nguy cơ thích hợp cho bệnh nhân ung thư và tiếp theo là thiết kế điều trị phù hợp [5]. Tình trạng viêm và đáp ứng viêm ngày càng được quan tâm, do có liên quan chặt chẽ với UTP. Trong đó, viêm đóng vai trò quan trọng trong tạo vi môi trường u, thúc đẩy tăng sinh và tăng trưởng khối u, xâm lấn tế bào u, tăng sinh mạch, tăng tốc di căn và liên quan với thời gian sống thêm của bệnh nhân [6], [7]. Bởi vậy, dấu ấn viêm có thể trở thành yếu tố phù hợp trong tiên lượng UTP. Việc xác định các dấu ấn viêm và đáp ứng miễn dịch dễ thực hiện, với chi phí thấp và được sử dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng như: số lượng tiểu cầu (SLTC), số lượng bạch cầu (SLBC), lymphô, mônô, bạch cầu trung tính (BCTT), tỷ lệ bạch cầu trung tính/lymphô (NLR), tỷ lệ số lượng tiểu cầu/lymphô (PLR)… [4], [5], [7], [8], [9].
Bên cạnh việc phát hiện mối liên quan giữa những dấu ấn viêm với phát triển ung thư, thì gần đây cũng có một số nghiên cứu về những bất thường đông cầm máu trên bệnh nhân UTP đã được ghi nhận. Thay đổi đông cầm máu thường được phát hiện trong UTP và mức độ hoạt hóa hệ thống đông cầm máu và tiêu sợi huyết (TSH) có liên quan đến tiến triển lâm sàng của bệnh [10]. Tế bào ung thư giải phóng các yếu tố đông cầm máu tham gia vào tạo fibrin chúng có vai trò trong đáp ứng viêm và là một dấu ấn tiền viêm quan trọng, ngưng tập tiểu cầu, tăng độ nhớt huyết tương, co mạch, giải phóng yếu tố tăng trưởng và lắng đọng fibrin có liên quan đến tăng sinh mạch, xâm lấn tế bào, tiến triển, di căn ung thư và có tiên lượng xấu [11].
Hoạt hóa hệ thống đông cầm máu và TSH ở bệnh nhân UTP có thể biểu hiện ở mức độ lâm sàng và cận lâm sàng. Nó có vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của huyết khối và liên quan đến tăng trưởng khối u, di căn, điều hòa đáp ứng viêm, tăng sinh mạch, và có tiên lượng xấu [12], [13].
Bất thường đông cầm máu gặp ở khoảng 50% bệnh nhân ung thư và trên 90% bệnh nhân ung thư có biểu hiện di căn, với nhiều mức độ bất thường khác nhau [14]. Liên quan chặt chẽ giữa tăng sinh u và hoạt hóa hệ thống đông cầm máu được biết từ năm 1865 và Armand Trousseau là người đầu tiên mô tả. Hoạt hóa đông máu thường xuyên xảy ra trong ung thư, thông qua cơ chế yếu tố hoại tử u (TNF: tumor necrosis factor) và yếu tố tổ chức (TF: tissue factor) [15].
Để góp phần giúp các bác sĩ lâm sàng có thêm thông tin về vai trò của các chỉ số tế bào máu ngoại vi và đông cầm máu đến tiến triển bệnh UTP. Chúng tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu:
1. Nghiên cứu sự thay đổi các chỉ số tế bào máu ngoại vi và đông máu trên bệnh nhân ung thư phổi nguyên phát.
2. Phân tích mối liên quan giữa thay đổi một số chỉ số tế bào máu ngoại vi và đông máu với đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân ung thư phổi nguyên phát.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Đặc điểm dịch tễ, yếu tố nguy cơ và cơ chê gây ung thư phổi 3
1.1.1. Đặc điểm dịch tễ học ung thư phổi nguyên phát 3
1.1.2. Yếu tố nguy cơ và cơ chế bệnh sinh ung thư phổi 3
1.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư phổi 6
1.2.1. Đặc điểm lâm sàng 6
1.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng 7
1.3. Chẩn đoán, điều trị và tiên lượng ung thư phổi 8
1.3.1. Chẩn đoán ung thư phổi 8
1.3.2. Điều trị ung thư phổi 12
1.3.3. Tiên lượng ung thư phổi 15
1.4. Thay đổi huyết học trong ung thư phổi 18
1.4.1. Sinh máu 18
1.4.2. Thay đổi tế bào máu trong ung thư phổi 19
1.4.3. Sinh lý đông cầm máu 26
1.4.4. Thay đổi đông cầm máu trong ung thư phổi. 29
1.5. Một số kết quả nghiên cứu về thay đổi huyết học, đông máu trong UTP. 34
1.5.1. Tình hình nghiên cứu về thay đổi huyết học trên bệnh nhân UTP. 34
1.5.2. Tình hình nghiên cứu về đông máu trên bệnh nhân UTP. 35
1.6. Một số nghiên cứu ở Việt Nam 37
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1. Đối tượng nghiên cứu 38
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 38
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ khỏi nghiên cứu 41
2.1.3. Tiêu chuẩn chọn nhóm tham chiếu 41
2.2. Vật liệu nghiên cứu 41
2.3. Phương pháp nghiên cứu 42
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 42
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 42
2.3.3. Nội dung nghiên cứu cụ thể 43
2.3.4. Thu thập và phương pháp xử lý thống kê 53
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 56
3.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu 56
3.1.1. Một số đặc điểm về tuổi và giới 56
3.1.2. Một số đặc điểm về mô bệnh học 57
3.1.3. Một số đặc điểm về di căn 57
3.1.4. Một số đặc điểm về giai đoạn theo TNM 59
3.1.5. Một số đặc điểm về chỉ số BMI 59
3.2. Một số thay đổi về tế bào máu ngoại vi và đông máu 60
3.2.1. Một số đặc điểm tế bào máu ngoại vi 60
3.2.2. Một số thay đổi về đông máu 66
3.2.3. Đặc điểm huyết khối ở bệnh nhân ung thư phổi. 72
3.3. Phân tích mối liên quan giữa thay đổi một số chỉ số tế bào máu ngoại vi và xét nghiệm đông máu với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư phổi nguyên phát 76
3.3.1. Đặc điểm một số chỉ số TBMNV, XNĐM theo nhóm mô bệnh học 76
3.3.2. Đặc điểm của một số chỉ số TBMNV, XNĐM theo giai đoạn bệnh. 79
3.3.3. Liên quan giữa một số chỉ số lâm sàng, TBMNV và XNĐM với kích thước khối u phổi. 83
3.3.4. Liên quan giữa một số chỉ số TBMNV, XNĐM với thời gian sống thêm. 85
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 93
4.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu 93
4.1.1. Một số đặc điểm về tuổi và giới 93
4.1.2. Một số đặc điểm về mô bệnh học 93
4.1.3. Đặc điểm về di căn 94
4.1.4. Đặc điểm về giai đoạn theo TNM 94
4.2. Một số thay đổi về tế bào máu ngoại vi, đông máu trong ung thư phổi 95
4.2.1. Một số đặc điểm về tế bào máu ngoại vi 95
4.2.2. Một số thay đổi về xét nghiệm đông máu 103
4.2.3. Đặc điểm về biểu hiện huyết khối 111
4.3. Liên quan giữa thay đổi một số chỉ số TBMNV và XNĐM với đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 116
4.3.1. Thay đổi một số chỉ số TBMNV và XNĐM theo mô bệnh học, giai đoạn bệnh và kích thước khối u 116
4.3.2. Mối liên quan giữa một số chỉ số tế bào máu ngoại vi và đông máu với thời gian sống thêm toàn bộ 127
KẾT LUẬN 144
KIẾN NGHỊ 146
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân nhóm giai đoạn bệnh theo TNM và dưới nhóm 11
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới 56
Bảng 3.2. Đặc điểm về cơ quan bị di căn 57
Bảng 3.3. Số lượng cơ quan di căn 58
Bảng 3.4. Phân loại giai đoạn bệnh theo phân loại TNM 59
Bảng 3.5. Đặc điểm các chỉ số hồng cầu ở bệnh nhân UTP và nhóm tham chiếu 60
Bảng 3.6. Một số chỉ số tế bào máu ngoại vi sau 3 và 6 đợt điều trị 61
Bảng 3.7. Tỷ lệ thiếu máu qua các đợt điều trị 61
Bảng 3.8. Mức độ thiếu máu trong ung thư phổi 62
Bảng 3.9. Đặc điểm các chỉ số bạch cầu ở bệnh nhân UTP và nhóm tham chiếu 62
Bảng 3.10. Chỉ số bạch cầu sau các đợt điều trị 63
Bảng 3.11. Tỷ lệ bất thường thành phần bạch cầu sau các đợt điều trị 64
Bảng 3.12. Đặc điểm số lượng tiểu cầu ở bệnh nhân UTP và nhóm tham chiếu 65
Bảng 3.13. Tỷ lệ bất thường số lượng tiểu cầu sau 3 và 6 đợt điều trị 65
Bảng 3.14. Đặc điểm một số chỉ số đông máu ở bệnh nhân UTP và nhóm tham chiếu 66
Bảng 3.15. Hoạt tính một số chất kháng đông sinh lý ở bệnh nhân UTP và nhóm tham chiếu 68
Bảng 3.16. Chỉ số của xét nghiệm INTEM ở bệnh nhân UTP và nhóm tham chiếu 69
Bảng 3.17. Chỉ số của xét nghiệm EXTEM ở bệnh nhân UTP và nhóm tham chiếu 70
Bảng 3.18. Chỉ số của FIBTEM ở bệnh nhân UTP và nhóm tham chiếu 71
Bảng 3.19. Vị trí biểu hiện huyết khối 72
Bảng 3.20. Thời gian biểu hiện huyết khối 72
Bảng 3.21. Biểu hiện huyết khối theo thể mô bệnh học 73
Bảng 3.22. Biểu hiện huyết khối theo giai đoạn bệnh 73
Bảng 3.23. Liên quan của một số chỉ số theo mô hình Khorana và Ay với biểu hiện huyết khối 74
Bảng 3.24. Một số chỉ số ROTEM theo biểu hiện huyết khối 75
Bảng 3.25. Điểm nguy cơ theo Khorana và Ay với biểu hiện huyết khối 76
Bảng 3.26. Đặc điểm một số chỉ số TBMNV theo nhóm mô bệnh học 76
Bảng 3.27. Đặc điểm một số XNĐM theo nhóm mô bệnh học 78
Bảng 3.28. Đặc điểm của một số chỉ số TBMNV theo giai đoạn bệnh 79
Bảng 3.29. Tỷ lệ bất thường một số chỉ số TBMNV theo mô bệnh học 80
Bảng 3.30. Đặc điểm một số XNĐM theo giai đoạn bệnh 81
Bảng 3.31. Tỷ lệ bất thường một số XNĐM theo giai đoạn bệnh 82
Bảng 3.32. Liên quan giữa một số chỉ lâm sàng với kích thước khối u phổi 83
Bảng 3.33. Liên quan giữa một số chỉ số TBMNV với kích thước khối u phổi 84
Bảng 3.34. Liên quan giữa một số XNĐM với kích thước khối u phổi 85
Bảng 3.35. Xác định ngưỡng cut off của một số chỉ số nghiên cứu 86
Bảng 3.36. Sống thêm toàn bộ ở bệnh nhân UTP theo một số chỉ số TBMNV 88
Bảng 3.37. Sống thêm toàn bộ ở bệnh nhân UTP theo một số XNĐM 89
Bảng 3.38. Phân tích đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến TGSTTB ở bệnh nhân UTP 90
Bảng 3.39. Sống thêm toàn bộ ở nhóm UTPKTBN theo một số chỉ TBMNV 90
Bảng 3.40. Sống thêm toàn bộ ở nhóm UTPKTBN theo một số XNĐM 91
Bảng 3.41. Phân tích đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến TGSTTB ở nhóm UTPKTBN 92
Bảng 4.1. Tỷ lệ thiếu máu của một số nghiên cứu 96
Bảng 4.2. Tỷ lệ tăng tiểu cầu của một số nghiên cứu 103
Bảng 4.3. Yếu tố nguy cơ huyêt khối ở bệnh nhân ung thư theo thang điểm của Khorana và Ay 115
Bảng 4.4. Giá trị tiên lượng của D-dimer với TGSTTB của một số tác giả 142
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm mô bệnh học 57
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm về chỉ số BMI 59
Biểu đồ 3.3. Diễn biến lượng HST qua các đợt điều trị 61
Biểu đồ 3.4. Diễn biến SLBC và BCTT qua các đợt điều trị 63
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ bất thường SLBC qua các đợt điều trị 64
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ bất thường SLTC qua các đợt điều trị 65
Biểu đồ 3.7. Diễn biến SLTC qua các đợt điều trị 66
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ bất thường của một số xét nghiệm đông máu 67
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ bất thường của chất kháng đông sinh lý 68
Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ bất thường của chỉ số INTEM 69
Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ bất thường của chỉ số EXTEM 70
Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ bất thường của chỉ số FIBTEM 71
Biểu đồ 3.13. Tỷ lệ bất thường của một số chỉ số TBMNV theo nhóm mô bệnh học 77
Biểu đồ 3.14. Tỷ lệ bất thường của một số XNĐM theo nhóm mô bệnh học 78
Biểu đồ 3.15. Đường cong ROC của một số chỉ số nghiên cứu 87
Biểu đồ 3.16. Thời gian sống thêm toàn bộ ở bệnh nhân UTP 87
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Đỗ Tiến Dũng, Phạm Quang Vinh, Mai Trọng Khoa (2018), “Nghiên cứu thay đổi nồng độ D-dimer trong ung thư phổi nguyên phát tại Bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chí Y dược lâm sàng 108, tập 13- số đặc biệt 11/ 2018, tr. 198-203.
2. Đỗ Tiến Dũng, Phạm Quang Vinh, Mai Trọng Khoa (2018), “Vai trò tiên lượng của nồng độ D-dimer trong ung thư phổi nguyên phát tại Bệnh Viện Bạch Mai” Tạp chí Y dược lâm sàng 108, tập 13- số đặc biệt 11/ 2018, tr. 242-248.